Phát triển cảm giác cho trẻ có hội chứng down: Phần 1-Lựa chọn những hoạt động và trò chơi phù hợp

Trẻ có hội chứng down thường bị rối loạn trong việc xử lý cảm giác; đó là vì trương lực cơ của trẻ thấp, trẻ không ‘cảm nhận” được những tác động đến với cơ thể một cách chính xác. Trẻ không đứng vững trên sàn nhà, đôi khi trẻ vụng về và có thể không thích bị đụng chạm. Khi di chuyển, ví dụ như di chuyển trên một mặt phẳng đung đưa, dễ dàng làm trẻ sợ hãi.

Thỉnh thoảng trẻ cũng tự di chuyển và tự mình tiếp xúc/chạm vào đồ vật, lúc này bạn chơi trò chơi với trẻ là cách tốt nhất để giúp trẻ có thể lặp lại những hành động di chuyển và tiếp xúc với đồ vật. Qua đó, trẻ trở nên nhận biết rõ hơn về cơ thể và những chuyển động của mình và trẻ sẽ hướng sự chú ý vào những hành động của mình và có những phản ứng tới môi trường xung quanh. Những hoạt động và trò chơi dưới đây có thể phù hợp với trẻ có hội chứng down.

1. Hoạt động nội trợ

Hoạt động nội trợ thường không được coi như là một trò tiêu khiển yêu thích hoặc một hình thức của trò chơi. Tuy nhiên các hoạt động này có thể rất phù hợp để giúp con của bạn được tham gia nhiều hơn trong các công việc hàng ngày trong gia đình. Có một số trẻ mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác và bạn thường gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết “công ăn việc làm” để làm sao giữ trẻ ở trạng thái luôn bận rộn với những trò chơi của mình, tránh phá phách hay nghịch ngợm dại dột; thì việc để cho con bạn tham gia vào các hoạt động nội trợ có thể là một phần của giải pháp cho vấn đề này.

Có nhiều hoạt động nội trợ mang đến cho trẻ cơ hội để sử dụng cơ bắp và đôi tay của trẻ. Điều  này buộc trẻ phải tập trung chú ý vào những việc trẻ đang làm.

Đối với mỗi đứa trẻ, khi bạn xác định rằng công việc này có thể trẻ sẽ làm được, bạn hãy hướng dẫn để trẻ được làm công việc của mình. Điều này rất quan trọng với trẻ để trẻ có được trách nhiệm với một nhiệm vụ nhất định. Tuy  nhiên, khi giao công việc cho trẻ bạn phải chú ý tới khả năng của trẻ.

Một số công việc bạn giao cho trẻ có thể rất đơn giản như  mở bao gói hàng hóa từ cửa hàng tạp phẩm và đặt vào trong chạn, rửa rau hoặc mở cửa, nhưng dần dần, một số trẻ sẽ có thể làm một số công việc phức tạp. Những công việc phù hợp như sắp xếp và dọn dẹp bàn ăn, đưa đồ vào và lấy đồ ra khỏi máy rửa bát, lấy đồ đã giặt ra khỏi máy giặt, đi đổ rác và giúp bạn chuẩn bị bữa tối.

 

2. Hoạt động với đôi tay

 

Trẻ có rối loạn xử lý cảm giác thường gặp khó khăn trong việc tập trung sự chú ý vào hoạt động mà trẻ đang làm. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách lựa chọn những hoạt động cần phải sử dụng cả hai tay. Điều này sẽ dễ dàng hơn để trẻ tập trung sự chú ý vào hoạt động  mà trẻ đang làm và tiếp tục với hoạt động này trong một khoảng thời gian dài.

 

 

Làm việc hoặc có những hoạt động với đôi tay giúp trẻ giữ được sự tập trung chú ý vào hành động của trẻ. Sẽ là tốt hơn nếu bạn sử dụng những vật liệu có thể mang lại cảm xúc cho trẻ như đất màu, vẽ tranh bằng ngón tay, nước và cát, những vật liệu này sẽ giúp trẻ tập trung tốt hơn. Trẻ sẽ nhận biết tốt hơn về việc mà mình đang làm.

Một vài ví dụ khác về các hoạt động liên quan đến việc sử dụng cả hai tay là: xâu hạt, buộc dây/thắt nút dây, mang một đồ vật lớn và đặt vào trong một cái túi nhựa.

 

3. Hoạt động tập thể dục

 

 

Tập thể dục là rất quan trọng cho tất cả trẻ em. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ không gian cho con của bạn để di chuyển. Nếu bạn không thể tập thể dục ở nhà, bạn hãy lựa chọn một địa điểm rộng rãi ở bên ngoài,  một sân chơi trong công viên hoặc vào rừng. Hoặc bạn có thể treo một cái xích đu hoặc võng trong vườn hay ngôi nhà của bạn. Điều này mang đến một kinh nghiệm khác với sự chuyển động của riêng cơ thể. Trẻ được tham gia vào chuyển động nhờ chuyển động của xích đu hoặc võng và phải phản ứng lại với các chuyển động đó. Phần lớn trẻ thích thú với những trờ chơi này (đu dưa trên võng hoặc xích đu) và nó là cách tốt để giúp trẻ sử dụng cảm giác của sự cân bằng, cảm giác xúc giác, cảm giác tư thế và cảm giác chuyển động.

 

 

Ngoài ra còn có các thiết bị khác, như tấm bạt lò xo, một tấm cân bằng, một tấm ván trượt, những thiết bị này di chuyển con quý vị và kích thích trẻ sử dụng nhiều loại cảm giác. Điều này cho phép trẻ di chuyển nhiều hơn chủ định lúc đầu. Ví dụ, nếu trẻ  không phản ứng lại một cách chính xác các chuyển động lắc lư, thì xích đu sẽ ngừng chuyển động hoặc trẻ sẽ rơi ra. Đứa trẻ sẽ có được kinh nghiệm từ kết quả của của các chuyển động của trẻ ngay lập tức và sẽ điều chỉnh chúng ngay. Đương nhiên điều quan trọng bạn phải đảm bảo sự an toàn khi để trẻ chơi trên xích đu của mình, nhưng quan trọng  hơn nữa bạn nên để cho trẻ có cơ hội để kiểm tra khả năng của chính mình và thử nghiệm khả năng trên các thiết bị luyện tập.

 

4. Hoạt động thể dục tại trường học

Đối với nhiều em rất khó để ngồi yên trong một thời gian dài trong giờ lên lớp ở trường. Vì vậy điều quan trọng là phải tập thể thao đều đặn giữa những giờ giải lao/chuyển tiết.

Có một nguyên tắc chung áp dụng cho phần lớn trẻ em là: Thời gian ngồi càng lâu, càng khiến các em khó tập trung. Với các em đặc biệt gặp khó khăn trong việc tập trung, một chương trình tập thể dục như là một phần thưởng cho các em.

Một chương trình thể dục là đặc biệt quan trọng cho trẻ ưa hoạt động một cách thái quá (tăng động) và không thể ngồi yên một chỗ, và cho trẻ chậm và có khuynh hướng thích ngồi yên mơ mộng lung tung. Một chương trình thể dục có thể bao gồm những bài tập đơn giản như chạy vòng quanh sân trường, nhảy xa trong hố cát ở sân trường, nhảy trên tấm bạt lò xo trong 5 phút, hoặc nhảy lò cò qua sảnh/hành lang.

Tập thể dục nên tiến hành cố định tại một thời điểm trong ngày và phải rõ ràng là ngày nào thì tập bài tập của ngày đó. Tập thể dục  sẽ trở nên vui vẻ khi bạn để  trẻ em khác nhau trong lớp lần lượt tham gia vào bài tập hoặc cả lớp tham gia vào bài tập để có được hoạt động tập thể. Sau đó, bạn có thể sử dụng cơ hội này để hỏi mỗi em mô tả và vẽ lại những hoạt động mà em sáng tạo khi tập.

Traimoxanh dịch từ sensoryprocessing.info Đề nghị ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài dịch

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply