Làm thế nào để giúp trẻ có hội chứng down giao tiếp tốt hơn.

Nguyên nhân của hội chứng down là do có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 21, kẻ thừa ra này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ. Nguy cơ sinh con có hội chứng down tăng cao theo độ tuổi người mẹ. Ngày nay, nhờ có công nghệ y tế và tư vấn hỗ trợ nên tuổi thọ của người có hội chứng down lên tới độ tuổi 60, ngược với độ tuổi 20 như ở thời kỳ của những năm 1980. Tuy vậy, các em bé sơ sinh và trẻ có hội chứng down vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khi lớn lên, và khi trưởng thành; một trong số đó là khả năng giao tiếp. Giúp trẻ có hội chứng down giao tiếp tốt hơn sẽ cung cấp cho họ những công cụ mà họ cần để hướng tới cuộc sống bình thường ở mức có thể nhấ và trở thành một trong những thành viên của xã hội.

Bước 1

Khi trẻ được chuẩn đoán có hội chứng down, bạn cần khuyến khích và giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp ngay khi trẻ mới bắt đầu tập đi. Trị liệu phát âm và ngôn ngữ một cách riêng biệt để tạo ra sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật khi trẻ bắt đầu giao tiếp. Khuyến khích trẻ sử dụng nét mặt và cử chỉ để thể hiện cảm xúc. Theo giáo sư Libby Kumin, trưởng khoa bệnh học của trường đại học Loyola (Bantimore), trẻ em cần được khuyến khích phối hợp giữ các ký hiệu và cử chỉ, như là đập lòng bàn tay của hai người vào nhau (high fives), chỉ ngón tay (pointing), cười và những cử chỉ khác để giúp thể hiện cảm xúc của các em, thể hiện sự xúc động và những yêu cầu của các em

Ký hiệu đập tay (high-five)

Chỉ ngón tay (pointing)

Bước 2

Thực hành từ vựng với trẻ em có hội chứng down. Sử dụng thẻ học từ có kèm hình ảnh để giúp trẻ tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ, hình dạng, động vật và các ký hiệu khác nhằm giúp các em có sự liên hệ trong giao tiếp. Theo giáo sư Kumin, trẻ có hội chứng down thường gặp khó khăn với các khái niệm ngữ pháp, nhưng ông tin rằng trẻ có hội chứng down không có bất kỳ ngôn ngữ riêng biệt hoặc vấn đề phát âm (lời nói) khác biệt nhiều so với bất kỳ đứa trẻ nào khác. Hãy tìm kiếm và tạo ra một phương pháp giao tiếp đặc biệt phù hợp cho con của bạn.

Bước 3

Thực hành kỹ năng giao tiếp, lời nói, từ vựng và cử chỉ mỗi ngày để tạo một môi trường cho trẻ có hội chứng down được thể hiện mình một cách liên tục. Anh chị em, cha mẹ, bạn bè, giáo viên và những người khác có liên quan tới cuộc sống của trẻ hoặc môi trường hàng ngày của trẻ nên nói chuyện trẻ có hội chứng down như với bất kỳ đứa trẻ nào khác để giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng, hiểu biết và chia sẻ cảm xúc với những người khác. Dù trẻ chỉ nói được một từ, hoặc phát triển thêm hai hoặc ba từ thì bạn hãy khuyến khích trẻ nói và có những tương tác với trẻ một cách thích hợp.

Kim Liên dịch từ http://www.livestrong.com

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply