Những bước cơ bản dạy trẻ có Hội chứng Down

Giáo dục học sinh đặc biệt là một thử thách đối với người dạy vì không có một công thức chung trong việc dạy dỗ các em.

Có một vài nguyên tắc cơ bản mà chúng ta có thể áp dụng khi dạy học sinh có Hội chứng Down, tuy nhiên, bạn phải căn cứ vào những trường hợp cụ thể của từng học sinh để tìm ra cách áp dụng tốt nhất nhằm giúp cho học sinh đạt được kết quả học tập tốt nhất theo khả năng của từng em.

Bước 1 – Phát triển sự kiên nhẫn.

Thật không dễ  để tìm ngay được phương pháp tốt nhất để giảng dạy và giao tiếp với các học sinh đặc biệt. Điều này có thể làm bạn cảm thấy thất vọng. Học sinh sẽ nhận sự thất vọng của bạn và điều này có thể khiến các em có cảm giác tội lỗi, lo âu và nhầm lẫn, dẫn đến sự tập trung vào học tập sẽ bị mất. Hãy nhớ rằng nếu bạn cảm thấy thất vọng một thì học sinh của bạn sẽ có cảm giác thất bại hơn nhiều lần. Trẻ em có hội chứng Down thường từ bỏ hoặc mất hứng thú nếu bài học quá khó. Đừng trở nên tức giận với sự thất bại của học sinh khi học bài. Hãy hít thở sâu và cố gắng tìm phương pháp giảng dạy khác.

Bước 2 – Đơn giản hóa bài học.

Trẻ em có hội chứng Down học tốt nhất khi bài học được trình bày với những  thông tin ngắn, đơn giản. Cho phép các em thực hành và thao tác thành thạo một phần nhỏ trong bài học. Sau khi các em đã tự tin với phần nhỏ của bài học rồi thì bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo một cách dễ dàng hơn và các em cũng nắm bắt vấn đề nhanh chóng hơn.

Bước 3 – Sử dụng những vật mẫu cụ thể.

Nhiều học sinh đặc biệt gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin trừu tượng. Để giáo dục học sinh có Hội chứng Down, có thể sử dụng các vật dụng bên ngoài hoặc ngôn ngữ cơ thể để tiếp cận vấn đề.

Ví dụ, sử dụng một vật dụng bên ngoài làm đối tượng  như chú gấu nhồi bông, viên đá, cho học sinh thao tác khi học toán. Sử dụng tiền thật trong bài học về tiền.

Các kết quả khảo sát cho thấy rằng học sinh có Hội chứng Down  học tốt nhất khi được thực hành với những vật dụng cụ thể.

Bước 4 – Hãy thử  các cách khác nhau.

Nếu một học sinh có Hội chứng Down đang phải vật lộn với một khái niệm, suy nghĩ, tìm cách để trình bày thông tin, thì bạn có thể tìm các cách khác nhau để giúp đỡ các em.

Ví dụ: Trong buổi thảo luận chủ để

–     Thay vì làm việc trên một bảng tính về các kỹ năng xã hội, có học sinh sử dụng con rối để thực hành các kỹ năng xã hội.

–     Đôi khi học sinh không chịu tham gia vào buổi thảo luận, nhưng bạn cảm thấy các em có thể làm được điều đó. Hãy cố gắng đưa thông tin đến với các em theo các cách khác nhau hoặc cho phép các em thực hành trên các bảng trắng thay vì viết vào giấy hoặc vở tại bàn của mình. Điều này sẽ  khuyến khích các em tham gia và tập trung vào chủ đề thảo luận.

Bước 5 – Ăn mừng khi đạt được mục tiêu dù nhỏ.

Sự phản hồi ngay lập tức của bạn rất quan trọng khi bạn cho các em thấy rằng bạn bạn tự hào về những gì các em đã làm hoặc khen ngợi các em đã làm một công việc tuyệt vời.

Nhiều học sinh đặc biệt có những kỷ niệm tuyệt vời về thông tin phản hồi tích cực và các em cũng dễ dàng có được sự đồng thuận từ người lớn hay bạn học. Bạn luôn động viên và khen ngợi khi các em đạt được thành tích nhỏ, thì các em sẽ tích cực phấn đấu để đạt được những mục tiêu mà bạn hướng tới.

Traimoxanh sưu tập và dịch  từ http://www.livestrong.com – đề nghị ghi rõ nguồn khi trích dẫn

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply