Tình dục của người khuyết tật

Đời sống tình dục của những người khuyết tật là một trong những mối quan tâm của nhà văn kiêm biên tập viên Simon J. Gree tại thành phố Melbourne, Úc.

Trước đây, Simon J. Gree đã có một bài báo được đăng trên tạp chí trực tuyến ‘The Nervous Breakdown’ có trụ sở tại Mỹ nhằm chia sẻ anh là một người tàn tật nhưng vẫn có quan hệ tình dục (QHTD) như những người bình thường khác.

Simon viết: “Tôi mắc chứng xơ hóa nang, một căn bệnh di truyền mãn tính. Những người khuyết tật như tôi luôn đấu tranh để có được cuộc sống bình thường nhất trong điều kiện cho phép mà một trong số đó là QHTD”.

Simon hỏi độc giả liệu họ có muốn nghe những câu chuyện về sự đấu tranh của những người tàn phế, bệnh tật hoặc bị chấn thương hay không. Những người không còn hoàn toàn lành lặn như anh có thể nói một cách thẳng thắn về đời sống tình dục của mình cũng như những quan niệm về tình dục thông thường, tình dục đồng giới, tình dục của những người cụt tay (chân), có vấn đề về trí não… vốn là những rào cản của người khuyết tật trên con đường tới ‘cung điện mơ ước’.

Một số vấn đề về tình dục của người khuyết tật bao gồm: chi bị tổn thương có tác động như thế nào đến QHTD của người tàn tật; nếu bạn bị liệt một nửa cơ thể thì có phải bạn chỉ có cảm giác ở một nửa bên dương vật hoặc ở một bên bao quy đầu; liệu vị trí và kích thước của khối u có ảnh hưởng tới tư thế tình dục hay không?

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn, Simon muốn chia sẻ một phần câu chuyện về đời sống tình dục đáng buồn của mình:

Khi nghiêng về phía ‘đối tác’ thì đột nhiên một cơn sợ hãi ở vùng ngực khiến tôi ‘mềm’ đi và lên cơn ho, nôn khan và thở dốc. Khi nói với một cô gái điều mình thích trên giường, tôi phải nói rằng tôi mong ước có thể có thể tự lau lưng và chạy đi lấy một cốc nước khi mình khó thở và nước mắt rơi lã chã trên khuôn mặt tôi từ cú sốc đó”.

Giao hợp không để lại ‘hậu quả’ gì cho bạn gái tôi bởi một trong những tác động của chứng xơ hóa nang là bị vô sinh. Thậm chí nếu có thể đạt được hưng phấn đỉnh điểm và có thể xuất tinh thì tôi cũng chỉ bắn ra ‘đạn lép’. Điều này có ưu điểm là tôi không cần sử dụng bao cao su để tránh những ‘tai nạn’ đáng tiếc trong một mối quan hệ dài hạn ổn định và ngược lại, bạn gái của tôi cũng đưa tôi đến các trung tâm kế hoạch hóa gia đình để có thể tin chắc rằng tôi không thể có con. Đây là một điều rất tốt bởi chúng tôi đều hiểu rõ hoàn cảnh của mình”.

Cần sự thông cảm của cộng đồng

Những chia sẻ của anh Simon đã nhận được một số bình luận mang tính khích lệ. Mặc dù hiện nay người khuyết tật đã được quan tâm nhưng vấn đề tình dục của người khuyết tật vẫn chưa thường xuyên được đưa ra thảo luận.

Chúng ta đã mường tượng ra một cuộc trò chuyện trung thực, đầy ắp những tiếng cười hài hước khi cùng thảo luận về tình dục. Đối với những người khuyết tật vốn phải mang nạng chân, bị cụt chi, các cơ quan bị tổn thương và luôn có nỗi sợ hãi thì vấn đề QHTD của họ được những người bình thường rất ủng hộ nhưng cũng không tránh khỏi tò mò.

Chúng ta cũng được cảnh báo không nên chuyển sang chủ đề kích động tình dục, vật giáo hay tính tò mò bệnh hoạn.

Mặc dù trong các cuộc nói chuyện về tình dục thường đề cập tới những nội dung được cảnh báo, tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi tính nghiêm túc nhằm giúp mọi người hiểu và chia sẻ thông tin.

Người ta chia sẻ nhiều đường link thông tin với nhau, trong đó có các thông tin về ‘đồ chơi tình dục’. Một người đàn ông bị bệnh bại liệt cho biết đã sử dụng một ‘đồ chơi tình dục’ để vượt qua lòng tự trọng, cái tôi của người tàn tật. Một độc giả khác lại chia sẻ đường link ‘Christopher Reeve giving sex tips’ dành cho những người ngồi xe lăn. Simon thì cho biết hai tổ chức được thành lập để giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến tình dục và sức khỏe của người tàn tật, đó là ‘Touching Base’ và ‘The Spoon theory’.

Đưa chủ đề này ra ánh sáng là một trong những điều tuyệt vời nhất mà Simon đã làm được. Anh muốn nhắc lại những lời kết trong bài báo của mình:

“Tại sao những câu chuyện tương tự không được công bố thêm? Bệnh tật, cái chết và sự tiêu hủy là những chủ đề nhạy cảm. Mặc dù các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận đã nổ lực nâng cao nhận thức về người khuyết tật nhưng chính họ cũng thường đấu tranh để người khuyết tật có thể hòa nhập vào cuộc sống đời thường”.

“Tôi nghĩ độc giả muốn nghe về lạ lùng và ‘ngớ ngẩn’ trong đời sống tình dục của người khuyết tật. Đây thật là điều thú vị. Chúng tôi thấy rõ cảm giác hồi hộp, phấn chấn khi nói về một chủ đề mà tất cả mọi người đều hiểu nhưng giữ yên lặng. Qua đó, bạn sẽ hiểu thêm về người khuyết tật và có một hướng nhìn mới ấm áp, buồn nhưng thú vị về những trải nghiệm họ đã chia sẻ”.

Chúng ta hãy thảo luận vấn đề tình dục với những người bạn và những người thân không may bị tàn tật bởi chắc hẳn bạn cũng muốn biết họ mong muốn điều gì.

Nguồn:bayvut.com.au

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply