Giao tiếp với người khuyết tật

Khi bạn cần hoặc mong muốn giao tiếp với người khuyết tật thì trong bạn luôn có một cảm giác e ngại và lo lắng, bạn không biết người khuyết tật nghĩ gì và những lời nói, hành động của mình có ảnh hưởng tiêu cực tới người khuyết tật hay không? Có làm tổn thương người khuyết tật hay không? Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn giải tỏa được tâm lý e ngại khi giao tiếp với người khuyết tật.

Từ ngữ

 

Từ ngữ trong văn nói và trong văn viết mang sắc thái hoàn toàn khác nhau, nếu như văn viết chỉ đóng khung trong văn bản thì lời nói còn tùy thuộc và hoàn cảnh, tâm lý và môi trường giao tiếp. Những từ như người mù, người điếc có thể sử dụng trong văn viết như một danh từ chung để chỉ Hội người mù, hoặc chi hội người Điếc nhưng sử dụng trong khi giao tiếp với người khuyết tật thì bạn cần thận trọng, Hơn nưa bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng cụm từ người khuyết tật và người bình thường, như vậy khi nói ngược lại người khuyết tật sẽ là người không bình thường.  Các bạn cũng không nên cắt nghĩa và giải thích từ ngữ và khẳng định là cách gọi nào đúng cách gọi nào sai mà điều quan trọng là mong muốn của người khuyết tật, họ muốn gọi họ như thế nào khi bạn giao tiếp với họ.Chúng ta có thể tham khảo bảng sau cho một số cụm từ thông dụng

Tích cực

Tiêu cực

Người khuyết tật trí tuệ, chứng tự kỷChậm phát triển; tâm thần, điên
Người khiếm thịNgười mù, đui
Người khuyết tậtNgười tàn tật, tàn phế, tật nguyền
Người khiếm thính, nghe kémNgười điếc, người câm điếc
Người có khuyết tật về thể chất, vận độngQuè, cụt, dị dạng

Những gợi ý

Bí quyết thành công khi giao tiếp với người khuyết tật cũng giống như đối với người không khuyết tật đó là giao tiếp dựa trên sự tôn trọng, nghiêm túc và lịch sự. Trình bay dưới đây là những gợi ý giúp bạn tự tin và thành công khi giao tiếp với người khuyết tật.

Những gợi ý chung

– Hãy đối xử với người khuyết tật bằng sự tôn trọng, nghiêm túc và lịch sự

– Hãy lắng nghe

– Nếu bạn đề nghị hỗ trợ thì hãy kiên nhẫn chờ đợi khi đề nghị của bạn được chấp nhận, sau đó lắng nghe hoặc yêu cầu để được hướng dẫn. Không nhấn mạnh hoặc xúc phạm nếu đề nghị của bạn không được chấp nhận

– Đừng ngại đặt câu hỏi khi bạn không chắc chắn.

Những gợi ý khi giao tiếp với người khiếm thị (người mù)

– Hướng cuộc nói chuyện vào cá nhân người nghe

– Nêu rõ bạn là ai, và nói với tốc độ và ngữ điệu vừa phải (mặc dù người khiếm thị có thể nhớ rất lâu giọng nói của bạn)

– Khi trò chuyện trong một nhóm, hãy nhớ để xác định chính mình và người mà bạn đang nói.

– Không nên chạm vào hoặc vuốt ve một con chó dẫn đường mà không xin phép chủ sở hữu.

– Giới thiệu các cá nhân trong nhóm khi bạn nói chuyện.

– Đừng cố gắng để dẫn đường cho người khiếm thị bằng cách lôi kéo hoặc không đề nghị được giúp đỡ trước đó, trong trường hợp này bạn cho phép người khiếm thị nắm giữ cánh tay của mình và để họ tự đi.

– Hãy mô tả khi đưa ra phương hướng, bằng lời nói cung cấp cho các thông tin cho người khiếm thị một cách trực quan rõ rang. Ví dụ bạn đang đi trên nền nhà trơn trượt, còn bao nhiêu bước nữa là tới bậc cửa, lên bậc, chuẩn bị xuống bậc.

– Nếu bạn định chỉ chỗ ngồi cho một người khiếm thị thì bạn hãy nhẹ nhàng đặt tay của người đó lên lưng ghế để họ có thể xác định được vị trí của chỗ ngồi.

– Khi đi ăn cùng với người khiếm thị cần xác định vị trí các món ăn trên bàn.

Những gợi ý khi giao tiếp với người khiếm thính

– Hướng sự chú ý của người khiếm thính vào mình khi giao tiếp bằng cách vẫy tay.

– Nhìn trực tiếp vào người khiếm thính, để cho người khiếm thính nhìn thấy mặt của bạn, và nói chậm. Sử dụng câu ngắn, đơn giản. Tránh hút thuốc hoặc nhai kẹo cao su.

– Nếu người khiếm thính có một người  thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu, nói chuyện trực tiếp với người khiếm thính, không phải là thông dịch viên.

– Nếu bạn điện thoại cá nhân là khó nghe, hãy để điện thoại reo lâu hơn bình thường. Nói rõ ràng chậm.

– Nên sử dụng tin nhắn sms thay cho các cuộc gọi

– Nếu bạn sử dụng một cuộc gọi video thì bạn nên để màn hình điện thoại cách xa khuôn mặt của bạn chừng 50cm để người khiếm thính có thể nhìn được cả cử chỉ điệu bộ của bạn.

Những gợi ý khi giao tiếp với người khuyết tật vận động

– Nếu có thể, hãy đặt mình vào tầm mắt người sử dụng xe lăn.

– Đừng dựa vào xe lăn hoặc các thiết thiết bị trợ giúp của người khuyết tật các vật dụng khác.

– Đừng ra hiệu cho người khuyết tật sử dụng xe lăn bằng cách vỗ nhẹ vào đầu hoặc vai.

– Đừng cho rằng người khuyết tật sử dụng xe lăn muốn được đẩy xe mà không báo trước hoặc hỏi.

– Hãy đề nghị hỗ trợ nếu người khuyết tật gặp khó khăn ví dụ lên cầu thang hoặc mở một cánh cửa.

– Nếu bạn gọi đến cho một người khuyết tật vận động thì để chuông reo lâu hơn bình thường cho phép thêm thời gian để người khuyết tật có thể tiếp cận với điện thoại.

Theo Dự án Truyền thông, Nghiên cứu và Đào tạo Trung tâm Sống độc lập, Đại học Kansas, Lawrence, KS;

Trịnh Công Thanh (lược dịch)

Nguồn: http://pwd.vn

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply