Tập luyện hỗ trợ trẻ di chuyển

Tập luyện hỗ trợ trẻ di chuyển

Di chuyển là những cử động thay đổi tư thế cơ thể từ tư thế này sang một tư thế khác. Hoạt động di chuyển gồm: Nằm ngửa lăn sang hai bên, ngồi dậy, ngồi vững (giữ nguyên tư thế ngồi hoặc ngồi kết hợp với một hoạt động khác), bò, quỳ bốn điểm hoặc quỳ hai điểm, đứng dậy (đứng yên hoặc vừa đứng vừa làm việc khác), đi lại và chạy nhảy. Có nhiều trẻ phát triển vận động chậm hơn so với mốc phát triển của trẻ bình thường.

1.Các mốc phát triển vận động ở trẻ bình thường

Những trẻ phát triển vận động muộn hoặc kém hơn trẻ khác cần được hỗ trợ tập các mẫu vận động chức năng. Tùy theo trẻ bị khuyết tật gì mà các chuyên gia có thể hướng dẫn một số bài tập khác nhau. Chẳng hạn, trẻ bị bại não, thể co cứng, bị yếu nửa người hoặc yếu tứ chi, bài tập sẽ gồm tạo thuận các mẫu vận động đồng thời kiểm soát co cứng ở chi và thân mình. Ngược lại, trẻ bị bại não thể mềm, nhẽo hoặc trẻ bị chậm phát triển vận động, trí tuệ lại có những bài tập tạo thuận vận động và kích thích trương lực cơ. Nguyên tắc của bài tập di chuyển dựa trên các mẫu vận động hình thành trong quá trình phát triển của cá thể, với sự trưởng thành của hệ thần kinh trung ương.

 

2. Nguyên tắc xây dựng chương trình tập di chuyển

2.1 Dựa theo các mốc phát triển vận động của trẻ bình thường

Dựa vào khả năng di chuyển hiện nay của trẻ và các mốc phát triển vận động của trẻ em, kỹ thuật viên PHCN cùng với thầy thuốc chuyên khoa, cha mẹ… Xây dựng chương trình tập cho trẻ. Lần lượt dạy trẻ tập lẫy sang nằm sấp, chống tay ngồi dậy, tập ngồi vững, bò quỳ bốn điểm, tập quỳ đứng trên hai điểm, tập đứng dậy và tập đi.

2.2 Tuỳ thuộc vào tình trạng trương lực cơ

Trương lực cơ là sức căng của cơ khi nghỉ ngơi. Khi ấy, nắn vào bắp cơ thấy độ căng vừa phải những không cứng, chắc, cử động chi thấy mềm mại, dễ dàng Có một số trẻ bị co cứng cơ ( ví dụ bại não thể co cứng) khiến cử động của trẻ bị khó khăn, nắn vào cơ thấy cứng, chắc hoặc rắn chắc. Trẻ khó hoặc không cử động được. Trong trường hợp ấy, bên cạnh tạo thuận mẫu vận động chức năng; người ta phải áp dụng nhiều kỹ thuật để kiểm soát tình trạng co cứng cơ. Chẳng hạn: Kỹ thuật ức chế co cứng, xoa bóp cơ, kiểm soát tư thế hoặc áp dụng các dụng cụ chỉnh trực…

Ngược lại một số trẻ bị mềm, nhẽo (bại não thể thất điều, hoặc trẻ bị chậm phát triển vận động và trí tuệ…) cần áp dụng thêm kỹ thuật kích thích giúp trẻ kiểm soát tư thế tốt hơn.

Hình bên: Trẻ bị duỗi cứng cổ và thân mình (trái); Dùng tay đỡ cổ gáy để tạo thuận gập cổ và thân mình (phải)

Hình. Để trẻ nằm sấp, gối, háng gập. Hai ngón tay ta vuốt dọc đốt sống từ cổ xuống thắt lưng. Trẻ duỗi cổ và nâng đầu lên.

2.3 Các yếu tố khác

Có nhiều yếu tố nữa cần cân nhắc khi xây dựng chương trình tập di chuyển cho trẻ. Đó là: Tình trạng co rút các cơ, biến dạng các khớp, khả năng thăng bằng, điều hợp các cử động; sức khỏe chung của trẻ; khả năng tri giác nhận thức và phối hợp của trẻ, thời gian mà cha mẹ có thể giúp trẻ tập luyện…

3. Một số bài tập theo tầm vận động khớp

 

 

 

 

 

 

 

(Dành cho tất cả các trẻ có khó khăn về vận động)

Để trẻ nằm ngửa Gập rồi duỗi, dạng khép háng và gối. Gập- duỗi gối và cổ chân Dạng- khép và gập duỗi cánh tay, khuỷu và cổ tay

Các bài tập tạo thuận mẫu vận động chức năng rất quan trọng để phòng ngừa cứng khớp và biến dạng khớp ở chi và thân mình. (Tham khảo thêm ở bài Can thiệp sớm trẻ bại não).

 

image1

Phòng ngừa cứng khớp và biến dạng khớp

1. Khái niệm cứng khớp và co rút cơ

Trẻ khuyết tật về vận động có thể bị cứng khớp hoặc hoặc co cứng hoặc co rút cơ. Hoặc nhiều trẻ do để bất động lâu ngày, không được tập luyện cũng dẫn đến cứng khớp và biến dạng chân tay, thân mình

Co rút cơ: Là tình trạng cơ và mô mềm bị co ngắn lại; do vậy, khớp không thể cử động hết tầm được. Phân biệt co rút với co cứng bằng cách khi cử động chi của người bệnh nếu bị co cứng, khớp có thể cử động đến hết tầm. Nếu co rút thì khớp không thể cử động được hết tầm, gân của cơ nổi lên, căng cứng, khi kéo giãn người bệnh bị đau. Co cứng và co rút cơ có thể dẫn tới cứng

 

Cứng khớp và biến dạng khớp: Bình thường cử động của các

Khớp rất dễ dàng, mềm mại và không đau. Khi bị viêm khớp hoặc co rút cơ, tầm vận động của khớp bị hạn chế. Khớp luôn ở một tư thế, khó cử động hết tầm gọi là cứng khớp. Những khớp bị viêm hoặc bất động lâu ngày có thể dẫn tới biến dạng, lệch trục, không thể đưa về tư thế bình thường được Phát hiện cứng khớp: Để người bệnh nằm thoải mái, thư giãn. Một tay cầm phía trên khớp bị cứng, một tay cầm ở ngọn chi của trẻ. Thử cử động nhẹ nhàng theo tầm vận động khớp, nếu khớp cứng, đau khi cử động là khớp đã bị cứng.

Khi kéo, gân bị căng và đau do co rút cơ.

Cử động khớp theo tầm vận động để phát hiện cứng khớp

2. Nguyên nhân

– Tư thế sai do đau, ví dụ trong các bệnh viêm khớp, chấn thương ở hệ cơ xương.

– Mẫu co cứng, co rút trong một số bệnh lý thần kinh, chẳng hạn di chứng chấn thương sọ não, chấn thương tuỷ sống, bại não, bại liệt…

– Sau bất động lâu do viêm khớp, do chấn thương: Sau viêm khớp trẻ em, cứng khớp bẩm sinh … có thể bị co rút, hoặc cứng khớp

– Do thiếu chăm sóc hoặc thiếu hiểu biết của nhân viên y tế hoặc bản thân gia đình TKT.

3. Cách phòng ngừa và can thiệp

3.1 Giữ tư thế đúng:

Tư thế đúng tư thế giúp hạn chế cứng khớp và biến dạng khớp, hạn chế được co rút cơ. Mỗi bệnh có một mẫu biến dạng khác nhau, do vậy tư thế tốt là tư thế ngược với mẫu biến dạng được dự báo. Nên dùng các nẹp chỉnh hình hoặc gối kê để duy trì tư thế đó. ở hình dưới là một trẻ bị co rút khớp háng, ở tư thế gập háng. Cho trẻ nằm sấp khi chơi là tư thế tốt nên duy trì hàng ngày.

3.2 Bài tập theo tầm vận động của khớp

Cần duy trì bài tập thụ động theo tầm vận động của khớp. Xem phần bài tập theo tầm vận động khớp rồi chọn bài tập cần thiết. Chẳng hạn trẻ bị đau hoặc bị cứng các khớp ở chân thì chọn các bài tập cho khớp háng, gối, cổ chân và bàn chân. Khi tập đến cuối tầm vận động của khớp, trẻ có thể đau, hãy giữ một chút rồi hãy thả tay. Lặp lại cử động đó nhiều lần.

Tập theo tầm vận động của khớp gối

3.3 Dụng cụ chỉnh hình

Sau mỗi lần tập, tầm vận động của khớp có thể được cải thiện, cần giữ khớp ở tư thế đó càng lâu càng tốt. Hãy dùng nẹp để cố định tư thế tốt của khớp.

Hãy tham khảo bài các dụng cụ phục hồi chức năng để xem trẻ cần đến dụng cụ nào

Các dụng cụ để duy trì tư thế tốt của tay hoặc chân và thân mình, có thể là:

– Nẹp khuỷu hoặc nẹp cổ tay dùng cho trẻ bị co cứng cẳng tay, khuỷu cổ tay

– Nẹp gối hoặc nẹp dưới gối, nẹp trên gối để giữ các khớp gối và khớp cổ chân ở tư thế đúng đối với bệnh nhận bị rủ bàn chân, trẻ bị bị cứng khớp gối ở tư thế gập (bại liệt)

– Gối kê hoặc bao cát, dùng cho mọi trường hợp kê chân tay hoặc các khớp của người bệnh ở tư thế cần thiết CTV phục hồi chức năng cần nắm vững một số mẫu biến dạng trong các bệnh như: Liệt nửa người, liệt hai chi dưới do chấn thương tuỷ sống, biến dạng trong viêm khớp… để hướng dẫn gia đình và người bệnh giữ tư thế đúng.

3.4 Giáo dục

Các khớp ở tay và chân bị biến dạng và cứng có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc học hành, viết lách, hoặc trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc khó di chuyển đến trường. Do vậy có thể hướng dẫn gia đình trẻ làm một số dụng cụ trợ giúp. Hãy đọc phần các dụng cụ trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ trợ giúp di chuyển, việc dùng các dụng cụ này sẽ giúp trẻ tham gia được nhiều hoạt động ở nhà và ở trường.

3.5. Tập theo tầm vận động khớp

a. Khái niệm vận động trị liệu

Trong phục hồi chức năng, các bài tập đóng vai trò hết sức quan trọng. Tập luyện có tác dụng duy trì sức mạnh cơ và sự linh động của cơ và mô mềm, giúp đề phòng cứng khớp. Nó còn có tác dụng ngăn ngừa biến chứng tắc mạch do huyết khối ở chi dưới, hoặc hạn chế nguy cơ nhiễm trùng… Do vậy, giúp trẻ vận động sớm, duy trì vận động có thể hạn chế được nhiều bệnh lý và sớm hồi phục sức khoẻ

Bài tập vận động có thể thực hiện được bằng nhiều hình thức:

– Do người khác tập cho trẻ: Còn gọi là tập thụ động

– Do bản thân trẻ tự tập: Tập chủ động

Thông thường bài tập được thực hiện trong tầm vận động của khớp. Nên thường có dạng bài tập:

– Tập thụ động theo tầm vận động khớp

– Tập chủ động theo tầm vận động khớp

– Một số dạng bài tập khác nữa như: Tập có kháng trở, tập kéo giãn…

b. Bài tập thụ động theo tầm vận động khớp

Mỗi khớp có tầm vận động riêng, chẳng hạn khuỷu tay có thể gập và duỗi; vai có thể gập duỗi, dạng hoặc khép, hoặc xoay. Tầm vận động của khớp là những phạm vi mà khớp có thể cử động trong đó. Khi không bị tổn thương, khớp có thể cử động được hết tầm của nó. Ngược lại, viêm khớp hoặc chấn thương có thể gây đau, và làm khớp bị giảm tầm vận động.

+ Bài tập 1a. Vận động khớp nhỏ ở bàn tay

 

 

Gập (a) và Duỗi (b) bàn-ngón tay. Giúp trẻ nắm chặt các ngón tay thành nắm đấm rồi duỗi thẳng các ngón tay.

+ Bài tập số 2a. Vận động khớp cổ tay

 

 

Gập (a) và Duỗi (b) cổ tay. Một tay đỡ cẳng tay, một tay gập rồi duỗi cổ tay hết tầm

+ Bài tập 3a. Gập- Duỗi khuỷu tay

 

 

Trẻ nằm, tay để dọc thân. Một tay giữ cánh tay, tay kia cầm cẳng tay trẻ; gập rồi duỗi thẳng khuỷu tay trẻ hết tầm.

+ Bài tập số 4a. Gập và Duỗi vai

Trẻ ngồi, hoặc nằm ngửa; tay trẻ duỗi thẳng, đưa về trước mặt về phía đầu ; sau đó được đưa ra sau, quá thân mình.

+ Bài tập số 5a. Dạng-khép vai

 

Trẻ nằm ngửa, tay dọc thân mình. Một tay giữ vai, tay kia cầm cánh tay trẻ, đưa ra xa khỏi thân và lên phía đầu, rồi về vị trí cũ.

+ Bài tập số 6a. Gập háng

 

 

Trẻ nằm ngửa; người tập hai tay giữ đùi và cẳng chân trẻ, gập tối đa khớp gối và khớp háng; rồi trở lại vị trí ban đầu.

+ Bài tập số 7a. Dạng và khép háng

Trẻ nằm ngửa. Hai tay giữ đùi và cẳng chân trẻ, đưa chân trái trẻ ra xa khỏi thân rồi đặt trả lại vị trí ban đầu.

+ Bài tập số 8a. Gập (a) và Duỗi (b) gối

 

Trẻ nằm sấp. Một tay giữ trên gối, tay kia gập gối trẻ hết tầm; sau đó đặt cẳng chân trẻ về vị trí ban đầu.

+ Bài tập số 9a. Gập (a) và Duỗi (b) cổ chân

 

Trẻ ngồi hoặc nằm ngửa; một tay giữ cổ chân, tay kia tỳ bàn chân trẻ như hình vẽ, gập hết tầm về phía mu chân rồi trả lại vị trí ban đầu.

+ Bài tập 10a. Gập cột sống

 

 

Trẻ ngồi, chân duỗi; cúi gập người tối đa về phía trước; sau đó trở về tư thế ban đầu.

+ Bài tập 11a. Duỗi cột sống

 

Trẻ nằm sấp; hai tay bắt chéo lên mông người ưỡn cao; sau đó trở lại vị trí ban đầu.

+ Bài tập 12a. Nghiêng hai bên

 

 

Để trẻ trên ghế; chống hai tay cạnh sườn; lần lượt nghiêng người sang hai bên, trái và phải.

3.6. Hướng dẫn trẻ tự chăm sóc

Các hoạt đồng hàng ngày mà mọi trẻ bình thường đều học cách tự làm là: tự xúc ăn, uống, đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, đi giày dép, thu dọn đồ đạc cá nhân, đồ chơi, giúp mẹ một số việc vặt… Những hoạt động này diễn ra hàng ngày, lặp đi lặp lại nên cha mẹ hãy dạy trẻ cách thực hiện chúng một cách độc lập.

a. Nguyên tắc dạy trẻ các hoạt động tự chăm sóc

* Coi trẻ như trẻ em bình thường

Nhiều trẻ chậm phát triển học cách cư xử từ những người xung quanh. Nhiều lúc, chúng ta bỏ qua những hành vi quá lố hoặc bất thường của trẻ, hoặc vô tình cười khi trẻ cư xử ngốc nghếch. Điều đó khiến trẻ tưởng rằng hành vi đó được tán thưởng. Chúng cố gắng lặp lại để được chú ý, hoặc ăn vạ để được điều trẻ muốn. Khi dạy trẻ nhiều kỹ năng tự chăm sóc, trẻ có thể không thích, chống đối hoặc ăn vạ. Do vậy, cha mẹ hãy coi trẻ như những trẻ khác trong gia đình: lờ đi nếu hành động đó không gây hại, mắng, phạt nếu trẻ hư, thậm chí có những hình phạt thích đáng nếu trẻ gây hại cho bản thân hoặc cho mọi người xung quanh.

* Động viên và khen thưởng

Là một biện pháp thường xuyên được sử dụng trong can thiệp trẻ bị chậm phát triển. Khi trẻ nhận được một phần thưởng cho một việc làm đúng, trẻ sẽ muốn lặp lại hành động đó một lần nữa. Phần thưởng có thể là:

– Một nụ cười, một cái hôn, một lời khen hoặc sự chú ý

– Một thứ mà trẻ thích: đồ chơi, hoa quả…

– Một trò chơi, hoạt động trẻ thích.

* Uốn nắn

Muốn trẻ thực hiện một công việc nào đó ngày càng tốt hơn người ta dùng khen thưởng để uốn nắn. Đầu tiên là khen:

– Khi trẻ có đáp ứng với yêu cầu đặt ra

– Sau đó khi trẻ làm đúng với yêu cầu của công việc

– Sau đó chỉ khen khi trẻ làm tốt công việc

– Khi trẻ đã làm tốt một nhiệm vụ, có thể dừng việc khen thưởng.

* Giảm dần sự trợ giúp

Khi dạy chúng ta thường trợ giúp bằng cách nhắc trẻ. Nhắc trẻ có thể bằng hành động và lời nói. Hãy giảm dần sự trợ giúp đó theo cách sau :

– Làm mẫu hoạt động đó cho trẻ nhìn và nghe

– Cùng làm công việc đó với trẻ. Khi đó cầm hai bàn tay trẻ giúp trẻ thực hiện hoạt động

– Dần khi trẻ làm dễ dàng hơn, chỉ cầm ở khuỷu tay trẻ

– Sau đó chỉ chạm vào vai trẻ, khi trẻ thực hiện hoạt động đó

– Chỉ cần nói về các động tác của hoạt động đó.

b. Cách thực hiện

* Tư thế của trẻ

Một số trẻ do khó ngồi thẳng, ngồi vững để có thể xúc ăn, nhai nuốt. Do vậy, trước hết hãy để trẻ ở tư thế ngồi với trợ giúp. Chẳng hạn: Ngồi trong ghế bại não, hoặc trong xe lăn có gối kê chắc chắc. Hai tay trẻ được để lên mặt bàn nhỏ trước mặt. Như vậy trẻ dễ dàng thực hiện nhiều hoạt động: Xúc ăn, cầm cốc uống nước, chải đầu hoặc vui chơi.

Trẻ ngồi trong lòng mẹ hoặc Ngồi ghế bại não

Có thể cho trẻ ngồi trong lòng mẹ, lưng hướng về phía mẹ, trẻ ngồi trên đùi mẹ, vắt hai chân sang hai bên, người trẻ ngả ra trước. ở tư thế đó, trẻ cũng dễ dàng cầm nắm đố ăn, đồ chơi; mẹ thay quần áo cho trẻ cũng dễ dàng hơn.

* Chia hoạt động thành chuỗi hoạt động để dạy

Trẻ có thể khó thực hiện một công việc nào đó một mình. Khi muốn dạy cho trẻ một công việc nào đó, ta cần phân tích hoạt động đó thành một chuỗi các hoạt động nhỏ hơn và dạy trẻ từng hoạt động đó

Ví dụ: uống nước gồm những động tác sau

 

Cầm cốc Đưa cốc lên miệng Uống nước Đặt cốc xuống

– Mô tả và giải thích cho trẻ các động tác

– Cầm tay trẻ, giúp trẻ uống nước

– Khuyến khích trẻ tự làm một số động tác. Động tác nào trẻ không làm được mới giúp trẻ cùng làm

– Sau đó để trẻ tự làm công việc đó một mình.

Nguồn: http://thuviensuckhoe.vn

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply