
Những thành tích của người có hội chứng Down
Những thành tích của người có hội chứng Down
Một số người có hội chứng Down đã đạt được những thành tích cao trong cuộc sống. Họ tham gia vào nhiều lĩnh vực từ hoạt động nghệ thuật cho tới thể thao, và thường tạo ra nguồn cảm hứng cho những người xung quanh.
Những người có hội chứng Down dưới đây có nguồn gốc khác nhau, cơ hội giáo dục và hoàn cảnh khác nhau nhưng những thành tích mà họ đạt được là kết quả của sự kiên trì và cố gắng luyện tập trong thời gian dài.
Stephanie Ginnsz
Stephanie Ginnsz là diễn viên có hội chứng Down đầu tiên từng là ngôi sao trong một bộ phim. Cô ấy có một vai chính trong một bộ phim khi cô được mười hai tuổi. Bộ phim “Duo”, do chính anh trai của cô viết kịch bản và quay phim vào năm 1995.
“Duo” đã giành được nhiều giải thưởng như : là bộ phim chính thức tham gia vào giải Oscar năm 1996, Giải thưởng phim xuất sắc nhất do hãng phim Martin Scorsese Film Post Production trao tặng năm 1996 và cũng giành giải thưởng của hãng phim Warner Brothers Pictures Film Production năm 1996. Tham gia vòng chung kết trong Liên hoan phim quốc tế tại Chicago năm 1996 và giành giải thưởng cho nhà quay phim suất sắc nhất, và được đề cử cho giải thưởng truyền thông trong năm 1997.
Stephanie đã tốt nghiệp trường trung học Walter Johnson tại Bethesda, Maryland (Hoa Kỳ), cô tham gia đóng một đoạn quảng cáo và hai vở kịch.
Max Lewis
Max Lewis là một cậu bé 12 tuổi có hội chứng Down từ Londonđã gia nhập Hollywood thông qua việc tham gia trong nhà hát cộng đồng địa phương của mình. Sau khi thuyết phục cha mẹ của cậu để cho cậu tham gia cố gắng trong các buổi thử giọng mà cậu nghe nói tại nhà hát địa phương, Max đã được lựa chọn để vào vai một cậu bé có bị hội chứngDown cùng với Cate Blanchett, Bill Nighy và Judi Dench trong bộ phim “Ghi chú về Scandal” ( Notes on a Scandal).
Phim đã công chiếu lần đầu và được đề cử Quả cầu vàng.
Sau đó, cậu đã vào vai một cậu bé không (không có hội chứng Down) trong bộ phim “Trial and Retribution XIII” , và sẽ khởi quay trong thời gian gần đây.
Joey Moss
Joey Moss, sinh năm 1963, là người giữ chìa khóa phòng thay đồ đội tuyển khúc côn cầu Edmonton Oilers.
Wayne Gretzky, huấn luyện viên của đội tuyển Oilers vào thời điểm đó, đã xin cho Joey công việc này vào năm1985 sau khi thấy anh chăm chỉ làm việc tại một kho hàng địa phương. Người quản lý, Glen Sather, đã đồng ý cho Joey thử việc, và anh làm việc đó cho tới tận bây giờ.
Mùa hè năm 1986, Wayne yêu cầu Joey đến làm cho đội Eskimos Edmonton trong thời gian luyện tập để anh sẽ không quên nhiệm vụ và kỹ năng anh đã học được trước đó.
Do làm việc liên tục trong một thời gian dài cộng với khả năng hòa đồng tốt và tính tình hiền hòa, Joey tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thời gian làm việc cho hai đội bóng chày nên anh được thừa nhận và nổi tiếng trong một thời gian dài.
Hiện nay, Joey Moss vẫn là người giữ chìa khóa phòng thay đồ cho đội tuyển Oilers , anh có quãng thời gian dài song hành cùng với Gretsky và các cầu thủ khác của đội tuyển.
Niềm đam mê của anh dành cho các trò chơi khúc côn cầu, sự nhẫn nại và quyết tâm làm việc đã khiến anh nổi tiếng trên toàn quốc.
Xã hội và các tổ chức chuyên nghiệp về khúc côn cầu coi anh như là một biểu tượng của sự gắn bó với khúc côn cầu. Anh thậm chí còn hoãn việc phẫu thuật thoát vị vào năm 2006 để theo dõi trận đấu của đồng đội mình trong trận tranh cúp Stanley.
Nhiệm vụ chính của anh ngày nay bao gồm làm sạch phòng thay đồ, thay khăn, theo dõi van nước và chạy việc vặt cho người quản lý thiết bị.
Nhiệm vụ không chính thức của anh, tất nhiên, là linh hồn của đội bóng.
Anh nhận được giải thưởng người đàn ông thứ bảy “Seventh Man Award” của Các cựu tuyển thủ bóng chày quốc gia trao tặng năm 2003 cho những dịch vụ ở hậu trường của anh .
Nhóm của anh, đội bóng khúc côn cầu Oilers, cũng đã tạo ra cúp Joey Moss, mà họ chia đội thi đấu hàng năm ở cuối mỗi kỳ luyện tập.
Paula Sage
Paula Sage là một nữ diễn viên người Scotland sinh năm 1980 với hội chứng Down. Cô chơi bóng rổ tại Thế vận hội đặc biệt và được ghi nhận là đại diện quốc tế cho người có hội chứng Down.
Cô làm công việc đại sứ cho những người có Hội chứng Down tại Scotland và Mencap, cô hỗ trợ cho hoạt động để bảo vệ những người có khuyết tật tại tổ chức Ann Craft Trust.
Cô tham gia một vai diễn trong bộ phim tiếng Anh “AfterLife” và dành được giải thưởng BAFTA Scotland dành cho người lần đầu tiên đóng phim có diễn xuất tốt nhất.
Cô cũng giành giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế năm 2004 ở Bratislava, bộ phim này cũng đã giành được giải thưởng khán giả yêu thích nhất tại liên hoan phim Edinburgh Film Festival 2003.
Hiện tại cô tham gia bộ phim truyền hình River City được phát sóng định kỳ trên kênh BBC Scotland.
Judith Scott
Câu chuyện có thật này gần như đưa tôi đến rơi nước mắt ….
Judith Scott là một nghệ sĩ nổi tiếng sinh ngày 01 Tháng 5 năm 1943 với hội chứng Down và điếc nặng. Cô có một người em sinh đôi, Joyce Scott không mang hội chứng Down.
Judith đã được chẩn đoán hội chứng Down khi sinh, nhưng bệnh điếc của cô chỉ được phát hiện sau đó rất nhiều năm.
Khi cặp song sinh đến tuổi đi học, Judith bị coi là “không thể học được” và thậm chí không đủ điều kiện đối với các lớp học dành riêng cho trẻ em khuyết tật học tập.
Bởi vì không có ai phát hiện ra Judith bị điếc, nên cô được chuẩn đoán có vấn đề về tâm thần. Do đó, chuyên gia tư vấn tâm lý khuyên cha mẹ của Judith đưa cô vào bệnh viện Columbus (Columbus State Institution), một bệnh viện dành cho bệnh nhân tâm thần.
Việc tách cô khỏi người em sinh đôi gây ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc đối với cả hai cô gái.
Tại bệnh viện, bài kiểm tra IQ của Judith có tổng điểm 30 dựa trên các bài kiểm tra miệng. Cô không còn có em gái bên cạnh để giúp cô dịch và giải thích cho cô như ngày còn ở nhà. Do đó, kết quả bài kiểm tra IQ không chính xác, cô đã bị từ chối bất kỳ cơ hội giáo dục có thể và trở nên xa lạ với những người xung quanh cô. Cô bắt đầu phát sinh hành vi không bình thường và không thể hòa nhập với các trẻ khác. Cụ thể như cô để đồ ăn vung vãi, xé quần áo của mình, đánh những đứa trẻ khác, và nói chung làm hết sức mình để bày tỏ sự tức giận sâu sắc của cô đối với thế giới đã bỏ rơi cô.
Năm 1985, Joyce , người em sinh đôi của cô nhận ra rằng nếu cô ấy là người giám hộ hợp pháp của Judith, thì cặp sinh đôi một lần nữa có thể ở cùng nhau. Sau một cuộc chiến pháp lý phức tạp, Judith chuyển đến California với Joyce.
Điều này khá hiệu quả vì tiểu bang California bảo vệ các quyền được tiếp tục học tập của mọi công dân bị bệnh tâm thần.
Judith bắt đầu tham gia Trung tâm Sáng tạo Nghệ thuật (Creative Growth Art Center) năm 1987. Lúc đầu, cô biết gì, chỉ viết nguệch ngoạc những cái móc và vòng tròn vô định. Phản ứng của cô với nghệ thuật thị giác bình thường rất mờ nhạt đến mức Joyce dự tính sẽ loại bỏ từ chương trình này ra khỏi chương trình học tập của cô.
Tuy nhiên, một vài tháng sau đó, Judith đã tham gia một lớp học nghệ thuật kết sợi (fiber art) do nghệ sĩ Sylvia Seventy đến thăm và hướng dẫn, và lúc đó, khả năng của Judith được khơi mở. Trong khi các học sinh khác chỉ mới khâu sợi dọc theo các hướng dẫn, Judith bắt đầu điêu khắc với các loại sợi.
Các sáng tạo của cô đã nhanh chóng được công nhận, cô tự do lựa chọn vật liệu mà cô mong muốn. Công việc của cô chủ yếu quấn các sợi màu một cách cẩn thận để tạo ra các tác phẩm điêu khắc. Cô sáng tác theo bản năng, phản ánh kết nối sâu sắc với người em sinh đôi của cô.
Công việc của Judith trở nên khá phổ biến trong một số bộ phận của thế giới nghệ thuật, và một số tác phẩm của cô đã được các bảo tàng mua để cho triển làm hàng năm và làm bộ sưu tập vĩnh viễn của họ. Hiện nay, tại các cuộc đấu giá nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật của cô thường bán với giá $ 15.000 hoặc nhiều hơn . Mỗi tác phẩm đều phản ánh quan điểm và cái nhìn độc đáo của Judith đối với thế giới.
Judith Scott đã ra đi bình an bên cạnh người em song sinh của mình vào ngày 15 tháng 3 năm 2005 ở tuổi 61, gần năm mươi năm nhiều hơn so với các bác sĩ dự đoán lúc cô mới sinh ra.
Karen Gaffney
Karen Gaffney là một cô gái 30 tuổi với hội chứng Down, đã đạt được những điều đáng ghi nhận, như tốt nghiệp đại học và có một sự nghiệp thể thao thành công.
Cô tốt nghiệp trung học từ viện St Mary (St Mary Acadamy) tại Portland, Oregon năm 1997, và được có được giấy chứng nhận và chứng chỉ phụ tá cho giáo viên tại trường Cao đẳng Cộng đồng Portland năm 2001.
Những mục tiêu mà Karen theo đuổi cũng như những công việc mà cô đang làm luôn theo những chuẩn mực chung thông thường như với những người không có hội chứng Down, và để đạt được những mục tiêu đó cô đã vượt qua những khó khăn của mình.
Karen bơi những chặng ngắn hai dặm một ngày, năm ngày một tuần mà không bị căng thẳng hoặc hụt hơi, mặc dù một chân trái của cô bị tật. Cô nhận được một thư khen ngợi của trường trung học về khả năng bơi lội, khen ngợi sự thành công của cô trong việc thi đấu với các vận động viên không bị bất kỳ khuyết tật nào trong khu vực.
Cô không thể dùng đôi chân để đạp nước, do đó, tất cả sức lực bơi lội của cô đến từ phần trên cơ thể của cô.
Cô bắt đầu bơi từ thời thơ ấu, cô và gia đình cô đã luyện tập rất chăm chỉ để phát triển sức mạnh, độ bền và kiểm soát hơi thở nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể của cô. Cô khiến họ nghĩ rằng các bài tập của họ đã giúp cho sự phát triển của con gái và trở thành một niềm đam mê sâu sắc của cô.
Cha cô dạy cô bơi trong một hồ bơi nhỏ, họ bơi vào tất cả những thời gian có thể trong thời điểm đó, sự tự tin và kỹ năng mà cô học được đã giúp cô đứng vững vàng trong suốt cuộc đời của cô. Cô đã học kỹ năng giao tiếp xã hội đầu tiên trên cơ sở bình đẳng với các trẻ khác trong hồ bơi. Các bạn cùng lớp của cô hoàn toàn chấp nhận và đối xử ngang bằng với cô khi ở cùng nhau dưới nước.
Cô phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc nắm bắt sự thay đổi và các quy tắc trong suốt sự nghiệp thi đấu của mình, nhưng bằng sự kiên nhẫn và quyết tâm của chính bản thân cô và của gia đình cô, cô đã vượt qua các trở ngại một cách xuất sắc.
Hiện nay, cô đại diện cho những người có hội chứng Down tham gia vào những cuộc thi bơi. Cô thi đấu trong giải Donner Lake Swim Triathalon và tham gia một đội bơi tiếp sức của English Channel. Cô bơi chín dặm ngang qua hồ Tahoe ở trong nhiệt độ sáu mươi độ F vào mùa thu năm ngoái, và trở thành người đầu tiên với hội chứng Down đạt được điều này. Tất cả tiền thu được từ những cuộc thi đều được dành tặng cho Tổ chức Hội chứng Down quốc gia Mỹ (American National Down Syndrome Foundation).
Cô điều hành tổ chức phi lợi nhuận của riêng cô, Karen Gaffney Foundation, với mục đích giúp đỡ cho những người có hội chứng Down và người có khuyết tật được phát triển trong gia đình, trường học, cộng đồng và ở nơi làm việc.
Tổ chức của cô hy vọng cung cấp một cuộc sống đầy đủ cho những người có hội chứng Down và gia đình của họ, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng hành động để hỗ trợ người khuyết tật, nâng cao nhận thức và nâng cao các kỳ vọng của nhân viên tư vấn, giáo dục, và các chuyên gia y tế liên quan trẻ em có hội chứng Down, động viên cha mẹ của trẻ sơ sinh có hội chứng Down tham gia thực thực hành các bài luyện tập với con em mình mỗi ngày.
(Traimoxanh lược dịch từ cafemom.com – đề nghi ghi nguồn hoặc link trang web khi bạn trích dẫn bài này)