thich nhat tu_compressed

Thượng toạ Thích Nhật Từ giải thích về hiện tượng vong nhập

Thượng toạ Thích Nhật Từ giải thích về hiện tượng vong nhập

Thượng tọa Thích Nhật Từ là nhà tu hành Phật giáo người Việt Nam. Ông là nhà cải cách Phật giáo hiện đại, người chủ trương nhập thế, nhà diễn thuyết, nhà hoằng pháp, dịch giả kinh điển, tác gia, nhà thơ, nhà tư vấn, người trị bệnh tâm thần rối loạn đa nhân cách và nhà hoạt động xã hội năng động. Ghi nhận các đóng góp đặc biệt của Sư, vào tháng 12 năm 2010, Sư Thích Nhật Từ chính thức được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa sớm hơn ba năm so với quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (45 tuổi đời, 25 tuổi hạ).

thich nhat tu_compressed

Trái Mơ Xanh trân trọng gửi tới quý vị bài giảng của Thượng toạ về hiện tượng vong nhập do chúng tôi nghe và đánh máy lại từ video bài giảng của Thầy (mời click vào video cuối văn bản)

Sư cô hỏi:

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật;

Nam mô A Di Đà Phật;

Kính bạch Thượng toạ giảng sư!

Theo Thượng toạ giảng thì con người sau khi chết thì sẽ được tái sanh sau vài giây, thậm chí cho đến vài ngày.

Trong thực tế, con thấy rằng ở các ngôi chùa, trong giờ cũng linh có những vong hồn đã chết vài chục năm nhưng vẫn hiện về nhập vào người sống để nói chuyện. Vậy phải giải thích những hiện tượng đó như thế nào, con xin Thượng toạ giảng cho con hiểu. Nam Mô A Di Đà Phật.

Thượng toạ Thích Nhật Từ trả lời:

Đó là một câu hỏi thú vị.

Như vừa nói trong phần bài giảng, phần lớn chúng sinh bao gồm con người tái sinh liền trong vài giây, vài phút đầu ngay sau khi tâm thức thoát ra khỏi cơ thể, việc này là do nghiệp quyết định, chúng ta không hẹn ước được.

Việc cúng bảy tuần thất, một trăm ngày, giỗ năm và các tuần giỗ về sau này là không do Đức Phật dạy. Các Tổ trong quá trình phát triển đạo Phật đã phương tiện để góp phần tiếp nối văn hoá và góp phần giúp cho văn hoá hiếu thảo đã được đạo Phật chủ trương được lưu giữ và kế thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác trong các cộng đồng và trong các  dân tộc. Mục đích của việc cúng đó gồm có ba nội dung:

  1. Phòng hờ trong tình huống hương linh vì còn vướng vào chấp trước chưa siêu thoát, các tuần thất là cơ hội cuối cùng để giúp cho họ hiểu rằng thi thể này không phải là tôi, sở hữu của tôi, tự tính của tôi; nhờ đó bỏ qua sự chấp vào thi thể. Con cái, vợ chồng, tài sản, danh dự, hận thù, không liên hệ gì đến những gì của tôi, sở hữu của tôi, cho nên nhờ đó mà tôi phải sớm mà ra đi. Cái thông điệp vô ngã đó đã giúp cho họ mạnh dạn không tiếc nuối. Thông điệp vô thường khiến cái thọ phải chấp nhận ngày khai tử với năm, tháng, ngày, giờ đó là cái chết thực sự đã diễn ra với mình, không thể kháng cự nó, đi ngược lại với nó. Hai thông điệp này là nội dung quan trọng của các buổi cúng, cho nên việc hỗ trợ đó là rất cần thiết.
  2. Thông qua những ngày cúng thất, phần lớn là nên tổ chức tại chùa, thân bằng quyến thuộc của hương linh có thể chưa phải là phật tử, nhờ sự tận tình của các thầy, các sư cô, mà họ dần dần thấy ra được đạo Phật là một tôn giáo vô thần, chủ trương chân lý và đạo đức tốt, có thể cải thiện đời sống của họ, giúp cho họ sống hạnh phúc hơn, cho nên họ trở thành phật tử, nhờ đó, họ được cứu giúp. Cái mục đích thứ hai này là rất quan trọng, không nên bỏ qua. Cho nên, hãy tận dụng những ngày tang lễ, những ngày cúng thất, ta hướng dẫn và giúp cho người đó được quy y. “Mượn tử độ sinh” là một triết lý nhập thế.
  3. Trong thời gian tang chế thì nỗi khổ, niềm đau làm cho con người dễ sợ liên luỵ đến mình. Một mặt là thương người ra đi, mặt khác cũng thương chính mình. Cái phần thương chính mình là phần ẩn, ít dám nói ra, nhưng trong lúc khóc người ta có thể gián tiếp thể hiện như “anh ơi, anh đi bỏ lại em sống với ai? Em khổ lắm, ai lo cho em?”, “Cha ơi/Mẹ ơi đi rồi con sống với ai?”. Thay vì mình tiếc nuối ngưởi ra đi, thì mình sợ rằng mình cô đơn, mình bị bỏ rơi, mình phải tự lực,…Cái tôi ích kỷ đó, nó ngấm ngầm trong mỗi con người, thì  thời gian này, việc hướng dẫn đúng chánh pháp sẽ giúp cho họ đi một con đường rất hạnh phúc. Đó là thời gian dễ nhất trong việc làm quen với phật đạo.

Bây giờ đi vào việc trả lời câu hỏi.

Vậy tại sao vài chục năm mà người chết vẫn có thể nhập vào một người nào đó trong gia đình và nói việc này, việc kia, thì điều này có đúng hay không?

Câu trả lời là lệ thuộc vào các tình huống:

  1. Nếu các thông tin khi các sự kiện gọi là “nhập vào” có thể kiểm chứng được bằng những người thân, và các thông tin này mang tính đặc tả, tức là ai trong cuộc mới biết được. Lúc đó, chúng ta không thể phủ định hiện tượng là có thật.
  2. Nếu không kiểm chứng được hoặc, nội dung trong lúc “nhập” diễn ra là những thứ mà trong gia đình thành viên nào cũng biết và nhất là cái người mà được xem là “nhập” đó cũng biết, thì cái đó được gọi là “Rối loạn tâm thần đa nhân cách.”

Gia đình không nên hoang mang, sợ hãi, mà hãy đưa người bệnh đó đến trung tâm tâm thần, bệnh viện tâm thần, bác sĩ tâm thần điều trị, càng sớm, càng tốt.

Các thầy, các sư cô trong chùa cũng cần nên tham khảo về những  kiến thức này để chúng ta không điều trị sai.

Phần lớn công việc các chùa sẽ làm là trì kinh, tụng chú, niệm Phật, để trục vong ra, để giải ma, để giúp cho ma được siêu thoát. Trong khi đó, người ấy là đang bị tâm thần, thì việc làm đó chỉ có cảm giác trấn an. Sự trấn an chỉ tồn tại được vài tiếng, hoặc nhiều nhất là vài ngày.

Người bị rối loạn đa nhân cách có cảm giác rằng ma đã thoát ra khỏi cơ thể mình, nên họ hết, họ rùng mình, họ giật giật, sau đó trở thành người bình thường, hỏi lại chuyện đã qua họ không biết, mình tưởng là ma đã ra.

Trên thực tế, các rối loạn đa nhân cách làm cho người bị rối loạn đóng một vai mà trong vòng hai năm qua, nếu có một người thân trong gia đình mất, hay là nhiều chục năm trước có một  người mất mà họ đã từng nghe kể các dữ liệu về người này, ở chỗ này hay chỗ kia, thì sự rối loạn đó sẽ làm cho họ đóng cái vai y hệt như người đã mất đó, nhưng trên thực tế là không phải, và đừng vì thế mà bị ngộ nhận.

Làm thế nào để chúng ta xác định được phải và không phải?

Có ba mẹo sau đây:

Mẹo thứ nhấtĐang khi sự kiện đó diễn ra mà ta không biết là bị nhập thật hay là các rối loạn tâm thần, thì quý vị chỉ cần đố, trong cái tủ mà cái người đang bị nhập đó chưa từng nhìn thấy trong đó có mấy ngăn có vật dụng gì. Hỏi tủ này có mấy ngăn, ngăn thứ hai, hay ngăn thứ ba có chứa vật dụng gì? Nếu là hương linh nhập vào thì không bị giới hạn bởi tường vách sẽ trả lời vanh vách và trúng phóc trong hai giây.

Mẹo thứ haiBỏ vài tiền giấy hoặc tiền đồng trong túi, xáo trộn nó đến chính mình không biết. Hỏi tờ tiền đầu tiên và tờ tiền cuối cùng là tờ mấy và sê ri trên tờ tiền giấy hay tiền đồng đó là số mấy. Nếu là hương linh nhập thật sẽ nói đúng liền.

Bằng không, thì cả hai tình huống này sẽ đánh trống lảng, trả lời trên trời, dưới đất, đánh lạc hướng vấn đề, hoặc con mắt của họ liếc qua, liếc lại suy nghĩ; lúc đó cái rối loạn tâm thần làm cho người ta phải suy nghĩ để đoán. Còn nếu là hương linh thật thì không có những biểu hiện này.

Mẹo thứ baTa thử hỏi một cách cắc cớ rằng cái mộ bên trái của ông hay của bà cách hai mộ của ông/bà là mộ của ai? Ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm mất, mộ đó màu gì, xây dựng ra sao.

Nếu là hương linh chưa siêu thoát, họ sẽ nhớ rất rành những thứ đó. Cũng giống như nhà kế cạnh chúng ta, trong mối quan hệ văn hoá của châu Á, tên chủ nhà là gì, họ có nghề nghiệp gì, nhà họ sơn màu gì, cửa ra sao thì mình biết hết. Chỉ có người nào sống vô tư lắm thì mới không biết chuyện đó thôi. Rồi chúng ta cho người đi kiểm chứng, nếu là hương linh thật sẽ nói đúng, bằng không nói tầm bậy, tầm bạ.

Hoặc ta hỏi, người thân của họ là ai, địa chỉ như thế nào, số điện thoại là bao nhiêu. Hương linh chưa siêu thoát sẽ nhớ vanh vách những thứ đó. Còn hương linh giả, tức là bị tâm thần đa nhân cách hoặc tâm thần phân liệt sẽ trả lời đánh trống lảng “tôi chết lâu rồi, tôi không có nhà, không có cửa cũng không có mộ, tôi không có người thân”, ta biết rằng đây là tâm thần và nên đưa đến bệnh viện tâm thần.

Lúc ấy, những người bị rối loạn tâm thần này sẽ nói rằng “Ôi ông thầy này, sư cô này, cơ còn thấp lắm không trị nổi tôi đâu.” Thì ta biết đó là tâm thần hơi nặng nữa, phải đi sớm hơn.

Khi mà người đó tỉnh lại, có đi khám tâm thần cũng vô ích, khám não, khám mọi thứ cũng không phát hiện được; vì rối loạn tâm thần đa nhân cách là có điều kiện. Các điều kiện ở đây cần phải được nhận diện, cụ thể như sau:

Tình huống thứ nhất:  Do sử dụng các kích thích tố bao gồm rượu bia, thuốc lá, đập đá, thuốc lắc, bồ đào và những chất ma tuý tổng hợp quá liều lượng hoặc thường xuyên. Uống rượu bia vào giờ khuya cho đến sáng thì phần lớn những người có suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh sẽ dẫn đến những rối loạn và họ sẽ đóng vai một người khác mà chính họ không biết.

Tình huống hai:  Khi cơ thể bị mệt và kiệt quệ thì não trở nên có vấn đề, chỉ cần một nỗi buồn nho nhỏ, một sự quở mắng nho nhỏ, căng thẳng nhỏ, mất ngủ nhỏ, hay là bị oan ức thì trạng thái xuất hiện này dễ diễn ra.

Tình huống ba:  Khi đến một chỗ quá đông đúc, ô xy ít, khói hương nghi ngút, cái mệt diễn ra trên não làm cho các rối loạn xuất hiện, và điều này rất dễ bị lý giải mê tín rằng là người đó đã bị nhập vì họ đang ở đình, chùa, miếu, đền. Do đó, đừng nên để các ngộ nhận và mê tín lạc dẫn mình.

Chúng tôi chuyên trị bệnh ma nhập đến nay là hai chục năm, và nghiên cứu về tâm thần học, tiếp xúc với các bệnh nhân tâm thần là vài chục ngàn trường hợp. Đọc về tâm lý học cũng khá nhiều, giảng dạy về duy thức học tức là tâm lý học phật giáo. Những kiến thức tổng hợp này giúp cho chúng tôi có được trực quan rất mạnh, ai là nhập thật, ai là tâm thần phân liệt, ai là tâm thần đa nhân cách, ai là tâm thần hoang tưởng, và do đó, có thể có những hướng dẫn cho người thân và người bệnh chọn đúng con đường.

Vì vậy, cũng rất mong các thầy, các sư cô đừng nên đánh giá quá hời hợt về việc người ta nhờ mình điều trị ma nhập. Nếu mình không có chuyên môn về vấn đề này, cũng như các bác sĩ mà không có bằng hành nghề mà vẫn chữa bệnh thì việc hành nghề như thế là phạm pháp. Bởi vì các chuẩn đoán của chúng ta có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta không biết. Nhiều nơi còn hướng dẫn cúng dường trai tăng vài chục triệu, tốn tiền, dĩ nhiên là được phước nhưng mà không giải quyết được vấn nạn mà người đau khổ đang bị vướng vào.

Còn thầy bùa, thầy ngải, thầy pháp, tướng số, phong thuỷ, địa lý, đồng bóng, nhà ngoại cảm, khi được hỏi về điều này người ta nói ma này nặng lắm, khó lắm phải tốn vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ. Nhiều gia đình giàu vẫn ráng mà làm để mong người bệnh hết được bệnh. Không ngờ, càng làm càng nặng hơn, vì đó là một loại tâm thần mà không uống thuốc thì làm sao hết. Cho nên phải hỗ trợ, giúp cho người đó được thoải mái, tương tác xã hội, nâng đỡ tình cảm của người thân, giũ bỏ nỗi lo, nỗi buồn, nỗi giận, nỗi sợ, các oan trái, các nỗi khổ, niềm đau trong quá khứ, xem phim hài, nghe nhạc vui giúp tinh thần phấn chấn. Tập thể dục, thể thao, ăn uống, ngủ nghỉ làm việc thích hợp đừng quá sức, từ bỏ các thói quen tiêu thụ các độc tố, để người đó có khả năng tái phục hồi sức khoẻ, và đừng nên mặc cảm về việc uống thuốc điều trị bệnh tâm thần thì mới có thể có khả năng thoát khỏi bệnh tâm thần.

Do đó, vì câu hỏi là quá chung chung, ta chưa chứng kiến tình trạng đó cho nên việc giải đáp là tổng quát như vừa nêu thôi.

Theo Phật học thì không có tình trạng chết vài trăm năm,vài chục năm mà lại nhập vào trong cơ thể, chuyện đó không có thật. Phần lớn là do rối loạn đa nhân cách. Khi có những tình trạng như vậy, quý sư cô cứ hướng dẫn đến gặp chúng tôi tại chùa Giác Ngộ. Trung bình mỗi một ngày chúng tôi tiếp khoảng bốn trường hợp, và dĩ nhiên việc giúp cho họ phải mất nhiều thời gian, giải thích làm sao cho họ thông được, chứng minh làm sao cho họ cảm thấy bị thuyết phục được thì họ mới nghe theo lời khuyên được. Xin sang ý kiến khác.

Traimoxanh đánh máy từ nguồn:

Thượng toạ Thích Nhật Từ giải thích về hiện tượng vong nhập

Print Friendly, PDF & Email

4 comments

  • Thưa quí phat tử
    Thầy nhật từ có sự ganh tị với thay giac nhàn quí vi có biết không? Nhật từ cũng trụ trì và hoàng pháp trong nuoc va ngoai nước nhung lại không có phật tử nhiều như thầy giác nhàn.
    Thay nhật từ muốn tìm cách phá chùa quan âm lâu roi. Nam 2011 có đưa lên báo tuoi tre roi cung không làm gi duoc. Nay dịp này nhật từ chơi cho bỏ ghét .
    Coi lai cách nói chuyen của nhật từ thì ông này quá sai nên moi bi chỉnh sửa. Đi tu mà chưa hiểu sao hả nhất từ.? Roi ngày nhat từ gan tắc hơi mou biet dia ngục đang đón ông về.
    Tu thì theo thiền. Mà tâm của nhat từ chưa có tịnh. Còn ghanh đua thù oán. Làm sao mà thấy chân tâm hả nhât từ.?
    Nhat từ sẽ bị đọa
    Nhật từ là người đứng sau danh cô lưu để phá chùa quan âm và thay giác nhàn.. nhật từ sẽ bị đọa.
    Các chùa có lễ vu lan là gi hả nhat từ.? Đi học lấy bang tien si dõm roi ăn của chúng sanh bao nhieu mà gio lên ăn nói thế. Ta la pham tăng như ông ta có thể nói chuyen mà khong sợ mang tội khi tăng…vì nhật tư khong lám cho nguoi ta kính trọng.. Kẻ quá ganh tri và tim cách phá chùa.

  • nam 2011 Thay Nhat tu da tim cach pha thay Giac Nhan bang cach len bao roi.
    Nam nay len Tivi…cho da long ganh ti may nam nay.
    con cac vi tang o Lam Dong…ai cung biet phat tu keo ve chua Quan Am hon cac chua khac thi ho ganh ti….chuc cao ma lai khong co phat tu….tai vi ong giac nhan ., nen cac ong do’ ganh ti ma tim cach pha luon….the gian la nhu the

  • Neu ban
    neu Tu Thien thi nen nghe nguoi giang ve thien hoc
    neu tu tinh do thi hoc theo thay chuyen tinh do a
    con di tu theo tu si ma chua theo tinh do 100% nhu Hoa Thuong Tinh Khong thi cac tu si nay hay nhay qua nhay lai va hay dom ngo’ cac Tu si khac’ ma ganh ti

    hoi rang co vi tu si nao ma quy tap duoc nhieu phat tu nhu ThayGiac Nhan khong? nho cau A Di Da Phat ma co’ duoc. Con tai sao bi nhu vay? Cung co’ loi cua Thay giac Nhan vi vo tinh….Thay Nhan cho rang neu di tu ma con pham gioi hoc khong co’ dung thi van bi doa nhu thuong…vi vay Thay Giac Nhan dua len de cho moi nguoi tu si hay phat tu hieu rang di tu khong han la duoc sieu thoat. Nhung thay giac nhan da sam hoi va sam hoi voi gia dinh co Luu roi. Nhung phia sau do’ la cac Vi Tang Ni Ganh ti voi thay giac nhan tim cach pha . chu xet ra thi chuyen thay giac nhan khong den noi nang ne nhu ma Nhat Tu len tivi noi.

  • ĐỐI LUẬN VỚI TIẾN SĨ PHẬT HỌC THÍCH NHẬT TỪ
    Vừa qua trong 2 tối liên tiếp lúc 20.15/26 – 27/11/2014 đài truyền hình An Viên phát sóng về hoạt động pháp sự mang tính chất mê tín dị đoan ở tịnh thất Quán Âm thuộc tỉnh Lâm Đồng, do đại đức Thích Giác Nhàn chủ trì. Những gì sai trái của đại đức Giác Nhàn, thiết nghĩ không còn gì để bàn luận vì sự cố đã rõ mười mươi. Tuy nhiên, trong sự trả lời của tiến sĩ Phật học Thích Nhật Từ dành cho đài An Viên đã lộ ra nhiều điểm bất cập, tôi là một người con Phật có trách nhiệm bảo vệ chánh kiến Phật đà, nên cần phải đối luận thẳng thắn về vấn đề này. Vì đây là một phương diện học thuật, nên tôi xin được phép gọi theo học vị của thượng tọa ấy là tiến sĩ.
    Cho dù kính trọng ngài Thích Nhật Từ là bậc thượng tọa Phật giáo, nhưng theo tinh thần kinh “Kalama” tôi không thể tán thành những gì ngài đã phát biểu. Những góc cạnh triết học Phật giáo mà tôi đối luận dựa theo những gì ngài đã nêu ra, tôi cho rằng cần phải xét lại. Rất mong ngài hoan hỷ đón nhận những thiển ý của người viết…
    1/ ĐỊA NGỤC CÓ THẬT HAY KHÔNG?
    Kính thưa tiến sĩ Thích Nhật Từ!
    Phát biểu với phóng viên đài An Viên, ngài khẳng định không có cảnh giới địa ngục vậy thì ngài dựa trên luận chứng nào? Qua trả lời phỏng vấn ngài giải thích vì không được đề cập trong kinh tạng Nguyên thủy. Vậy tôi sẽ trích dẫn cho ngài thấy ngay từ kinh tạng mà ngài nêu ra. Sách “Câu xá luận” viết : “một là Đẳng hoạt địa ngục, tội quỷ tại địa ngục này tuy bị xử chặt đâm xay giã, nhưng khi có gió lạnh thổi vào thì sống lại, nên gọi là Đẳng hoạt…”. Kinh “Thập bát Nê Lê” viết: “Ngục thứ nhất, một ngày bằng 3750 năm của nhân gian….”, kinh Trường A hàm- kinh Thế kỷ, phẩm Địa ngục có viết về địa ngục như vậy (được đăng trong trang web wwwchuagiacngo.com, 92 Nguyễn Chí Thanh, P. 3, Q 10, TP HCM, do chính ngài Thích Nhật Từ làm trụ trì và quản lý trang đó), kinh Tạp A hàm quyển 48 viết về “Địa ngục lửa đỏ”… Ngoài ra, kinh luận Đại thừa có nhiều đoạn viết về địa ngục như trong “Đại trí độ luận” (100 quyển, 90 phẩm) của bồ tát Long Thọ, những kinh sách Mật giáo đặc biệt là “Trung ấm văn giáo cứu độ đại pháp” của đại sĩ Liên Hoa Sanh…
    Trong sự xác quyết không có địa ngục, ngài tiến sĩ dẫn chứng một luận án tiến sĩ Phật học do hòa thượng Thích Thiện Châu, trình bày và được cấp bằng tại đại học Sorbon, nước Pháp vào năm 1977, liệu thuyết phục được mọi người không? Trước hết, tôi khẳng định luận chứng nêu ra của ngài không phù hợp với “thánh giáo lượng” (ngũ lượng phương tiện biện giải là cơ sở Nhân minh học đạo Phật) bởi hòa thượng Thích Thiện Châu là ai? Thánh tăng hay phàm tăng? Đương nhiên là phàm tăng, do đó không thể lấy đó làm khuôn vàng thước ngọc mà phủ bác quan kiến của bồ tát Long Thọ và đại sĩ Liên Hoa Sanh.
    Hơn nữa, nơi công nhận luận án này là trường đại học phàm trần, không phải là học viện Phật giáo như Sera Tây Tạng, hay Phật Quang Sơn ở Đài Loan, vậy cơ sở chuẩn y thiếu tính xác thực, không đáng tin cậy. Ngài là tu sĩ Phật giáo thì hiểu rằng những gì người học trò, hay hành giả, luận giả trình bày, đều phải có xác nhận của bậc tôn túc trưởng thượng đạo Phật chứng đắc, mới có giá trị trên văn đàn Phật giáo. Tôi hỏi ngài, ai là người phản biện và chuẩn y cho luận án tiến sĩ ấy? Phải là những bậc tôn giả đạo Phật không? Đương nhiên là không vì đó là một trường đại học phàm trần, cho dù nổi tiếng với thế giới, nhưng vẫn là “đứng ngoài” đối với lĩnh vực tâm linh, vốn cần nội lực tâm linh mới có thể thẩm định được. Do vậy, không ngẫu nhiên K.Max, một triết gia người Đức viết “Muốn thưởng thức nghệ thuật phải có trình độ nghệ thuật”, huống gì là thẩm định nghệ thuật mà Phật học là đỉnh cao của mọi nghệ thuât? Từ những điểm tham chiếu này, tôi cho rằng lập luận của tiến sĩ Thích Nhật Từ thiếu cơ sở biện chứng, có thể gọi là khinh suất, thiếu cẩn trọng.
    Thưa tiến sĩ Thích Nhật Từ!
    Trong phát biểu của mình ngài cho rằng đạo Phật vay mượn thuyết địa ngục, hoặc cảnh địa ngục của Bà la môn giáo để nhằm mục đích giáo dục (!) cho kẻ ác phải hướng thiện, vì họ “thấy quan tài mà không đổ lệ” (từ dùng này của tiến sĩ sao có vẻ phàm tình thế!). Ngài sai lầm trầm trọng khi lập luận như vậy. Trí tuệ đạo Phật siêu việt so với 96 ngoại đạo đương thời, và sau này cũng vậy vì hàm tích nhiều phương tiện thiện xảo (lục độ Ba la mật), lại đề cao “tứ nhiếp pháp”, ngoài ra đã được trang bị Ngũ minh (y phương minh, công xảo minh, thanh minh, nhân minh, nội minh), lẽ nào các sư thầy đạo Phật lại kém bản lĩnh đi vay mượn đạo khác?
    Nếu vậy thì ngài coi thường bậc trưởng lão tôn túc tiền bối quá rồi đó! Thôi được! Nếu có đi chăng nữa thì chỉ trong một hoặc vài quốc độ nào đó thôi, cớ sao ngài lại khẳng định cả giáo điển Phật môn? Lấy một góc cạnh tâm linh để áp đặt lên toàn cục của đạo Phật, e rằng ngài đi vào chỗ chủ quan theo tâm ý của mình, vốn là một lỗi sai trầm trọng mà kinh Tứ thập nhị chương khuyến cáo?
    Ngài tiến sĩ lại cho rằng sở dĩ người Phật tử tin tưởng có địa ngục vì ảnh hưởng từ kinh Địa tạng Bổn nguyện vốn là do Trung Quốc biên soạn, không đáng tin cậy. Thưa ngài tiến sĩ, ngài nói như vậy là võ đoán, là quy chụp! Đành rằng ở Trung Quốc bị phát hiện hơn 500 loại ngụy thư (kinh giả mạo, kinh tự soạn) nhưng không phải kinh nào có nguồn gốc từ bên Tàu là sai, là không phải Đức Phật thuyết ra! Nếu ngài lập luận như vậy chẳng khác nào vơ đủa cả nắm! Là người con Phật, nhất là tu sĩ có học vị tiến sĩ , phải hiểu rằng để thẩm định bộ kinh, trang kinh nào là của chính từ kim khẩu Đức Phật, thì phải dùng lăng kính Phật pháp mà chiếu soi gọi là “Tứ pháp ấn” (được nêu trong kinh Đại bát Niết bàn), sao ngài sơ suất như vậy? Điều này khiến bản thân tôi nghi ngờ tính chân thật từ học vị của ngài, và trình độ “ngũ minh” về Phật học của ngài. Tội phỉ báng kinh điển chính thống của đạo Phật, tức là phỉ báng Đức Phật, là một thái độ không phải là người con Phật chân chính, hậu quả là không thể tránh khỏi.
    Từ những gì tôi đã luận giải như trên, có cơ sở khẳng định rằng địa ngục là cảnh giới có thật, chỉ có điều là hiểu như thế nào về cảnh giới ấy mà thôi! Bởi vậy, trong quan kiến Nguyên thủy vẫn chấp nhận có 5 thú (điạ ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, trời); trong quan kiến Phật giáo Đại thừa thường có cụm tự “lục đạo luân hồi” (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, thần, trời). Là người con Phật, tiến sĩ tin có cõi Phật, cõi trời thì tại sao lại không tin có cõi địa ngục? Vậy tiến sĩ là thầy tu đạo nào nhỉ? Tôi cho tiến sĩ biết rõ, khái niệm địa ngục có trong bất kỳ tôn giáo chính thống nào, chỉ có điều mô tả và hiểu như thế nào là tùy theo trình độ tâm linh của mỗi đạo mà thôi! Khi tiến sĩ cho rằng không có địa ngục bỗng dưng tôi tự hỏi: “Nếu vậy thì sao hằng năm tổ chức Vu lan bồn, là tích mà trong “kinh” ấy nêu rõ là tôn giả Mục kiền liên xuống địa ngục?
    2/ QUỶ NHẬP CÓ HAY KHÔNG?
    Kính thưa tiến sĩ Thích Nhật Từ!
    Trong phát biểu của mình, tiến sĩ cho rằng không có quỷ nhập, ma nhập vì “trong mỗi một cơ thể chỉ có được một tâm thể”. Tôi bác bỏ luận cứ này do nó không xuất phát từ “thánh giáo lượng” vì tiến sĩ không trích luận chứng từ kinh nào, thánh ngôn nào trong đạo Phật? Để giải thích điều này, tiến sĩ đưa luận cứ của Y học hiện đại mà dẫn chứng một bệnh trạng gọi là “rối loạn tâm thần đa nhân cách”. Vậy tôi muốn hỏi tiến sĩ một câu! Tiến sĩ được phỏng vấn với vai trò là người đời hay người tu; một tu sĩ bình thường hay một thượng tọa giáo phẩm? Là người con Phật, là tiến sĩ Phật học, cớ sao ngài lại đưa luận cứ Y khoa để giải thích một vấn đề tâm linh? Nếu vậy thì tốt nhất nên để một bác sĩ tiến sĩ Tâm thần học nói về vấn đề này hay hơn tiến sĩ Phật học nhiều. Khán giả sở dĩ nghe ngài là vì muốn ngài đứng trên lập trường đạo pháp mà minh định chánh tín hay mê tín, chứ không phải ngài đề cập đến lĩnh vực mà ngài không quán thông là Y học hiện đại (hay ngài muốn khoe kiến thức nhỉ, mà tội nghiệp là không đúng văn cảnh. Mô Phật)
    Trở lại vấn đề quỷ nhập, ma nhập mà ngài bài bác bằng luận cứ Y khoa hiện đại, tôi nhắc lại cho ngài nhớ là trong kinh “Thủ lăng nghiêm” Đức Phật thuyết về “50 ấm ma” gây hại cho người tu, trong đó có mô tả sự gá vào, nhập vào của thiên ma, làm cho hành giả điên loạn, ít ra thì bị vọng tưởng bừng bừng dục niệm. Lẽ nào Đức Phật nói sai? Không đợi chi Đức Phật nói về ma nhập mà trong dân gian thường nói “tẩu hỏa nhập ma” (tức là ma nhập vào thì điên loạn), hoặc cụm từ “xuất quỷ nhập thần”.
    Thưa tiến sĩ!
    Khi tiến sĩ nói về “rối loạn tâm thần đa nhân cách” để bác bỏ hiện tượng quỷ nhập thì tiến sĩ giải thích sao đây về hiện tượng “đồng bóng”, “linh môi”? Tiến sĩ giải thích sao khi nhiều người bị quỷ nhập phán đúng vanh vách những gì quá khứ, tình trạng của người khác. Nếu đóng vai nào đó theo cách nói của tiến sĩ, thì bệnh nhân chỉ khoác loác bản ngã là tiên, thánh, bồ tát, tôn ngộ không, cớ sao họ lại trổ được thần thông như trên? Còn tiến sĩ bảo nguyên nhân “rối loạn tâm thần đa nhân cách” do bị đè nén, bị ảnh hưởng bởi môi trường ám khí, u ẩn thì tại sao có hiện tượng nhớ lại kiếp trước, trong khi họ không phải là bậc tu hành chứng đắc. Ví dụ ở Việt Nam có bé Bùi Lạc Bình sinh năm 2000 ở xóm Cọi (xã Yên Phú, Lạc Sơn, Hòa Bình) gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Bởi lẽ bé Bình sinh ra ở gia đình người dân tộc Mường, nhưng biết nói tiếng Kinh. Bé lên 4 tuổi thì thường nhắc lại kiếp trước của mình là đứa trẻ người Kinh bị chết đuối, cách đó 10 năm. Đặc biệt, bé Bình đòi được đưa đến ngôi nhà cha mẹ kiếp trước của mình, nằm cách đó chỉ 1km. Tại đây, Bé Bình kể rõ từng chi tiết về đời sống trước đó của mình ở trong nhà này với tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, khiến cho mọi người sững sốt.
    Như đã viết trên, tiến sĩ Thích Nhật Từ dùng luận cứ Y học mà giải thích vấn đề tâm linh đã từng tồn tại hàng ngàn năm qua, được ghi trong kinh điển Phật giáo và ngoại đạo, thì rõ ràng đây là một lập luận khinh suất tựa như đưa bác nông dân nhận xét về nghệ thuật múa Ba lê. Từ những luận cứ, luận chứng tôi nêu trên, bạn đọc tự hiểu rằng có ma nhập, quỷ nhập hay không. Luận điểm của tiến sĩ Thích Nhật Từ không phát xuất từ quan kiến đạo Phật, không trình bày theo thánh giáo lượng nên khó thuyết phục bạn đọc.
    3/ CÓ NÊN GIẢI TÁN BAN HỘ NIỆM CƯ SĨ HAY TĂNG SĨ?
    Kính thưa tiến sĩ Thích Nhật Từ!
    Từ sự cố hộ niệm, cầu siêu, tiếp dẫn vãng sanh ở tịnh thất Quán Âm của thầy Thích Giác Nhàn, ngài phủ nhận hiệu quả của những hoạt động tâm linh này, qua đó khuyên rằng cần nên dẹp bỏ. Lý do ngài nêu ra là làm như vậy là khuyến khích cho người tu Phật “dựa dẫm” vào Phật A mi đà, vào cõi Tây phương Cực lạc. Cách dùng từ ngữ nêu trên thực sự trái với tinh thần người tu Phật, mang tính chất mĩa mai tu pháp của Tịnh độ tông. Xin thưa với ngài, họ không dựa dẫm như ngài nói mà là nương vào 48 đại nguyện của Đức Phật A mi đà. Đây là một trong những pháp tu tối thắng mà các tổ sư Tịnh độ tông đã phân tích luận giải mạch lạc, rõ ràng, đồng thời hướng dẫn chi tiết được ghi trong “Niệm Phật thập yếu”, “Tịnh độ thập nghi luận”, “A di đà sớ sao”…Biết bao người tu niệm Phật, được hộ niệm đã được thác sanh vào cõi lành, cũng có người được vãng sanh, ở Đài Loan có đạo tràng Bồ tát cư sĩ Lý Bỉnh Nam, hòa thượng Tịnh Không ở Việt Nam có đạo tràng Hoằng Pháp, TP HCM…Ngài không phải là thầy tu của Tịnh độ tông làm sao ngài có thể hiểu tường tận và trải nghiệm sự vi diệu của người niệm Phật, của kẻ được hộ niệm lúc lâm chung?
    Mặt khác, ngài không thể cho việc cầu cạnh vào hộ niệm cuối đời là sự dựa dẫm để rồi quên đi hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, bỏ việc tu hành tự lực. Làm sao ngài biết những người kia đang nằm trên giường được hộ niệm, bản thân họ đã như vậy trước đó? Đây là mặt lý, còn về phần sự thì chắc ngài cũng biết, bất kỳ một tông phái đạo Phật nào cũng phải thực hiện tích lũy 2 bồ tư lương: Công đức & Trí tuệ. Lẽ nào tông phái mà ngài đang tu trì có chuẩn mực trong quy trình tâm linh, ở các tông phái khác lại không có? Tôi tuy là hành giả Mật tông nhưng tôi được biết đối với người tu Tịnh độ, một mặt niệm Phật là “tích trí” (trí tuệ) và mặt khác là “lập công” (công đức) qua phương diện chánh hạnh là niệm Phật, trợ hạnh là thực hiện lục độ Ba la mật, gọi là phước huệ song tu. Thế thì tại sao ngài quả quyết họ chỉ dựa dẫm vào hộ niệm? Vì vậy, tôi cho rằng nhận xét của ngài là phiếm diện. Ngài nói như vậy chẳng khác gì coi thường pháp tu tịnh độ vốn dĩ đang được nhiều người tu ngưỡng kính? Ngài cho rằng người tu Tịnh độ dựa dẫm, lẽ nào ngài quên rằng mọi pháp môn đều đạt giải thoát, giải thoát hay không là tự mỗi hành giả tinh tấn hay không, chứ không phải là lỗi của tông môn trong đạo Phật.
    Theo pháp tu của Tịnh đô tông, người tu lúc lâm chung cần hộ niệm trợ lực tâm linh, trấn an tinh thần để người hấp hối an lành ra đi. Vậy hoạt động hộ niệm không sai ngược lại là rất tốt, vấn đề là hộ niệm như thế nào, ở đâu. Ban hộ niệm bất luận theo đạo tràng nào, bất luận là cư sĩ, tăng sĩ cũng không vấn đề, vấn đề là ở chỗ làm như thế nào cho hiệu quả. Trong khi đó, thưa ngài tiến sĩ, ngài cho rằng nên dừng lại hoạt động này hoặc ít nhất ra nên “giảm” hộ niệm, “tăng” tự tu, vậy chẳng khác nào ngài “dài tay” vào chuyện người khác hay không? Giả sử ngài là tu sĩ Thiên Thai tông, ai đó là tiến sĩ lên đài phát biểu, đừng tụng kinh Pháp hoa làm gì cho mất thời gian, để thời gian làm phật sự, từ thiện, ấn tống kinh điển..ngài nghĩ sao? Cho nên tôi khuyên ngài một điều: không chấp vào hiện tượng mà hãy quán xét bản chất để đề ra hoạch định hoặc đưa ra luận kiến. Muốn thưởng thức nghệ thuật phải có trình độ nghệ thuật như câu danh ngôn đã nói, xem ra ngài đã lạm bàn nghệ thuật tâm linh rồi!
    Thưa ngài tiến sĩ Thích Nhật Từ!
    Tôi nói ngài lạm bàn nghệ thuật tâm linh là không ngoa ngữ vì ngài nhận định về 5 điều kiện để vãng sanh Tây phương Cực lạc không chính xác, không đầy đủ, nhất là khi ngài bàn về “nhất tâm bất loạn”. Theo giáo điển của Tịnh độ tông và đại nguyện của đức A mi đà Phật, mọi chúng sanh tu Phật và tin Phật A mi đà đều có thể vãng sanh, tùy theo từng mức độ tâm linh mà về cõi Tây phương trong 1 đến 9 tầng (cửu phẩm liên hoa), không phải nhất thiết phải nhất tâm mới vãng sanh. Hơn nữa, nếu không vãng sanh Tây phương Cực lạc thì người tu được hộ niệm cũng thác sanh về cõi lành. Vì vậy, hộ niệm là một hoạt động tâm linh thật tốt, thể hiện Bồ đề tâm dụng một cách thiết thực. Do vậy, quan điểm của ngài nêu ra hạn chế, e rằng không khách quan về tình hình thực tế tâm linh.
    4/ ĐÔI ĐIỀU KẾT LUẬN
    Kính thưa tiến sĩ Thích Nhật Từ!
    Với tư cách là người con Phật, tôi mong muốn mọi người tu dù ở các tông phái, pháp môn nào đều thành tựu hạnh phúc của Phật tánh. Vấn đề chỉ trầm trọng là ở mỗi cá nhân người tu, làm điều tà vạy lạc lối Bồ đề. Do vậy, với tinh thần nêu cao chánh kiến Phật đà, tôi không tán thành quan điểm áp đặt của tiến sĩ lên những quan kiến Phật học, gây ảnh hưởng những đạo tràng của các tông phái khác bởi tính bộ phái của mình, gây ảnh hưởng đến pháp tu của họ đang đặt hết niềm tin. Tôi, tuy là hành giả Mật tông nhưng vẫn bày tỏ sự kính ngưỡng những tu pháp của Tịnh độ tông, cảm khái hết lòng trước những đại nguyện của A mi đà Phật, quy ngưỡng về Tây phương Cực lạc quốc. Kinh Hoa nghiêm viết “Biển Phật mênh mông chỉ có niềm tin mới nhập hải”. Tôi kết thúc bài này bằng câu ca dao của ông bà ta:
    DÙ AI NÓI NGÃ NÓI NGHIÊNG
    LÒNG TA VẪN VỮNG NHƯ KIỀNG BA CHÂN
    Làng Phước Thành ngày 29/11/2014

    THINLEY-NGUYÊN THÀNH

Leave a Reply