Phương pháp chuyện trò với trẻ có hội chứng down và tự kỷ

Phương pháp chuyện trò với trẻ có hội chứng down và tự kỷ

Tác giả: James D. MacDonald

James D. MacDonald có kinh nghiệm 30 năm làm việc và xây dựng quan hệ 2 chiều với trẻ chậm nói bao gồm trẻ tự kỷ, hội chứng Asperger, hội chứng Down, và trẻ phát triển bình thường

 Đây là bài viết nằm hướng dẫn cho cha mẹ và nhân viên y tế trong việc giao tiếp/chuyện trò với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

  five-yr-down-syndrome

Một điều quan trọng mà tôi học được trong 30 năm làm việc với trẻ chậm nói là các em và người thân xung quanh cảm nhận thế giới rất khác biệt. Điều này có vẻ là hiển nhiên, nhưng tôi nhận ra rằng người lớn thường không bước vào thê giới của trẻ mà vẫn ở trong thê giới riêng của mình khi giao tiếp với trẻ. Chìa khóa đê giúp trẻ thực sự phát triển là bước vào thế giới cá nhân của trẻ. Câu truyện của Mike và Ryan sau đây sẽ minh họa cho điều này

Ryan, một cậu bé 4 tuổi chưa biết nói mắc bệnh tự kỷ đang chới với một chiếc chổi rơm như một đồ chơi tri giác hay một nhạc cụ dây. Rõ ràng chiếc chổi đối với cậu hoàn toàn khác với cha cậu, Mike: “Ryan, đấy là cái chổi, con dùng chổi để quét sàn cho sàn sạch. Nhìn bố quét này”. Ryan phản ứng với câu nói của Mike bằng cách bỏ đi và Mike mất một cơ hội chơi với con.

Mike quan sát sự việc bằng suy nghĩ và ngôn ngữ của chính mình vì thế lời giải thích của anh không phù hợp với những cảm nhận của Ryan. Khi tôi mang chiếc chổi trở lại, cậu bé tiếp tục chơi với chổi như trước đây; tôi tham gia chơi cùng cậu. Sau đó, tôi rút ra 2 sợi rơm và chúng tôi bắt đầu chọc nhau bằng sợi rơm. Tôi đã thu hút được sự chú ý của Ryan. Tiếp đó tôi làm động tác quét với cây chổi rồi im lặng chờ đợi. Cậu bé nhặt cây chổi lên và bắt trước tôi. Tôi học được rằng chỉ khi nào tôi đi vào thế giới cảm giác và hành động của Ryan trước, thì cậu mới đi theo vào thế giới của tôi

Trên thực tế cha của Ryan đã rất sửng sốt khi tôi nói: “Tôi xin thứ lỗi nhưng khi anh nói với Ryan ‘đây là cái chổi’ anh đã sai. Trong thế giới của Ryan đó là một đồ chơi tri giác, không phải một cái chổi. Chỉ khi tôi trải nghiêm cùng với cậu thì cậu bé mới theo knih nghiệm của tôi.

Câu truyện trên nói lên giá trị của việc tham gia trải nghiệm cùng trẻ. Khi mà cha của Ryan còn chờ đợi cậu bước vào thế giới của người lớn, không có gì xảy ra. Tuy nhiên, khi tôi chấp nhận thê giới của cậu và tham gia vào các trải nghiệm của cậu, cậu chú ý đến tôi và bắt đầu bước vào thế giới của tôi. Chơi là bước đầu tiên trong giao tiếp và có nghĩa rằng 2 người tương tác với nhau không vì mục đích nào khác ngoài việc ở bên nhau. Cho trẻ chơi cùng mọi người trong một thời gian dài có vẻ không quan trọng nhưng thực tế lại rất cần thiết. Bất cứ sự tương tác nào với những người bước vào thế giới của trẻ cũng giúp trẻ phát triển giao tiếp. Trẻ tự kỷ có khó khăn căn bản trong việc “ngồi cùng mọi người”, chương trình Bạn Hội Thoại trực tiếp giải quyết vấn đề “cùng mọi người”.

Gần đây không có nhiều nghiên cứu về ‘Lý thuyết Tâm” ở trẻ tự kỷ. Rõ ràng trẻ em thường không hiểu ý cha mẹ mong muốn, nhưng chúng ta phải nhân ra rằng ta cũng không hiểu chính xác suy nghĩ của trẻ. Tôi nhận ra rằng bước đầu tiên giúp trẻ phát triển là bước vào “Lý thuyết Tâm” của trẻ. Ở câu truyện trên, Mike mong đợi Ryan sẽ cảm nhận thế giới giống như anh. Khi tôi bước vào thế giới cảm nhận và hành động của Ryan và chấp nhận cách cậu tiếp cận chiếc chổi, Ryan đã tham gia cùng với tôi và chúng tôi có thể bắt đầu một mối quan hệ.

Sau đây là một câu truyện được kể bởi Jack Kornfield, một nhà tâm lý học nghiên cứu giúp người lớn chú tâm tới thế giới của trẻ.

Molly đang ở trong nhà hàng cùng với cha mẹ và bà. Người bồi bàn hỏi cô bé thích gì, cô nói “xúc xích và soda”. Nhưng cha cô nói: “con bé sẽ ăn gà với salát” và người bà thêm vào: “sữa thay cho soda”.

Khi người bồi bàn bắt đầu rời khỏi bàn, anh quay lại và hỏi Molly: “em có muốn sốt cà chua trên xúc xích không?”. Cô bé trả lời: “có, em cảm ơn” rồi quay sang nói với gia đình: “cha mẹ nghĩ sao? Anh ấy nghĩ con là một người thật”.

Câu truyện này cho thấy suy nghĩ của một đứa trẻ khi bị gạt sang một bên. Trẻ chậm nói có thể có cùng cảm giác nhưng không có khả năng diễn đạt như Molly Cuốn sách này là một cố gắng giúp bạn và mọi người nhìn thấy con người thật của trẻ hơn là những chẩn đoán nhãn mác, hay kết quả xét nghiệm.

Bạn Hội Thoại là một cách tiếp cận tập trung vào con người riêng của từng trẻ chứ không phụ thuộc vào chẩn đoán các khiếm khuyết. Mỗi đứa trẻ được nhìn nhận có điểm mạnh riêng biệt chứ không phải là đang mắc lỗi. Chỉ khi chúng ta chấp nhận con người thật của trẻ, chúng ta mới có thể gúp trẻ phat triển một cách bền vững. Bạn Hội Thoại nhìn nhận mỗi trẻ đang thay đổi liên tục theo các quan hệ xã hội, do đó chúng tôi tập trung vào người thân cũng như tập trung vào chính đứa trẻ.”

James D. MacDonald

 

* * *

Chú thích của người dịch: “Lý thuyết Tâm” là một thuyết khoa học về khả năng gắn một trạng thái tâm thần cho bản thân và cho người khác. Cụ thể hơn là khả năng hiểu rằng niềm tin, ham muốn, dự định của người khác không giống của bản thân. Các trạng thái tâm thần bao gồm niềm tin, dự định, ham muốn, giả vờ, tri thức và nhiều trạng thái khác. Rối loạn khả năng này thương xảy ra ở người mắc tự kỷ và các rối loan liên quan, tâm thần phân liêt, và nhiễm độc thần kinh do rượu. Lý thuyết Tâm khác với Thuyết về Tâm trong triết học (Theo Wikipedia).

Từ “tâm” (mind) được dùng trong cuốn sách này theo nghĩa chỉ chung toàn bộ hay một vài hoạt động và chức năng của não. Từ “tâm” ở đây không để chỉ các vấn đề tâm linh (spirituality) hoặc nhân tâm và đạo đức (moral and ethics).

Người dịch: Nhím Xù – bài dịch riêng cho traimoxanh – Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng bài dịch.

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply