
Mục tiêu của vật lý trị liệu cho trẻ bốn tuổi có Hội chứng Down
Trẻ em có hội chứng Down thường có biểu hiện điển hình là trương lực cơ thấp, hoặc sức căng cơ yếu, dây chằng lỏng lẻo và yếu cơ. Tùy vào từng thể trạng của từng em mà sự biểu hiện này ở các mức độ khác nhau. Đây có thể là nguyên nhân gây ra :
– Sự chậm trễ trong quá trình phát triển vận động của trẻ. Lấy những mốc phát triển vận động của trẻ như biết lẫy, bò, đứng và đi để làm căn cứ so sánh thì chúng ta thấy rằng trẻ có hội chứng Down luôn phát triển vận động chậm hơn trẻ em bình thường.
– Tư thế khi vận động của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, như sự cân đối của dáng đi, tạo sức ép quá mức lên các khớp của cơ thể.
Do đó, mục tiêu của vật lý trị liệu cho trẻ có hội chứng Down là để giúp các em có được một cơ thể cân đối và thúc đẩy sự các bộ phận vận động hoạt động một cách hiệu quả nhằm giảm nguy cơ bị thương tích, tăng sức mạnh và độ bền của cơ.
Tư thế ngồi
Một trong các mục tiêu của vật lý trị liệu cho trẻ bốn tuổi có hội chứng Down là tư thế ngồi thích hợp.
Trương lực cơ thấp và cơ bắp yếu thường làm cho phần lớn trẻ có hội chứng Down bị gù. Chúng ta có thể nhận ra điều này ngay khi trẻ tập ngồi. Điều này được biểu hiện qua độ nghiêng của khung xương chậu, lưng bị gù lên và đầu đặt trên vai (cổ rụt).
Vật lý trị liệu sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề này trước tiên nếu nó biểu hiện khi trẻ bắt đầu tập đi vì nếu tư thế này không được sửa chữa, nó có thể dẫn đến đau lưng cũng như hơi thở và thân suy yếu theo thời gian.
Tư thế đứng
Phần đông trẻ em có hội chứng Down khó có tư thế đứng cân bằng do dây chằng lỏng lẻo, trương lực cơ thấp và cơ bắp yếu. Tư thế đứng của các em thường là vòng kiềng , và nếu cứ tiếp tục giữ tư thế đứng như vậy có thể sẽ dẫn đến các vấn đề về khớp trong cuộc sống sau này.
Tư thế vòng kiềng biểu hiện như hai chân đứng cách xa nhau (chân choãi), đầu gối bị khóa (đầu gối chụm) và bàn chân ngửa ra bên ngoài. Tư thế vòng kiềng có thể mang đến cho các em cảm giác vững chãi khi đứng.
Giúp các em có được một tư thế đứng thích hợp là mục tiêu của vật lý trị liệu và thường bắt đầu ngay khi trẻ học mẫu giáo.
Dáng đi
Sự vận động cơ yếu và tư thế đứng vòng kiềng là nguyên nhân tạo ra dáng đi vòng kiềng của các em. Các em đi với hai chân khuỳnh ra bên ngoài, đầu gối chụm lại và các em cảm giác di chuyển dễ dàng hơn với dáng đi này. Tuy nhiên, dáng đi này có thể gây ra vấn đề với bàn chân và đầu gối theo thời gian và làm cho trẻ nhanh bị mệt. Sửa chữa tư thế này ngay khi trẻ mới bắt đầu tập đi, trước khi nó trở thành một thói quen ăn sâu thường là một trong những ưu tiên trong chương trình vật lý trị liệu cho trẻ em có hội chứng Down.
Lưu ý
Những mục tiêu đề cập trên đây là mục tiêu chính trong việc xây dựng kế hoạch vật lý trị liệu cho trẻ bốn tuổi có hội chứng Down. Với mỗi trẻ khác nhau thì việc xây dựng mục tiêu cũng như kế hoạch vật lý trị liệu cũng sẽ khác nhau.
Vật lý trị liệu trước tiên phải đánh giá khả năng của mỗi đứa trẻ với mục tiêu điều trị vật lýtrị liệu được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu cá nhân của mỗi trẻ, nhằm giúp cho trẻ phát triển vận động một cách có hiệu quả nhất.
Traimoxanh sưu tập và biên dịch, đề nghị ghi rõ nguồn khi trích dẫn