Tại sao bé sợ đi học

 Làm sao biết được học sinh có bị lo âu học đường hay không?

– Chúng thường than phiền là đau bụng vào mỗi sáng thứ hai

– Chúng gặp khó khăn trong việc quyết định đến trường

– Chúng thường quên đồ dùng học tập và thường đến trường muộn

– Chúng nói rằng chúng ghét đi học

– Chúng ở nhà vì “ốm đi học” và khỏe ra vào sáng hôm sau

– Và một số dấu hiệu thêm vào:

+ Đau đầu

+ Bám bố mẹ

+ Đau bụng thời gian dài

+ Lo lắng mình hoặc người thân sẽ bị thương

+Ác mộng

+ Vấn đề giấc ngủ

+ Nổi khùng khi bị ép đến trường

+ Hay dỗi, cáu kỉnh

+ Trốn học

+ Cảm thấy mệt mỏi

+ Khó khăn trong việc ra quyết định

don_t_want_to_go_to_school_by_vimislikart-d5wux70

Điều gì ẩn đằng sau lo âu học đường?

Lo âu học đường phổ biến nhất ở lứa tuổi 5-7 tuổi và 11-14 khi học sinh phải đối mặt với rất nhiều thay đổi.

Việc chuyển từ tiểu học lên trung học cơ sở và từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông đặc biệt gây căng thẳng. Cũng dễ nhận thấy nhiều trẻ bị lo âu sau một trận ốm dài hay sau kỳ nghỉ hè khi chúng được ở với bố mẹ thời gian rất dài

Cần phải mất thời gian để tìm hiểu, nhưng những lý do sau đây có thể là nguyên nhân của lo âu:

– Mâu thuẫn với giáo viên hay với bạn

– Việc học ở trường quá dễ hoặc quá chán hoặc quá khó và chán nản

– Mất năng lực học tập

– Sự thay đổi trong gia đình (ly hôn, đau ốm, cái chết của một thành viên gia đình, chuyển nhà)

– Không muốn xa bố hoặc mẹ

– Xấu hổ

– Cảm thấy lo lắng về trường mới hay cấp học mới

– Cảm thấy lo lắng về việc học tập ở trường (kiểm tra, bị gọi lên trước lớp, trình bày…)

– Bạo lực học đường, bắt nạt hay quấy rối

Nhà trường và gia đình cần hợp tác như thế nào để giúp học sinh?

– Giải thích về tầm quan trọng của việc học (học điều mới).

– Giúp những học sinh nhút nhát kết bạn với những học sinh khác, khuyến khích chúng tham gia câu lạc bộ hay các hoạt động ở trường

– Tìm kiếm những nguồn trợ giúp thêm (gia sư, phòng học, trung tâm tư nhân)

– Nói chuyện với trẻ về các tình huống chúng bị bắt nạt. Thông báo cho nhà tham vấn học đường, giáo viên và cán bộ nhà trường về bất cứ sự quan tâm lo lắng nào.

– Nói chuyện với trẻ mỗi ngày. Can thiệp sớm có thể loại trừ vấn đề trở nên xấu hơn

– Chú ý tới trẻ mỗi đêm. Sau đây là một số hoạt động bạn có thể cùng làm để giảm bớt sự lo lắng:

+ Viết nhật ký về những lo lắng và suy nghĩ của mình

+ Vẽ hoặc làm một tác phẩm nghệ thuật nào đó

+ Khuyến khích học sinh nói về những người lớn mà chúng tin tưởng

+ Liệt kê danh sách những thứ mà chúng không thích ở trường. Nói về những thứ mà chúng muốn thay đổi, và như thế nào?

Tham gia vào các bài tập thư giãn, khuyến khích chúng tập thể dục và ăn uống lành mạnh.

Những hành vi nào làm tăng hành vi lo âu?

Một khi trẻ có phản ứng lo âu, chúng có khuynh hướng đáp ứng theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một trong số đó:

– Tự nói với bản thân hay ý nghĩ “tự động” (ví dụ, tôi không thể đối mặt với tình huống mới. Mọi người trong trường sẽ ghét tôi)

– Hành vi né tránh (ví dụ một học sinh đã học kém năm ngoái, em đó sẽ sợ trường học).

– Đáp ứng không phù hợp dành cho trẻ lo âu (ví dụ đứa trẻ bị chế nhạo bởi người lớn vì cảm giác lo âu chứ không được khuyến khích bởi những nỗ lực và cố gắng).

Điều gì xảy ra nếu lo âu học đường vẫn tiếp tục sau nhiều can thiệp?

– Hãy nói chuyện với bác sĩ gia đình. Họ có thể đề xuất bạn làm việc với một nhà trị liệu trẻ em. Điều này là đặc biệt quan trọng nếu con bạn bắt đầu xa lánh bạn bè, gia đình và các hoạt động thường nhật.

– Nếu không được điều trị, lo âu có thể trở nên nặng hơn và tiếp tục gây ra những vấn đề khi trẻ lớn hơn.

Nếu lo âu xảy ra ở cả những môi trường khác ngoài trường học thì đó có thể là rối loạn lo âu lan tỏa.

Đây là một bệnh tâm thần phổ biến, có thể điều trị. Lo âu trở thành rối loạn khi các triệu chứng trở nên nặng, gây khó khăn cho cuộc sống bình thường. Rối loạn hoảng sợ là một vấn đề tâm thần khác. Hoảng sợ là một hình thức lo âu xảy ra thình lình, bất ngờ, do xuất phát từ bên trong, tái diễn, mãnh liệt và tràn ngập.

Cảm giác hoảng sợ được đặc trưng bởi sự khó chịu khủng khiếp, cảm giác sợ hãi hay kinh sợ, và có thể bao gồm cả những triệu chứng như tim đập, đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, cảm giác nóng ran, vân vân. Rối loạn lo âu có thể tiến triển từ từ trong thời gian dài hay tiến triển rất nhanh. Những rối loạn này có thể làm cho trẻ mất khả năng học tập, thiết lập quan hệ, các hoạt động xã hội và công việc sau này.

Nên lo lắng nếu các triệu chứng lo âu hay hoảng sợ trở nên nặng, kéo dài, bất ngờ, có vẻ bất thường hay không có nguyên nhân rõ ràng. Nhận biết các triệu chứng lo âu và hoảng sợ giúp bạn ứng phó với những rối loạn này và tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm.

Triệu chứng của lo âu

– Cảm giác sợ

– Tránh né trách nhiệm

– Chóng mặt hay cảm giác mê mộng

– Luôn chân luôn tay

– Cảm giác tăng năng lượng

– Tư duy phi tán

– Nóng giận

– Thất vọng

– Không thoát khỏi nỗi sợ

– Lảng tránh

– Thiếu kiên nhẫn

– Gặp vấn đề trong thực hiện nhiệm vụ

– Thở nhanh gấp

– Tim đập nhanh

– Những hình ảnh sợ hãi

– Đổ mồ hôi

– Run

– Tức hay đau ngực

– Nghĩ về các tình huống nguy hiểm

– Yếu ớt

– Trương lực cơ

– Vấn đề chú ý

– Táo bón hoặc ỉa chảy

– Trí nhớ kém

Các triệu chứng nặng và nghiêm trọng

– Tức ngực

– Yếu ớt hay liệt

– Chóng mặt, ngất

 Tại sao bé sợ đi học

Nguồn: Sưu tầm

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply