
Hình dạng, Tâm tính của trẻ có hội chứng down (down syndrome)
1. Hình dạng:
- Mập, hiền, dáng dấp hiền, nhìn hơi lụ mụ, dáng đi nặng nhọc.
- Con gái cao chừng 1,55m; con trai 1,60m.
- Tay chân ngắn, ngón tay và ngón chân cũng ngắn.
- Bàn chân ngắn và bè ra, gặp khó khăn khi mua giầy.
- Lòng bàn tay và chân có dấu hiệu của trẻ bị down, với da lòng bàn chân bị chai, dầy.
- Tóc thẳng, mắt xếch, mí to, hai đỉnh chân mày xa hơn người bình thường.
- Miệng nhỏ, luôn luôn há ra vì khó thở.
- Hay le lưỡi, khiến hay nhễu nước miếng.
- Bắp thịt mềm, nhão.
- Hay ngó nghiêng.
- Gương mặt dẹp khi nhìn ngang, và tròn khi nhìn đối diện.
- Cổ ngắn và to hơn người bình thường.
- Da khô, môi hay bị nứt, da dễ bị dị ứng.
2. Tâm tính
- Không thích đi bộ, đi xa, đứng lâu, chờ đợi lâu.
- Nóng tính, cứng đầu.
- Không thích nói nhiều hay có giải thích dài dòng.
- Không thích hướng dẫn nhiều bằng lời nói.
- Thích nhận diện bằng đồ vật hay hành động.
- Thích tự nói một mình, còn với người khác thì rất ít lời. Khi nói chuyện thì thường nói tiếng bồi, hay nói ngược. Cha mẹ nên chờ trẻ dạn dĩ và nói rành rồi hãy sửa cho trẻ nói đúng, và cần giải thích cùng dẫn chứng vì sao mình làm vậy.
- Gặp khó khăn lúc suy nghĩ, có trở ngại về việc diễn đạt tư tưởng, tiếp xúc. Thích yên lặng, cô độc, không thích giao tiếp.
- Ăn nhiều mà không cảm nhận được là lúc nào đã no cần phải ngừng nên dễ bị mập phì. Sợ thức ăn lạ.
- Thích tưởng tượng, đóng kịch tưởng tượng nhiều vai.
- Thích bắt chước.
- Thích làm trái ý người dạy. Trẻ nhỏ thường không lắng nghe người dạy, khi lớn một chút mới bắt đầu tập học. Ít chịu nhìn vào mắt người dạy hay người đối diện. Không chịu nhìn vào cử chỉ hay hành động của người dạy.
- Thích lời nói ngọt.
- Hay lo xa, lơ đãng.
- Không chịu bị áp lực.
- Lúc mới bắt đầu tập học không chịu ngồi vào bàn để học, Không chịu ngồi học lâu.
- Thích làm đau thân thể để gây áp lực cho người dạy.
- Châm hiểu nên không sợ nguy hiểm, không nhận ra nguy hiểm.
- Không phân biệt được lợi hại, đung sai, nên cần được giải thích và hướng dẫn kỹ lưỡng, nói thêm cho thật hiểu.
- Bực bội khi đi ra đường, đi mua sắm hay đi đến chỗ lạ.
- Không cho đụng tới đầu và tóc.
- Hơi thở ồn, mệt nhọc, và hễ ăn nhanh thì tiếng ồn lớn thêm. Giọng nói khàn, nghe như đớt và cà lăm (nói lắp).
- Thường bị thịt dư ở cổ và lỗ mũi.
- Rất dễ bị cảm, thường sổ mũi nhưng bớt từ từ khi qua 12 tuổi. Dễ chảy máu cam.
- Bị trở ngại về thính giác, ngoài ra tai hay bị nhiễm trùng.
- Mắt lé, thị giác kém, hay bị cận thị, viễn thị, mắt có cườm, mắt láy.
- Hay bị ung thư máu.
- Hay có bệnh về tim, nên trẻ chậm lớn trong thời gian này.
- Hay có trở ngại về đường đại tiện, thường bị táo bón nên hay bị trĩ.
- Khi ngủ hay đá hết mềm (chăn), nằm sấp nghiêng, chổng khu (mông), tay và chân khoanh cứng lại.
- Có cảm nhận bị đau chậm hơn trẻ bình thường, và không chỉ đúng, nói đúng đau chỗ nào trên thân thể.
- Không biết giải thích vì sao mình thích hay không thích, trẻ cần sự hướng dẫn về việc này và cần nhiều thời gian mới hiểu.
- Bị lão hóa trước tuổi. Trước đây tuổi thọ của người có hội chứng down là khoảng 40 tuổi, ngày nay có nhiều dịch vụ chăm sóc và nhờ có ý thức về bệnh mà tuổi thọ tăng lên đến 50, 60 tuổi.
Nguồn: chamevoiconkhuyettat.org.au – traimoxanh đánh máy lại