Con gái ơi hãy tiến về phía trước

Con gái ơi hãy tiến về phía trước  “Hashirikitareyo Akoyo”-Go For It Aya-A Down Syndrome girl realized her dream of university education” là câu chuyện của người  mẹ  có con bị hội chứng down bẩm sinh nhưng đã nuôi nấng và dạy dỗ để con gái (cô Aya lwamoto) vào đại học.

Cuốn sách này được dịch giả Lei Tanabe dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Hoa và xuất bản lần thứ nhất tại Đài Loan năm 2006.

Bản dịch từ tiếng Hoa sang tiếng Việt do bạn Cỏ Ngọt từ diễn đàn webtretho.com dịch.

Do đây là một tác phẩm viết về việc nuôi và dạy trẻ cơ hội chứng down bẩm sinh nên admin của trang webTraimoxanh.com xin phép được trích đăng tại trang web traimoxanh. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn dịch giả Cỏ Ngọt đã thực hiện việc chuyển ngữ tác phẩm này.

Vài nét về nhân vật chính Aya lwamoto 

– Aya Iwamoto có hội chứng Down bẩm sinh, sinh năm 1974 tại thành phố Kagoshima, Nhật Bản.

– Năm 1993 tốt nghiệp phổ thông trung học.

– Tháng 03 năm 1998, tốt nghiệp khoa Văn học Anh trường đại học nữ Kagoshima (bây giờ  là trường đại học Shigakukan)

– Tháng 05, tham gia ” Hội nghị hội chứng Down bẩm sinh lần thứ ba – Châu Á Thái Bình Dương “ở Auckland, New Zealand, và đã thực hiện một bài phát biểu bằng tiếng Anh.

– Năm 1999 có những bài phát biểu để kêu gọi sự hiểu biết về hội chứng Down trên khắp Nhật Bản tại các tổ chức và các trường đại học.  Ví dụ như tại một tổ chức nghiên cứu xã hội, một trường học điều dưỡng.

– Hiện tại, Aya đang học tiếng Pháp tại trường đại học Shigakukan, cô là thành viên của Hiệp hội Hội chứng Down Nhật Bản (JDS) . 

Trang web của cô http://www.mct.ne.jp/users/ayaiwamo7/

MỜI CÁC BẠN ĐỌC TRUYỆN

CHƯƠNG I: MT SINH MNH RA Đ

AYA CHÀO ĐỜI

Ngày 4/4/1974 con gái chúng tôi chào đi ti bnh vin Đi hc. Sau khi sinh Aya, tâm trng ca hai v chng tôi như thế nào khi biết s tht v bnh tình ca con, làm thế nào tìm ra phương pháp dy con và Aya làm thế nào đ truyn đến cho chúng tôi tín hiu mun t lp ca bé . . . Tôi s ln lượt thut li t m.

Sinh ra một đứa con không bình thường, những người làm cha mẹ có trải qua điều này mới cảm nhận được sâu sắc nỗi đau đớn, tuyệt vọng, lòng oán trách bản thân. Tất cả những cảm xúc lẫn lộn này tôi đã từng trải qua . Đã từng có một khoảng thời gian tôi rơi vào trong “bóng đêm” tuyệt vọng, không có cách nào giải thoát được. Mặc dù tôi nhận thức được rằng nếu mình không thoát được ra khỏi “bóng đêm” thì sự đáng thương của con gái tôi sẽ tăng lên rất nhiều.

Trải qua giai đọan này, chúng tôi nghĩ trên thế giới này có biết bao nhiêu đứa trẻ khác nhau , có đứa cao, có đứa thấp,có đứa trẻ mũi cao thì cũng có đứa trẻ mũi tẹt, do đó chúng tôi nghĩ phải đặt Aya vào một trong số những đứa trẻ kể trên và dạy Aya như một đứa trẻ bình thường.

Trước khi sinh Aya, chúng tôi suy nghĩ nhiều về cách dạy con, Aya sinh ra chúng tôi sẽ cho con nghe những bản nhạc hay, cho con được xem những bức tranh đẹp,và sẽ đọc cho con nghe nhiều truyện cổ tích hấp dẫn nhưng dù thế nào cũng phải dạy con trở thành một người trung thực, thẳng thắn, điều này chúng tôi vẫn duy trì đến nay. Tuy vậy khi chúng tôi quyết định không từ bỏ lý tưởng, quyết tâm nuôi dạy Aya như một đứa trẻ bình thường thì chúng tôi cũng phải mất một khoảng thời gian tương đối dài.

Khi Aya được hơn sáu tháng, mỗi ngày tôi đều cho Aya nghe những bản nhạc đồng dao vui vẻ của trẻ con, mỗi đĩa hát đều có một quyển bài hát đính kèm, khi Aya nghe hát đồng thời xem chữ viết và những hình ảnh ngộ nghĩnh trong đĩa hát, AYA rất hứng thú. Sau này cuốn sách được AYA giữ chặt không dời tay cho đến khi nó bị rách, hơn nữa bé đã tự mình học cách nhớ mặt chữ trong cuốn sách đó.

Lại nói đến đặc điểm chung của những đứa trẻ mắc bệnh này, đó là chúng rất thích âm nhạc. AYA cũng rất thích âm nhạc, nhưng điều đau khổ nhất, khó khăn nhất đối với những đứa trẻ này là năng lực học nói và học chữ kém.

Đến giai đoạn đi nhà trẻ, chúng tôi đã đọc một số chuyện thiếu nhi tương đối dài một chút, giống như “nàng Bạch Tuyết” “Cô bé quàng khăn đỏ” để AYA thu thập thêm vốn từ chưa được học qua. Chúng tôi cũng ghi băng và để cho Aya nghe đi nghe lại băng, khuyến khích bé sửa lại những chỗ bé đọc sai.

Mặt khác trước khi AYA được một tuổi , bác hàng xóm thích đọc sách đã tặng AYA một bộ sách của DickBruna và tôi cũng mua tặng con những thứ đồ chơi phát ra âm thanh vui tai, tất cả những món quà đó AYA rất thích. Điều khiến tôi lo lắng nhất là năng lực ngôn ngữ của con, khi con chú ý đọc những cuốn sách này cũng là cơ hội mở mang trí óc.

Cũng trong thời gian này, qua một sự việc ngẫu nhiên khiến tôi bắt đầu cho rằng có thể trí nhớ của AYA cũng giống như những đứa trẻ bình thường. Tôi còn nhớ TV hồi đó hay phát một đoạn quảng cáo, một cái trống lớn đặt trong cửa hàng người ta hay gõ trống vào một mặt có dòng chữ “shichangshou” để quảng cáo. Có một lần tôi dẫn AYA ra phố dạo chơi, khi AYA nhìn thấy trên cột điện có treo tấm bảng đề 2 chữ “shicang”, miệng AYA bắt đầu phát ra âm thanh “tùng tùng”, biểu diễn động tác đánh trống. Mỗi lần nhìn thấy tấm biển đó AYA đều lặp lại động tác này, khi tôi phát hiện ra điều đó, nước mắt dàn dụa chảy trên mặt tôi, tôi ôm chặt con vào lòng và nói “Mẹ hiểu rồi, mẹ hiểu rồi, hiểu ý con rồi” . Lúc đó AYA còn chưa biết nói,  chỉ mới phát ra âm thanh. Đối với cha mẹ có con bình thường sẽ không cảm nhận được điều này, còn tôi không có lời nói nào diễn đạt được sự xúc động của mình lúc đó. Tôi nghĩ Aya đã truyền cho tôi bức thông điệp “mặc dù con mắc chứng Down, nhưng trí nhớ của con vẫn tốt” .Và bất cứ  sự gợi mở trí nhớ nào như vậy đều vô cùng quan trọng.

Con tôi nhất định hiểu biết, con nhất định sẽ hiểu . . . Từ đó tôi cũng phát hiện ra bản thân mình không còn chìm đắm trong nỗi đau khổ, tôi phải sống phải dành thật nhiều tình cảm để quan tâm yêu thương Aya.

Quyết tâm dạy Aya như một đứa trẻ bình thường là quyết tâm được bắt đầu từ  sau sự  kiện kể trên, nhưng tôi nghĩ, từ sau lần đó tôi đã có mục tiêu để cố gắng hết mình . Nếu như lúc đó, Aya phát triển quá chậm về mặt thể chất và tinh thần thì có lẽ chúng tôi đã có sự chọn lựa không giống nhau

Từ đó về sau, chúng tôi, đặc biệt là tôi kiên trì chăm sóc Aya, cùng con trưởng thành. Aya cũng chỉ tin mình mắc bệnh suy tuyến giáp trạng, bệnh tim và hẹp môn vị (những bệnh mà trẻ mắc Down hay gặp) chứ không mảy may nghi ngờ mình bị Down.

Những người thân cũng giúp đỡ tôi rất nhiều. Mẹ tôi vẫn tin rằng cháu ngoại của bà là một đứa trẻ thông minh, mẹ chồng tôi cũng không có bất cứ lời kêu ca nào. Aya vui vẻ sống trong tuổi thờ yên lành và con được hưởng trọn vẹn tình yêu thương của mọi người. Tôi nghĩ tình yêu thương mà Aya được hưởng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự trưởng thành của con.

TRONG BÓNG ĐÊM

Sau khi Aya ra đời, hai mẹ con tôi phải ở bệnh viện một tuần, cũng giống như tất cả những bà mẹ trên trái đất này tôi say sưa trong hạnh phúc làm mẹ, cho con bú, tắm cho con.

Một tuần trôi qua, tôi được xuất viện, riêng con gái tôi vì xuất hiện bệnh vàng da nên phải nuôi trong phòng riêng biệt trong hai tuần, thời gian này tôi đi lại như con thoi giữa bệnh viện và nhà để cho con bú và tắm cho con. Sau hai tuần, tôi thở phào vì Aya sắp được trở về nhà. Lúc đó, bác sĩ sản cho mời hai vợ chồng tôi đến và nói về bệnh tình của con gái tôi. Những năm 74, chỉ cần bị chuẩn đoán là hội chứng Down thì đồng nghĩa với việc tương lai của đứa trẻ này bị tuyệt vọng. Tôi há hốc mồm, đất dưới chân mình chao đảo. Lúc đó làm cách nào bế được Ây ra xe về nhà đến bây giờ tôi cũng không tài nào nhớ nổi

Chồng tôi không đưa hai mẹ con về nhà bà ngoại, tôi nghĩ, có lẽ anh muốn tôi tĩnh tâm một chút. Khi tôi phát hiện ra điều này, xe đã lăn bánh vào con đường Thành Sơn dẫn vào công viên. Buổi trưa nên công viên vắng lặng không một bóng người. Từ nhỏ đến lớn tôi sống ở thị trấn này, những năm qua tôi đã đến công viên này không biết bao nhiêu lần, nhưng trong con mắt trống rỗng của tôi lúc đó, tôi đâu nhìn thấy vẻ đẹp của những hàng cây mới thay lá . Đối diện với sự im lặng của tôi, chồng tôi chỉ nói nhẹ một câu : “Chúng ta chưa nên nói chuyn này vi m”. Nghe anh nói, tôi lặng lẽ gật đầu.

Bản thân là phụ nữ, sau khi tôi kết hôn mẹ tôi đã đợi gần mười một năm mới có đứa cháu gái này, đối với bà mà nói sự chờ đợi này đã quá lâu rồi. Mẹ tôi đã hơn bảy mươi tuổi, tôi làm sao có thể mở miệng để nói lên sự thật phũ phàng này được.

Sáng sớm ngày thứ hai, chồng tôi lại phải đi làm. Tôi còn nhớ buổi sáng sớm hôm đấy, tôi nhìn thấy anh lặng lẽ khóc. Lấy chồng từng ấy năm, đấy là lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh khóc. Lòng tôi thắt lại đau đớn.

Thời gian chậm chạp trôi, vậy mà Aya đã về nhà được một tháng. Có một ngày trong lúc mặc tã cho cháu sau khi tắm xong, mẹ tôi nói với bé trong lúc xoa đôi chân bé nhỏ của Aya “Nào nào, giơ tay chân cho bà coi nào”. Aya dường như  đáp lại lại bà ngoại, vui vẻ giơ hai chân, hai tay lên cao khiến bà ngoại vui khôn tả. Bắt đầu từ lúc đó, trong lòng bà đã nhận định: “cháu bà tht thông minh, cháu bà tht ngoan”. Trong sáu anh chị em, tôi là con út nên từ nhỏ đến lớn được nhận trọn vẹn tình yêu thương của cả nhà. Đối với việc tôi lấy chồng mà chưa có con, mẹ là người mong nhất. Do đó, việc tôi lấy chồng hơn mười năm mới có con, trong con mắt của mẹ tôi, đây nhất định là đứa cháu thông minh, ngoan ngoãn.

Đối diện với người mẹ không hề mảy may nghi ngờ về bệnh tình của cháu gái, cuối cùng tôi cũng không có cách nào nói cho mẹ biết sự thật. Do đó, mẹ tôi không hề biết gì cho tới lúc bà qua đời vào mùa đông khi Aya vào năm thứ hai trung học.

Trong ký ức của Aya bà ngoại luôn là một người dịu dàng yêu thương Aya. Đến nay tôi vẫn nghĩ rằng, cái cách mà tôi không nói sự thật với mẹ là một hành động có hiếu.

Sau khi tắm xong cho Aya mẹ tôi thường xuyên làm động tác vận động tay chân cho bé và Aya lần nào cũng đáp ứng lại. Sau này cả tôi cũng có thói quen khi thay tã cho Aya lại làm động tác “nào con gái giơ tay chân lên cao”. Đến khi tôi khám phá ra tác dụng của việc mát xa đối với trẻ nhở rất cần thiết cũng là lúc Aya đã trưởng thành

Sau đó một thời gian gia đình ba người chúng tôi trở về nhà mình. Vì tôi vốn là một người không được khỏe, chồng tôi đã chia sẻ với tôi trách nhiệm nuôi con, giúp tôi mua bình pha sữa và nồi luộc bình sữa, không những không ngại cho Aya bú sữa mà còn cả việc tắm cho con chồng tôi cũng giúp tôi.

Nụ cười thường trực trên miệng Aya đã xua đi mọi nỗi trầm uất trong lòng của tôi, tiếp thêm sức mạnh cho tôi phải cố gắng nuôi dưỡng sinh mệnh nhỏ nhoi này.

Hò dô, hò dô

Một việc xảy ra khi Aya vừa được bốn  tháng. Aya đang nằm ngủ trên giường, bất ngờ thay đổi tư thế nằm sấp. Tâm vận động của những đứa trẻ mắc hội chứng Down thường chậm hơn những đứa trẻ bình thường khác, kỳ thực hệ thần kinh của một đứa trẻ bốn tháng tuổi còn chưa ổn định, do đó tôi nghi ngờ mình nhìn lầm. Tôi nghĩ, chắc do vô tình Aya thay đổi tư thế nằm và tôi giúp con sửa lại tư thế cũ. Nhưng khi quay lại, tôi phát hiện con lại thay đổi tư thế nằm. Lần này tôi ngừng việc đang làm dở , hồi hộp quan sát Aya. Tôi nhìn thấy con gắng sức di động cơ thể, vừa cố gắng ngóc cái cổ chưa vững vừa lật mình. Tôi nín thở đứng bên cạnh con, căng thẳng vô cùng. Thời kỳ đó mặc dù tôi đã cố gắng giữ thái độ lạc quan trước mặt mọi người nhưng đến khi ở một mình tôi mới cảm nhận hết được sự trống rỗng của tâm hồn và thể chất khi nhìn thấy tương lai phía trước mờ mịt và cũng chỉ còn biết chăm con để lấp đầy khoảng trống. Tôi nhận thấy mình chợt khác khi nhìn thấy sự gắng sức hết mình của con gái, tôi định tâm lại, chạy đến bên  giường ôm con gái bé bỏng vào lòng.

Những lần bế Aya đến bệnh viện khám sức khỏe chỉ có thể dùng từ “đau kh” để diễn tả. Mỗi lần ôm chặt Aya để nhân viên y tế lấy máu – một đứa con gái vô cùng yếu ớt, chỉ phát ra tiếng khóc “u,u’ – khiến lòng tôi quặn thắt. Ôm con ngồi trên xe bên cạnh chồng lúc ra về, cả quãng đường hầu như tôi không nói tiếng nào.

Nhưng ngày hôm đó, lòng tôi tràn ngập niềm lạc quan, muốn kể chuyện Aya lật trong lúc ngủ cho bác sĩ nghe, nói cho bác sĩ biết không chừng đấy là biểu hiện của niềm hy vọng. Tôi ôm cả suy nghĩ này theo con đến bác sĩ, có điều sự mong đợi trở thành hụt hẫng khi bác sĩ nói : “Đng tác đó rt có ý nghĩ, ch có điu là …”. Ý bác sĩ muốn nói rằng, hội chứng Down thì chẳng có tương lai gì.. Ngày hôm đó, một “màu đen” lại bao phủ trong mắt tôi, cái cảm giác đó đến nay tôi vẫn còn nhớ. Nghĩ lại, hồi đó việc nghiên cứu về Hội chứng Down hầu như không có sự tiến triển nào và cũng chẳng có ai có thể nói cho tôi biết dù sao mắc bệnh này cũng còn có nhiều điểm để hy vọng.
Qua tháng thứ năm, hệ thần kinh của Aya đã cứng hơn, khi nằm sấp Aya bắt đầu cử động tay chân. Động tác này có tác dụng rất nhiều cho việc tập bò của Aya, và cũng giúp thúc đẩy việc phát triển thế chất. Do đó tôi vận động kéo ra gập vào cánh tay của Aya hàng ngày. Tiếp theo đó, lại để con từ từ dùng cánh tay chống đỡ. Sau vài ngày tập động tác này, giống như tư thế chống tay để lật, cuối cùng con có thể tự dùng cánh tay nâng mình . “Thành công ri, thành công ri con gái ơi”, tôi vỗ tay động viên con, vui mừng theo điệu lắc lư  cơ thể của con. Khi tôi nói “hò dô, hò dô” Aya cũng đáp ứng rất nhanh, vui vẻ lật mình và lắc lư theo tiếng mẹ.

Sau này, mỗi lần anh chị của tôi đến chơi chỉ cần nói “ đến biu din “hò dô, hò dô” cho mọi người xem” là Aya liền đáp ứng, đây cũng là cơ hội đển Aya vận động nhiều hơn, điều này giúp cho hệ thống xương phát triển cũng là một dạng vận động tòan thân.

Khi Aya được hơn bốn tuổi, bác sĩ trong bệnh viện Đại học cũng là người luôn động viên mẹ con tôi nói rằng “Tr b mc Hi chng Down thường có lc trương cơ yếu, cn gng hết sc vn đng chân tay cho tr”. Khi nghe những lời này tôi rất cảm động. Tôi nghĩ, khi Aya thực hiện những động tác vận động đó đã xây dựng được nền tảng hình thành thể chất sau này. Điều này là hết sức bình thường đối với một đứa trẻ bình thường nhưng rất quan trọng vì thời kỳ của Aya hầu như không có bất kỳ một phương pháp trị liệu nào đối với bệnh Down và không có bất cứ sự hướng dẫn cách luyện tập nào.

Mặc dù không có bất cứ một phương thức trị liệu nào chính thức, nhưng có một loại thuốc gọi là M2 có ở phần lớn các hiệu thuốc, tôi pha thuốc này vào bình sữa cho Aya uống. Nhưng đến khi Aya lớn và vào trung học, có một bác sĩ nói với tôi rằng : “Ch nên biết, loi thuc này không có bt kỳ tác dng nào trong tr liu, nó ch ging như mt loi vitamin” . Điều này khiến tôi giật mình.

Nhiều năm qua chúng tôi cho rằng, dùng M2 có tác dụng nhất định nên liều mạng để Aya uống. Môn vị của trẻ mắc Down thường hẹp nên Aya rất dễ bị nôn. Nửa năm sau khi Aya ra đời, sữa của tôi cũng cạn dần do đó Aya thường xuyên bị cảm, hơn nữa việc vừa uống xong một bình sữa liền nôn thành vòi là chuyện bình thường, cơ thể dễ bội nhiễm. Không biết có biết bao nhiêu ngày tôi phải ôm Aya trong lòng còn mình thì dựa vào tường để ngủ.

Việc trộn M2 vào trong bình sữa, kỳ thực là rất khó khăn. Phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và hai mẹ con đều vô cùng đau khổ. Do đó, mỗi lần đều cố gắng cho con uống đến giọt sữa cuối cùng và cứ như thế đến khi Aya được hơn năm tuổi. Khi tôi biết M2 chẳng qua chỉ có tác dụng như vitamin, điều này khiến tôi không bằng lòng vì những chuỗi ngày vất vả cho con uống thuốc mà mình đã bỏ ra để rồi nhận ra nó chỉ có tác dụng như một loại vitamin.

Hai mươi năm trôi qua, y học ngày càng tiến bộ. Trong lòng tôi luôn có hai điều suy nghĩ mâu thuẫn nhau, một mặt cho rằng nếu Aya sinh muộn hơn chút nữa không chừng đã có nhiều cách trị liệu trợ giúp, nhưng một mặt tôi cũng cho rằng, Aya có sự phát triển khiến nhiều người ngạc nhiên thì y học cũng không hòan tòan giải thích được.

Mấy năm gần đây tôi có cách nghĩ khác về những việc mà trước đây tôi đã không hài lòng và hối hận. Mặc dù lúc đó chỉ là sự kiên quyết của một người mẹ, tuyệt đối không để mất đi bất kỳ sự hy vọng nào qua việc để Aya uống hết đến giọt sữa cuối cùng có pha M2, không chừng đó cũng là cách để rèn cho Aya tính nhẫn nại.

Sự tập trung và tính nhẫn nại của phần lớn trẻ em thường kém, nhưng Aya là một đứa trẻ khi đã quyết tâm làm việc gì thì làm cho bằng được. Khi được tám tháng Aya đã có thể ngồi khá vững. Tôi thường đặt Aya ngồi trên một cái ghế dựa để đón mặt trời mọc, tôi đội cho con một cái mũ màu hồng xinh xắn, Aya có thể ngồi ngoan như vậy rất lâu. Trước bình minh, không gian thật thoáng đãng, thỉnh thoảng có người đi qua vẫy tay gọi Aya, xem ra Aya rất hứng thú khi được ngồi như vậy.

Nhiều người cho rằng trẻ mắc chứng Down thường có lực trương cơ yếu, điều này ảnh hưởng đến việc học tập, nhưng xem ra Aya không khác những đứa trẻ bình thường nhiều lắm. Bác sĩ tại bệnh viện Đại học đã khen ngợi Aya rằng “ngi vng lm, gii quá” khiến tôi vui mừng hết sức..

Quan sát sự phát triển của Aya, cả mặt lật và ngồi thì chậm hơn ba đến bốn tháng so với phần lớn trẻ bình thường khác. Mặc dù mặt này chậm cũng khiến tôi lo lắng, nhưng chỉ nghĩ đến cảnh Aya hay nôn ói do ảnh hưởng của hẹp môn vị, lại nghe bác sĩ nói “ nếu không tăng cân thì không th phu thut được” càng khiến cho nỗi lo của tôi thêm trầm trọng. Nhìn con yếu ớt như  vậy tôi không thể hình dung được con lấy sức đâu mà chịu được ca phẫu thuật. Ngày nay, nghe nói chỉ cần một ca tiểu phẫu là có thể chữa được bệnh hẹp môn vị.

Khi con gái không bị cảm không bị ói, thì có tăng cân được chút ít, mặc dù không có sức bò khắp phòng thì cũng vận động nhẹ, bò từ từ. Chị gái tôi không có con, nên dành hết tình thương yêu cho Aya, ngày nào đi làm về cũng đến chơi với Aya, lúc nào cũng luôn miệng gọi “Aya ơi, Aya à”. Tất cả những điều đó đối với Aya mà nói đều có tác dụng kích thích sự phát triển. Tôi luôn tin rằng, đứa trẻ nào cũng giống nhau, đặc biệt là những đứa trẻ không bình thường, chỉ cần chăm sóc và yêu thương đầy đủ sẽ là điều kiện tuyệt vời thúc đẩy sự phát triển của chúng.

 

NỤ CƯỜI THIÊN SỨ

Qua sinh nhật một tuổi, con tôi vẫn chưa biết đi, thậm chí vịn vào đồ vật để di chuyển cũng rất khó khăn. Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng chứng kiến sự phát triển chậm của con trong đầu tôi luôn có câu hỏi “rt cuc khi nào con mi biết đi, chng l c đi con cũng không biết đi sao ?” Câu hỏi này cứ lởn vởn trong đầu tôi. Con được mười bốn tháng, tình hình vẫn không thay đổi, chỉ có thể ngồi trên giường vừa nghe nhạc vừa chơi đồ chơi. Một hôm, hoàng hôn đang buông xuống, chồng đi làm xa vẫn chưa về, lòng tôi chợt dâng lên một tình thương yêu “Aya có mun chơi quay tròn vi m không nào ?”. Tôi kéo Aya quay một vòng tròn, tôi cũng quay tròn một vòng, Aya thích thú cười không dứt, có những lúc sơ ý ngã lăn quay xuống giường càng khiến con thích thú cười khanh khách. Tôi liền nhận ra rằng gần đây mình mải lo lắng chuyện con chưa biết đi nên đã lâu lắm rồi không chơi hết mình với con.

Hoàng hôn tắt, bên ngoài tối đen như mực . Trong căn phòng không bật điện, Aya vẫn cười không dứt. Đối với trẻ con, mẹ luôn là chỗ dựa đáng tin cậy nhất. Trong căn phòng tối nghe tiếng cười của Aya, không hiểu sao nước mắt tôi rơi lã chã không làm thế nào dừng lại được. Mặc dù con còn nhỏ nhưng tôi tuyệt đối không để con nhìn thấy mình khóc, vì thế lúc đó tôi không đủ dũng khí để bật đèn. Đột nhiên tôi nghe thấy tiếng chuông cửa. Hóa ra là bác hàng xóm thấy nhà tôi tối om nên đến xem có chuyện gì xảy ra không. Tôi vừa mở cửa cảm ơn bác hàng xóm đã quan tâm, vừa lau vội dòng nước mắt và bật đèn.

Không biết có phải sau khi khóc xong, con người tôi bỗng trở nên mạnh mẽ hơn. Tôi nhận ra rằng nếu mình ít buồn phiền thời gian sẽ trôi rất nhanh, khi mùa xuân trôi đi mùa hè tới, con gái đã bắt đầu đi những bước đi loạng choạng quanh nhà.

 

MỌI ĐỨA TRẺ ĐỀU TRƯỞNG THÀNH

Mặc dù không biết về chuyên môn quy định như thế nào, nhưng phần lớn hội chứng Down chia làm hai thể : thể khảm và thể đột biến Nhiễm Sắc Thế số 21 (“NST 21”). Trong đó 95% người mắc chứng Down đều ở thể đột biến NST 21.Trẻ mắc chứng Down dạng khảm, bệnh tật thường nhẹ hơn và diện mạo xem ra cũng không khác nhiều so với trẻ bình thường. Gần đây, khi đến tư vấn tại Trung tâm tư vấn dành cho các bậc phụ huynh có con khuyết tật, có rất nhiều người mẹ hỏi tôi : “Aya dng khm phi không ?”. Khi tôi trả lời rằng “không phải”. Tôi cảm nhận được một tình yêu thương con bao phủ lấy tôi, bởi vì sau khi sinh con, một khỏang thời gian dài tôi nào có biết đến khái niệm của từ “th khm”. Có người mẹ tâm sự với tôi rằng : “Tôi cho đa con có v ngòai bình thường vào tiu hc, đến năm th hai sc hc ca cháu gim sút, tôi mi phát hin ra s tình”. Trẻ mắc chứng Down có nhiều trẻ vẻ bề ngòai khó phân biệt với trẻ bình thường, nhưng khả năng vận động kém là hiện tượng nhất định có.

Lấy trường hợp của Aya ra xem xét, thường thì năng lực ngôn ngữ của trẻ mắc hội chứng này thường hạn chế riêng Aya có thể khắc phục, cả đến bác sĩ khoa nhi bệnh viện đại học cũng phải khen Aya “Năng lc ngôn ng ca đa bé này khá”. Tôi cũng đã nhiều lần làm xét nghiệm và cứ đinh ninh rằng con thuộc thể khảm nhưng kết qủa vẫn là đột biến NST 21.

Do đó, bây giờ bất luận là thuộc thể khảm hay thể NST 21 đều có thể khẳng định các phương thức luyện tập và giáo dục mang tính thực hành là lý do đạt được mốc phát triển khác nhau. Cũng có thể nói rộng ra rằng, về một mặt nào đó, bất kỳ một đứa trẻ nào đều có thể phát triển.

Điểm xuất phát đầu tiên mà vợ chồng tôi dạy con đó là luôn giữ quan niệm “Mi đa tr đu có th dy tt”. Chúng tôi tin rằng, bất luận đứa trẻ đó như thế nào trong nó luôn tiềm ẩn năng lực trưởng thành.

Tôi luôn nhận thấy rằng, Aya từ lúc sinh ra đã liên tiếp truyền đạt tới vợ chồng tôi một tín hiệu đó là : “Con biết mình s trưởng thành”. Trong lúc đó vợ chồng tôi huy động mọi lực lượng quanh mình cố gắng nắm bắt mỗi tín hiệu con truyền tới đồng thời đây cũng là một trong những nguyên nhân chính giúp con tiếp tục phát triển.

Để có được kết quả như ngày hôm nay, ngoài việc dành tình yêu thương vô bờ bến cho con từ lúc mới sinh ra , tôi nghĩ không ra còn bất kỳ lý do nào.

Trong quá trình giáo dục trẻ, hy vọng các bậc cha mẹ cũng có thể nắm bắt được quan niệm : “Mi tr em đu có th giáo dc tt

NHANH CHẠY ĐẾN ĐÂY, CON GÁI ƠI

Thời gian này, tôi cảm thấy lòng mình tràn đầy động lực để dạy con. Tất nhiên, Aya phát triển vẫn chậm. Một năm ba tháng trôi qua, con chỉ có thể đi loạng choạng nếu có người dắt, bỏ ra là ngã ngay. Mùa hè trôi qua, trong một ngày mùa thu mát mẻ tôi đi cho con một đôi giầy màu hồng, dắt con ra đón bình minh. Con nhút nhát chẳng dám bước một bước.

Thời gian trôi thật nhanh,mùa đông lạnh giá cũng qua đi đồng nghĩa với việc Aya chào từ biệt giai đoạn hay bị cảm, nôn ói. Tháng tư một ngày mùa xuân, Aya được hai tuổi. Cho dù cơ thể xanh xao yếu ớt nhưng không biết tại sao chỉ duy nhất đôi má trên khuôn mặt của Aya lại hồng hào bầu bĩnh, nhìn giống như một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường. Trong ngày mùa xuân ấm áp này, nụ cười luôn nở trên môi con gái bé bỏng. “Aya, nào! Đến đây con”. Khi tôi giơ hai cánh tay, Aya cười toe toét và chạy ào vào lòng tôi. Đây là khỏanh khắc mà tôi chờ đợi đã lâu. Tôi hôn lên đôi má bầu bĩnh của Aya và ôm ghì con vào lòng. Cũng giống như sự trưởng thành của con, tôi lại một lần nữa cảm nhận được niềm vui sướng do con đem lại.

CHỈ HUY DÀN NHẠC TRẺ TUỔI

Tại trung tâm tư vấn tổng hội nhi đồng, có nhiều bà mẹ nói: “Tr mc chng Down , dường như ch biết bt chước người khác mà thôi”. Những câu nói này họ nói một cách bình thản khiến tôi cảm thấy giật mình. “Có điu, đim xut phát ca giáo dc là s bt chước, tôi cho rng bt chước là khi đim ca vic hc”. Tôi nói điều này với các bà mẹ trẻ, hy vọng có thể ít nhiều mang đến cho họ sự hy vọng, để họ dạy con họ tốt hơn.

Công cụ đầu tiên mà Aya học theo kiểu bắt chước là chiếc đàn lớn hơn đồ chơi một chút có thể phát ra âm thanh mà chị tôi đã mua tặng con nhân dịp sinh nhật hai tuổi.

Hồi đó các tiết mục nhạc cổ điển chưa được phổ biến, nhưng tôi cố gắng theo rõi để xem cho bằng được, do đó Aya thường xem cùng tôi. Đã từng có mấy lần là chương trình biểu diễn của Wilhelm Kempff, Walter Gieseking và đã gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng Aya. Con có thể ngồi vào ghế dành riêng cho mình và bắt chước động tác đánh đàn. Nếu như có người ngồi cạnh làm khán giả, con càng biểu diễn một cách say mê. Không những thế, sau khi kết thúc mỗi bản nhạc con còn dang hai tay trên phím đàn rồi từ từ thu tay lại ra vẻ đã kết thúc, khi “khán giả” vỗ tay khen ngợi , con liền nở nụ cười sung sướng. Mặc dù âm thanh con đánh không thành giai điệu, nhưng tôi cho rằng đó cũng là cách rất tốt để con vận động cơ tay. Không biết con có phát hiện ra âm thanh của mỗi bản nhạc phát ra tiếng rất rè, hay là khi đã chơi chán rồi thì tự nhiên không muốn bắt chước nữa.

Aya sau đó còn bắt chước chỉ huy dàn nhạc. Con thường đứng trên ghế sôpha, tay cầm đôi đũa vung vẩy. Tôi nghĩ, đây cũng là cách con bắt chước tiết mục trên ti vi, bởi vì có một lần khi con gần ba tuổi, tôi có đưa con đi nghe buổi hòa tấu nhạc giao hưởng của Nhật Bản. Tôi đặt Aya ngồi trên chân mình, không để con nghịch ngợm làm ảnh hưởng người khác tôi giữ chặt con, đừng nói đến việc thưởng thức âm nhạc, cả đến người chỉ huy cũng không gây được ấn tượng cho con. Sau lần này, tôi nghĩ cả buổi hòa nhạc con chịu đựng sự gò bó thì thật đáng thương, do đó từ đấy cho đến khi Aya lớn tôi không đưa con đi nghe hòa nhạc nữa.

Điều khiến chúng tôi không khỏi suy nghĩ đó là việc Aya ghi nhớ rất kỹ tên những bản nhạc cổ điển và cả tên các tác giả nữa. Trong đó có hai đĩa nhạc mà Aya đặc biệt thích đó là “bản giao hưởng thế giới mới” của Defuchake và “Đất nước tôi” của Bedrich Smetana. Mỗi lần vô tình nghe được “giao hưởng thế giới mới” trong đầu tôi lại hình dung ra hình ảnh Aya cầm đũa chỉ huy dàn nhạc, thật đáng yêu.

Sau khi sửa chữa phòng khách cho rộng rãi, chỉ cần có khách đến nhà, con nhất định chủ động đến bên khách, đầu đội một chiến mũ hình con vật , thân hình bé nhỏ của con vừa chạy vừa nhào lộn, xem con biểu diễn dường như chẳng có ai nghĩ rằng con bị bệnh bẩm sinh. Bản thân tôi, từ nhỏ đến lớn đã thấy sợ nhào lộn và phải tốn rất nhiều thời gian mới học được, do đó khi nhìn thấy con gái làm được điều này cảm thấy con đã vượt xa hơn mình, trong lòng cảm thấy vui và an ủi phần nào.

Tôi cho rằng bắt chước các động tác vận động thể thao có tác dụng rất lớn đối với việc luyện tập tay chân. Do Aya chẳng có bạn bè chơi cùng, đừng nói đến những nơi luyện tập chuyên biệt, nên việc con thường xuyên chơi một mình là chuyện tự nhiên. Nghe nhạc một lúc, xem sách mãi cũng thấy chán nên con bắt đầu bắt chước các tiết mục trên ti vi.

Ở Nhật có rất nhiều môn nghệ thuật truyền thống, trong đó có nghệ thuật biểu diễn với tên gọi là “cuồng ngôn”, lúc bắt đầu đều lấy bắt chước làm chủ, sau đó mới dần dần học các kỹ năng điêu luyện trong đó. Đối với Aya mà nói, sự  giúp đỡ có tác dụng nhất không phải là giáo dục ở nhà trẻ cũng như trường học mà cũng giống như nhiều đứa trẻ khác, có một khoảng thời gian không thể không bắt chước các tiết mục trên tivi, và sự bắt chước này có tác dụng lớn trong việc cảm thụ những bản nhạc hay và luyện sức bền của các cơ bắp.

Phòng làm việc của chồng tôi sau khi sửa sang lại trở nên rộng rãi và là nơi hội họp của anh và các bạn đồng nghiệp. Vì Aya là một đứa trẻ không gây ồn ào nên mọi người thường gọi con thật trìu mến “Aya bé bng, bé Aya”, con lại rất thích lên đó chơi với mọi người nên phạm vi hoạt động của con cũng dần dần được mở rộng. Con rất thích mang gỗ xếp hình lên chơi ở phòng sách của ba, hoặc là lấy sách được cất trên kệ xuống để bày bán, xem ra phòng sách đã trở thành phòng bày đồ chơi của con. Lần đầu tiên con phát hiện ra một số chữ Hán không có trong những cuốn sách nhỏ của con, con đã xem rất chăm chú. Không biết có phải do ngày nào cũng vào phòng sách chơi nên qua các trò chơi mà con nhớ được mặt chữ. Khi Aya vào tiểu học, số chữ Hán mà con biết còn nhiều hơn các bạn cùng tuổi, thậm chí các bạn khác còn gọi con bằng cái tên vui đó là cô giáo chữ Hán nhỏ.

Trong quá trình dạy Aya, chúng tôi phát hiện ra một sự thật, đó là khi trẻ bắt chước tuyệt đối không coi đó chỉ là hàng động bắt chước mà do chúng hiểu được nội dung bắt chước nên có tác dụng hỗ trợ đến sự trưởng thành của trẻ. Kỳ thực, đứa trẻ nào cũng giống nhau, và đặc biệt đối với những đứa trẻ gặp trở ngại về thể chất và tinh thần, tôi cho rằng hãy chuẩn bị cho chúng một môi trường văn hóa phong phú là điều rất quan trọng.

 

“NGÀY MAI GẶP LẠI”

Tháng 4/1979, Aya vào học trường mầm non thiên chúa giáo.

Đi mẫu giáo là hoạt động tập thể đầu tiên đối với con. Từ trước đến nay chúng tôi chỉ biết mày mò tìm cách dạy con, nay buộc phải đối diện với sự lựa chọn khó khăn này. Khi Aya được hai tuổi, đã đến tuổi phải đi mẫu giáo nhưng chúng tôi cứ chần chừ không quyết định. Có một nguyên nhân là vì Aya rất hay bị nôn ói. Sau khi được hai tuổi mà mỗi lần ói xong chúng tôi phải mất nhiều công sức mới dọn sạch được. Do đó, tôi mới suy nghĩ nên để con vào học trường mầm non mà không đi mẫu giáo. Một lý do khác nữa, đó là điều tôi hòan tòan không biết được con có thể thích ứng với cuộc sống tập thể hay không.

Sau khi tham khảo ý kiến nhiều người tôi quyết định cho con đi học trường mầm non bên thiên chúa giáo vì ở đó có không khí tương đối tự do. Với suy nghĩ đây là lần đầu tiên con một mình dời xa gia đình bước vào thế giới bên ngoài nên trước tiên tôi phải chắc chắn là không có việc gì xảy ra. Vấn đề naỳ khiến tôi căng thẳng tột độ đến mức mắc bệnh kiết lị do bị căng thẳng thần kinh.

Tiếp đón tôi là hiệu trưởng trường mầm non, là một người ngoại quốc tôi biết tên mà chưa từng gặp mặt. Sau khi xem xét địa chỉ nhà tôi, ông ta nói : “Mi ngi” rồi nói rằng quãng đường từ nhà tôi đến trường xa quá nên rất khó khăn cho việc đi học của con. Đúng là tôi chỉ nghĩ đến việc cho con được đi học mà chưa nghĩ đến tình hình sắp tới. Tôi nói : “Không h gì, tôi nht đnh s tìm cách đưa cháu đi hc”, không biết có phải nhìn thấy vẻ mặt đầy quyết tâm của tôi mà thầy hiệu trưởng bị khuất phục, đồng ý nhận Aya.
Mặc dù đã có buổi trò chuyện ngắn và trắc nghiệm đối với Aya, nhưng sau khi Aya đi lớp, tôi mới biết trường mầm non này không chú trọng những hình thức đó.
Aya đi học muộn hơn các bạn một năm, nên được xếp vào lớp Vũ trụ B. A là lớp lớn nhất, C là lớp bé tuổi nhất, ở trường này phân lớp theo lứa tuổi, tôi cho rằng đối với một đứa trẻ không có chị, em như Aya đây là môi trường rất tốt. Hoạt động tập thể trong buổi lễ nhập trường tình hình diễn ra không có gì xấu, xem ra Aya có thể hòa nhập với các hoạt động của trường. Có điều, trong quá trình học tập cũng gặp nhiều trắc trở. Do trường cách nhà tương đối xa, xe đón học sinh không đi qua nhà. Thật may, nơi làm việc của chị gái tôi gần trung tâm thành phố nên khi đi học chị tôi đưa Aya đi, còn lúc tan học tôi đi xe buýt đến đón con về.

Tôi vốn không được khỏe, trước khi sinh con đã không khỏe sau khi sinh con gặp cú sốc quá lớn nên đầu óc không được tỉnh táo. Trong giai đoạn này, tôi nghĩ đến Aya nên cố gắng động viên mình phải cố gắng sống vì con. Từ lúc được sinh ra đến giờ đây là lần đầu tiên tôi yêu quý sinh mạng của mình, mỗi một ngày đối với tôi đều có ý nghĩa.

Khi hai mẹ con tôi bận rộn với việc đi học thì cũng là lúc tổng hội phụ huynh được thành lập, tôi nghĩ mình có thể quan sát sinh hoạt của Aya ở trường nên đã nhận một chức vụ trong hội phụ huynh. Sau đó tôi phát hiện ra rằng, Aya không hòa hợp hòan tòan với hoạt động của trường, con tòan chạy sang chỗ đu dây, chứ nhất định không vào phòng học. Sơ phụ trách nói với tôi “Aya là mt đa tr rt thích đu quay”, mặc dù sơ không nói gì thêm nhưng cũng khiến để tôi suy nghĩ. Có khi bạn cùng lớp đi gọi con, con cũng ngoan ngoãn quay lại phòng học, nhưng phần lớn thời gian con đều thích ngồi đu quay và không có ý định muốn dời.

Trong trường mầm non không có người thân, Aya cô đơn một mình hay là con đang nghĩ đến bàn đu quay trong công viên nơi mà con được ba hoặc bác hàng xóm thường đưa đi? Lúc đầu tôi quyết tâm phải thử thách sự  cố gắng của mình ở đây nhưng đến lúc này tôi bắt đầu thấy giao động. Ngược lại con thì không nghỉ học ngày nào. Có phải bởi vì con muốn cầm được tờ giấy ghi tên có mặt mỗi ngày hay là con cảm thấy thích thú khi được ngồi xe với bác gái ? Hay là con thích chơi với các bạn cùng tuổi ? Những câu hỏi này cứ lởn vởn trong đầu tôi mà không có câu trả lời vì tôi không xác định rõ được suy nghĩ của con, chính vì con chủ động đi học nên tôi cũng ký thác niềm hy vọng của mình vào đó chăng?

Một đặc thù của trường mầm nom này là, thời gian hoạt động tập thể của trường thường ít hơn các trường khác. Phần lớn chỉ vào buổi sáng, thời gian cơm trưa và trước khi tan lớp là tập hợp tòan thể học sinh, thời gian còn laị học sinh có thể vào những phòng học mà mình thích, làm những việc mà mình thích thú. Bé nào thích bào cá gỗ, có thể bào cá cả ngày, bé nào thích làm thợ mộc, có thể làm thợ mộc cả ngày, trường mầm non áp dụng phương pháp giáo dục này.

Mặc dù, một cô giáo phụ trách một lớp 25 cháu, nhưng có khi các cháu lớn tuổi, khôn hơn quản lý các cháu còn bé, có những bé có anh chị em, nếu như bố mẹ không yêu cầu gì đặc biệt, cũng có thể được phân vào cùng một lớp, (mặc dù trường vẫn có các lớp A, B, C theo lứa tuổi) theo cách này cô giáo cũng dễ chăm sóc các cháu hơn. Giờ tập hợp cũng vậy, tất cả các bé ở mọi lứa tuổi đều tập hợp lại, phương thức giáo dục hơi khác biệt này khiến Aya cảm thấy thỏai mái.

Tháng sáu, do phải tập trung chuẩn bị cho buổi bán hàng từ thiện mùa thu, cán bộ hội phụ huynh phải họp bàn nhiều lần, nên tôi có dịp đến trường nhiều hơn. Aya thường xuyên nhìn thấy mẹ trong trường dường như cũng thấy an tâm hơn, tôi phát hiện ra biểu hiện của con cũng dần tự nhiên hơn với môi trường mầm non. Ngòai ra, tôi phát hiện ra có hai anh em Yeqi học tại lớp cầu vồng nhà ở gần nhà tôi, sau này tôi nhiều lần nhờ người họ hàng xa của gia đình anh em Yeqi và cũng là bạn của tôi đón bọn trẻ lúc tan trường.

Sau này, tôi dần tìm hiểu được lý do lớn nhất khiến Aya không muốn nghỉ học , đó là vì ở lớp Vũ trụ B có cô giáo Soshanlu. Đây là trường mầm non của thiên chúa giáo nên các cô giáo ở đây hầu như ai cũng quán triệt tinh thần cống hiến, đối xử rất dịu dàng với mọi đứa trẻ. Mỗi buổi sáng, cô giáo đều đứng ở cổng trường đón học sinh và nói với từng em câu chào “chào bui sáng”. Cô Soshanlu không bao giờ có biểu hiện coi nhẹ Aya, mà rất quan tâm đến Aya, dường như con cũng cảm nhận rất rõ điều này nên nảy sinh tình cảm rất trìu mến với cô. Mỗi lần tan học về nhà, hai cô trò đều ngoắc tay chào nhau, hẹn ngày mai gặp lại.

Sức đề kháng của Aya tương đối yếu nên con rất hay bị cảm sốt, chỉ cần bị bệnh một chút là đã phát sốt. Khi tôi gọi điện thoại đến trường xin phép cho con nghỉ, phía nhà trường thường nói : “Trong trường có phòng y tế, có c bác sĩ na, nếu như bnh tình không nghiêm trng, cô bn nh nói mun đến trường thì hãy đ cô bé đến nhé.”. Aya bất luận thế nào cũng đều nói “ con mun đến trường”, tôi đành nhờ chị gái đưa con đến trường, không lâu sau lại đến đón con về. Mỗi lần Aya bị sốt đều không ngừng lặp đi lặp lại cách đi về kiểu này. Tôi nghĩ, đó là bởi vì con muốn được cô giáo đánh dấu có mặt vào tờ giấy, lại còn nói “ngày mai gp li” sau mỗi buổi học đã khiến con có cảm giác an tâm.

Bước vào tháng chín, hội vận động của chúng tôi bắt đầu chuẩn bị tập dượt. Mặc dù, đây là lần đầu tiên hai mẹ con tham gia một đại hội trò chơi lớn nên không tránh khỏi bỡ ngỡ, nhưng Aya không có biểu hiện là không biết làm, thứ tự của hoạt động con đều nhớ. Sau mỗi lần tan học về, hai mẹ con lại cố gắng tập bài múa nón – phỏng theo bài ca dao dân gian. Dưới sự cố gắng không ngừng nghỉ của hai mẹ con, có những lúc không cẩn thận ngã lộn nhào, cuối cùng cũng có thể múa hòan chỉnh một bài. Tiết mục thi lăn bóng lớn thì không khó lắm, nên Aya cũng thực hiện được.

Trước khi kết thúc cuộc bán đồ quyên góp mùa thu, mấy người phụ trách hội phụ huynh chúng tôi rất bận rộn. Cùng lúc đó, tôi lại nhận một chức ủy viên tiếp thị của nông hội (Hợp tác xã tiêu thụ), do đó đây là gia đoạn mà tôi phải gắng hết sức mình để hòan thành tốt hai công việc. Nhưng đây cũng là quãng thời gian cảm thấy sung mãn, mỗi một ngày đều rất tươi đẹp đối với tôi vì tôi nhận thấy con đang dần hòa nhập với cuộc sống ở trường mẫu giáo.
Một ngày mùa thu đẹp trời, tôi đến trường mầm non tham gia đòan kiểm tra cho cuộc bán đấu giá đồ quyên góp. Vừa bước vào cửa trường, mắt tôi để ý đến cái đu dây, tôi nhìn thấy một cô bé đi đôi giầy hồng đang đu đưa đu dây, bay vào không trung. Vẻ mặt con rạng rỡ mãn nguyện. Tôi im lặng nhìn con. Không biết có phải con thích cái cảm giác được bay vào không trung hay không nên ngày nào cũng chơi đu dây. Tuổi thơ của tôi trải qua trên một đảo nhỏ là thời chiến tranh nên làm gì có trường mầm non, cũng làm gì có đu dây. Thời đó, tôi đâu được chơi đu dây, đối với tôi đu dây là chỉ để ngồi chứ đâu dùng để đu. Chợt nghĩ đến việc Aya làm được việc mà hồi nhỏ tôi không làm được, tôi thấy một niềm vui lan tỏa trong lòng.

Sau đó ba tháng, lần đầu tiên Aya trải qua cảm giác đau buồn của sự xa cách, cô giáo mà Aya yêu quý nhất Soshanlu lấy chồng và chuyển công tác theo chồng, đến đúng hòn đảo nơi tôi đã sống hồi nhỏ. Aya lúc đó chưa biết viết chữ, cố gắng luyện đọc rồi ghi âm câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết” thay bức thư  gửi đến cô giáo, cái băng đó bây giờ trở thành một tư liệu quý.

SÁCH VÀ ĐỒ GỖ XẾP HÌNH

Biết chữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trong quá trình dạy Aya một lần nữa chúng tôi lại phải suy nghĩ về điều đó. Mặc dù Aya nhận biết mặt chữ không phải là ít, nhưng nếu như con không có hứng thú với chữ viết, hoặc giả không bắt đầu đọc sách, viết chữ sớm hơn các bạn khác thì Aya không thể học lên đến đại học như ngày nay.

Phần trước tôi đã từng nói qua, trong khi Aya nghe những bài hát đồng dao, con đồng thời cũng xem cuốn sách nhỏ viết lời bài hát, tự nhiên mà biết mặt chữ. Nhưng theo tôi nghĩ lúc bắt đầu con không thể ghi nhớ từng chữ, mà qua lời ca và những bức tranh vẽ đã gây ấn tượng mơ hồ với con, từ đó con nắm bắt được một vài từ đơn, rồi sau đó từ từ nối những từ đơn thành câu đơn để phân biệt.

Để khiến Aya có hứng thú với các câu chuyện có tình huống , chồng tôi đã ví Aya là nhân vật chính qua những bức tranh đính kèm câu chuyện. Nội dung câu chuyện là Aya và con chó nhỏ nhà bên cạnh đang chơi, một con bướm bay đến bụi hoa hồng hút mật, giữa chúng có cuộc giao lưu ngắn. v v ….Aya rất thích các câu chuyện mà ba viết cho mình, đòi tôi đọc cho nghe liên tục, dần dần con cũng nhớ được nội dung. Tôi nghĩ, từ những câu chuyện này con liên tưởng đến các câu văn trong các bài đồng dao. Bác hàng xóm cũng tặng Aya một số cuốn sách hoạt hình thiếu nhi như “Nguy hiểm quá !” “Con viết xong rồi!”. . . Mấy cuốn sách này con đều đọc qua. Trong số đó có cuốn sách nhân cách hóa nhân vật chó con và sư tử khiến con rất thích đọc, thích đến mức khi các bạn ở trường mầm non đến nhà chơi chẳng may làm rách, con dán lại để đọc tiếp. Sau này Aya tiếp tục đọc những cuốn sách có nội dung dài hơn.

Trong trường mầm non, mỗi tháng đều phát hai cuốn sách : đồng thoại và cuốn tạp chí “em khám phá khoa học”, đến kỳ con đều mang hai cuốn này về nhà. Trong đó có câu chuyện “Hoàng tử vui vẻ” khiến con thích mê, thường mang sách lại gần nói với tôi “m đc con nghe” nhưng có lúc vui con cũng tự đọc lấy và luôn miệng nói “hay tuyt”. Ngòai ra bác hàng xóm còn tặng con một bộ truyện tranh “Picky anh Pocky”, những truyện này con cũng rất thích. Khi Aya có thể tự đọc được, dường như con rất thích sử dụng những câu mà nhân vật chính hay nói.

Tôi thường nghe người ta nói, trẻ con mà thích đọc nhiều sách, tự nhiên sẽ nảy sinh năng lượng và sẽ đựoc phát huy trong một ngày nào đó. Aya mặc dù không đọc nhiều sách lắm, nhưng con biết chữ, tiếp xúc với sách, do đó có kỳ tích lúc trưởng thành, tôi cho rằng đây là một lý do quan trọng.

Đồ chơi ở nhà là một phần rất quan trọng của Aya, đó là gỗ xếp hình. Khi mua đồ chơi cho con tôi luôn nghĩ rằng nên mua nhiều hơn một chút, có thể sử dụng được lâu, do đó tôi tham khảo băng ghi hình giới thiệu của hiệp hội các trường học và quyết định đặt mua đồ gỗ xếp hình của Đức. Giá cả thì đắt rồi, bù lại đồ gỗ rất dày gồm các hình tròn, vuông, tam giác, hình trụ . . . được sơn những màu hài hòa, trò chơi gỗ xếp hình như vậy chưa có ở Nhật khi đó. Bộ gỗ xếp hình này còn kèm theo móc kết nối có thể kết hợp những hình xếp được.

Mấy năm gần đây, có một số quan điểm nghiên cứu của Mỹ cho rằng màu sắc tươi sáng gây kích thích tốt cho trẻ con, nhưng lúc đó màu sắc mà chúng tôi chọn không phải là những màu sáng gây kích thích mà phần lớn là những mầu trầm và những màu dịu , bởi vì chúng tôi nghĩ khi học tập trạng thái tinh thần bình ổn thì tốt hơn. Aya dùng bộ gỗ xếp hình để xếp những dụng cụ trong nhà. Cả những đứa bạn ở trường mầm non khi đến nhà chúng tôi chơi, cũng không thắng được Aya trong trò chơi này. Mặc dù tác phẩm bị đổ rồi xếp đi xếp lại nhiều lắm, nhưng đều có tác dụng lưu lại không ít trong ký ức của con. Có điều, những móc kết nối tương đối cứng nên Aya hầu như không sử dụng đến. Nghĩ lại, chúng tôi nên cho Aya sử dụng ngay từ lúc đầu mới phải. Lực cầm tay của Aya yếu lắm nên nét chữ viết ra nhẹ, có lúc khiến người khác đọc không được. Do ngón tay không được linh hoạt nên gặp nhiều khó khăn khi học các môn thủ công và gia chánh. Đến tận bây giờ tôi mới ngộ ra rằng lúc đó nên cho Aya sử dụng bộ móc kèm theo để luyện sự linh hoạt của tay.

Sau này khi Aya học lớp một cấp tiểu học, cô giáo chủ nhiệm nói với tôi rằng, tuy Aya không thích học số học nhưng lại rất có hứng thú với các hình vẽ. Đến tận bây giờ Aya vẫn giữ thói quen vừa xem ti vi vừa dùng bút vẽ một số hình nhỏ, nhìn tranh con vẽ cũng xuất hiện một số hoa văn con ưa thích, có những lúc cũng khiến tôi không thể hiểu được.

Khi Aya đã đọc qua những cuốn sách và chơi thành thạo trò chơi xếp hình tôi đã tặng những cuốn sách và bộ gỗ xếp hình cho trung tâm tư vấn tổng hội nhi đồng với hy vọng giúp đỡ những đứa trẻ mắc bệnh như  con tôi.

 

ĐỪNG NÓI TẠM BIỆT

Sau khi đi học trường mầm non, một ngày cuối tháng ba cô Soshanlu đột nhiên đến chơi nhà tôi, cô đến chào tạm biệt Aya.

Sau khi Aya vào trường mầm non được một năm, quãng thời gian đó thật không dễ dàng chút nào, cùng thời gian đó, bà xơ nói với tôi cô Soshanlu sắp kết hôn, và sẽ chuyển tới một hòn đảo nhỏ. “Aya nht đnh s cm thy tht vng lm”. Đối diện với vẻ mặt áy náy của bà xơ tôi chỉ có thể thốt ra được một từ “ôi”, ngay lúc đó tôi chẳng tìm ra được câu nào thích hợp để nói với xơ.

Khi tôi đang do dự không biết nói thế nào với Aya, tôi thử con “Aya, Cô Soshanlu sp ly chng và có th s không còn là cô giáo ca con na”. Aya chỉ nói với tôi một câu “Con không mun” rồi chạy khỏi lòng tôi. Sau đó, con cũng không hỏi gì nữa.

Mặc dù tôi nói câu chúc mừng với cô, nhưng thật lòng tôi nghĩ, Aya thật không dễ dàng để quen với cuộc sống ở trường, nếu như phải trở về con số 0 thì thật đáng tiếc. Cô giáo có thể cũng nhận ra rằng, mình sắp xa dời ngôi trường này mà không quan tâm đến suy nghĩ của Aya thì thật không phải. Do đó, cô đã tự may một con búp bê vải tặng Aya, và khiêm tốn nói với con rằng : “Cô giáo may không được đp lm”. Con búp bê mà cô giáo tặng hồi đó, bây giờ vẫn bày trong phòng Aya.

Khi cô giáo đến nhà, tôi mải pha trà, tiếp điện thoại nên không nghe hết được cô giáo giải thích cho Aya hiểu việc mình phải đi lấy chồng như thế nào, có điều, nghĩ lại, khi Aya hỏi cô giáo “Vì sao cô li phi di xa?”, cô giáo đã khóc. Là một cô bé lần đầu tiên tiếp xúc với thế giới bên ngòai, là một học sinh đặc biệt, cô giáo cũng biết rõ bản thân mình là người quan trọng mà Aya có thể dựa vào. Khi chúng tôi tiễn cô giáo ra bến xe buýt, một tiếng rao “khoai lang nướng đây”vọng lại . Aya nói với tôi “con mun mua khoai nướng”, tôi hỏi “mua làm gì ? con ăn cơm chưa no sao?” con trả lời tôi “con mua tng cô giáo”. Đến lúc này, tôi mới chợt nhớ ra, lúc cô giáo đến nhà tôi không chuẩn bị món gì đãi cô. Không biết có phải mỗi lần con đến chơi bà nội nhà Maoshan đều cho con ăn khoai nướng nên con mới nghĩ đến việc tặng cô giáo khoai nướng hay không.
Xe buýt đã đi khuất nhưng Aya vẫn đứng vẫy tay mãi, nhìn cảnh chia tay đó lòng tôi chợt trùng xuống.

Qua một tuần chuyển đến nơi ở mới, cô giáo gửi cho Aya một bức thư  khiến con vô cùng vui sướng. “Aya ơi, con có kho không? có ngoan ngõan đi hc hàng ngày không? con chơi vi các bn có vui không? trường con có hc được bài hát nào mi không? ln sau gp li con hát cho cô nghe nhé. Ch nht va ri cô đi leo núi, gió rt lnh nhưng cô không s gió lnh, leo lên đến đnh núi cao. Sau khi leo lên đnh cô nghe thy tiếng chim hót. Mc dù gió rt lnh , nhưng chim hót rt say sưa . . .. Khi nào rnh cô li viết thư cho con nhé. Cô yêu con nhiu”. Vì lúc đó Aya chưa biết viết nên đành đọc một câu chuyện trong đồng thoại ghi băng gửi cho cô giáo. Sau này, Aya muốn tự mình viết thư cho cô giáo nên đã bắt đầu tập viết chữ. Thư cô giáo gửi cho Aya , bây giờ con vẫn giữ nhiều bức, trong quãng thời gian quan trọng của tuổi thơ, có thể gặp một cô giáo giàu tình cảm như cô Soshanlu có thể nói là điều rất may mắn cho Aya.

Nơi con học là một trường mầm non tốt, sau khi cô giáo Soshanlu đi theo chồng, Aya được ghép vào học với các bạn lớp trên và được các cô giáo dạy lớp trên phụ đạo cho đến khi có cô giáo trẻ mới ra trường về phụ trách, đây cũng là quãng thời gian diễn ra hoạt động của chuẩn bị cho ngày giáng sinh vào tháng mười hai. Quả nhiên, Sau khi lên lớp lớn, con cũng gặp rất nhiều khó khăn trong các tiết mục chuẩn bị cho các hội diễn, như tiết mục múa côn gậy con cũng phải làm gẫy mấy cái mới hòan thành được bài tập, còn tiết mục hát hai mẹ con về nhà cũng phải tập nhiều lần mới nhuyễn được.

Nhớ lại, khi Aya học trung học và đại học ngoài việc học trà đạo ra các môn nghệ thuật khác con chưa từng tiếp xúc, có điều, khi còn học ở trường mầm non, có một phòng thể dục nơi con được học cùng với các bạn lớn hơn một tuổi. Lúc đầu con cũng không theo kịp các bạn, nhưng sau một năm thì mọi việc có vẻ ổn hơn , các phụ huynh khác đều khích lệ Aya “Nhìn Aya thì có th hiu được rng, tr con ch cn c gng nht đnh s làm được”. Aya có thể lộn nhào một cách hòan hảo là do học trong quãng thời gian này.

Chớp mắt một cái, tháng ba đã đến, thời gian ra trường mầm non đã sắp đến rồi, trường mầm non này đã để lại trong lòng mẹ con tôi biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp, là quãng thời gian giúp Aya phát triển rất nhiều. Giây phút mẹ con tôi phải nói lời tạm biệt với các xơ, các cô giáo, các bạn trong lớp Vũ trụ và cả hội phụ huynh nữa sắp đến khiến lòng tôi thấy xao xuyến lạ.

Ngày 21 tháng 3 năm 1981, sau hai năm theo học, Aya đã “tốt nghiệp” trường mầm non. Cảm ơn tất cả những gì mà ngôi trường đã mang lại cho Aya. Quan điểm dạy học của trường là thúc đẩy sự phát triển thể chất và tâm hồn của trẻ có khiến nhiều phụ huynh chưa thật sự yên lòng khi trẻ bắt đầu bước vào tiểu học, nhưng riêng đối với sự phát triển của Aya lại có sự tác động rất lớn.

Từ đó về sau, mỗi lần hai mẹ con có việc đi qua trường đều ghé vào thăm trường. Đến tận bây giờ, Aya vẫn thường gọi điện nói chuyện với các xơ trong trường.

NHỮNG PHÁT HIỆN TRONG KHI DẠY CON
(Bài viết ca ba Aya)

Khi bắt đầu tập đi những bước loạng choạng, con gái rất thích dùng hai tay bám lấy ba, rồi hai chân thì thích đạp lên chân ba bước 1,2,1,2 về phía trước. Lúc đầu, nếu như ba không nắm chặt hai tay con, con sẽ cảm thấy bất an. Nhưng một thời gian sau, ba chuyển sang nắm cổ tay con, tiếp sau đó chúng ta cùng nắm ngón tay nhau, cuối cùng khi Aya tiến bộ hơn con đã biết nắm ngón trỏ của ba. Các bước đi cũng vậy, lúc đầu chỉ mới đi được 3, 4 bước con đã muốn ngã, cũng phải mất một thời gian luyện tập thành thục con mới có thể tự mình đứng dậy. Đợi đến lúc con cứng cáp không bị ngã nữa, Aya dùng hai tay nắm lấy hai chân ba, cùng phối hợp với ba di chuyển, bước chân của hai ba con có thể đồng nhịp. Cả quá trình tập đi cũng mất một năm, khi con nắm bắt mọi cơ hội lúc ba gần con – mà cơ hội này vốn ít- cũng là lúc con đã thể hiện sự trưởng thành của mình cho ba thấy.

Thời gian ăn tối của gia đình mình tương đối muộn lỗi là do ba bận công việc, thật lòng ba cũng muốn con gái đi ngủ sớm hơn nhưng ba nói mãi mà mẹ không chịu, mẹ muốn gia đình ba người mình được sum họp vào bữa tối. Những ngày ba về muộn thì nhiều nên cuối cũng con cũng trở thành con mèo ngủ muộn.
Sau bữa tối, ba mới có thời gian dành cho con, đây là lúc ba đưa con lên lầu hai đi ngủ, con cũng rất thích khỏang thời gian này mà. Lúc đầu, ba đặt con lên lưng, đỡ mông con, cúi người về phía trước, bước từng bước chậm lên lầu. Đợi đến khi con có thể ôm chắc cổ hoặc vai ba cũng là lúc ba không phải cúi người về phía trước, lực để đỡ con cũng không cần chặt lắm. Hai ba con mình lên đến nửa cầu thang, con rất thích cùng ba ngắm trăng qua ô cửa nhỏ. Khi hai ba con mình đã thành thục động tác này, chúng ta có thể vừa ngắm trăng, đếm sao, vừa có thể lắc lư đầu nên ba cũng chỉ dùng một tay để đỡ con. Đến khi con học mẫu giáo, ba có thể buông hai tay ra chỉ đỡ ở phía sau khi con tiến lên trên. Cha con mình có rất nhiều kỷ niệm với cái cầu thang, có những lúc con bước trước, ba bước sau từng bước từng bước một leo lên lầu, có những lúc hai cha con mình cùng bước một nhịp như nhau. Mặc dù đến lúc con tự mình lên xuống được cầu thang nhưng con vẫn thích đi cùng ba giống như một trò chơi, con nhỉ. Có những lúc ba cũng rất sợ khi cõng con trên lưng, nhưng sự căng thẳng cũng qua đi thay thế cho cảm giác sung sướng khi ba nhận thấy sự phát triển tiến bộ của con.

Khi đã lên giường, con thích nghe ba kể chuyện, hát đồng dao, những bài đồng dao Nhật Bản khiến con dễ ngủ nên tự nhiên cũng trở thành thói quen. Những bài hát đồng dao thường nhẹ nhàng. Đã có lúc ba nghĩ nên cho con nghe những bài hát có nhịp điệu nhanh mạnh hơn nữa nhưng cuối cùng ba lại chọn đồng dao. Con gái ba hình như cũng biết chọn những bài đồng dao có ca từ biểu hiện tâm trạng của mình. Sự  chuyển biến này lại một lần nữa giúp ba nhận ra tín hiệu phát triển của con truyền tới cho ba. Có đôi khi ba uống hơi nhiều rượu nên đành phải đi ngủ trước con .Những buổi tối vui vẻ cùng nhau (mà thường là không nhiều) đối với ba và con đều là những khoảnh khắc quý báu. Thông thường, sau khi con đi ngủ ba mới tiếp tục hòan thành những công việc còn lại trong ngày.

Trong quá trình trưởng thành của con gái, trong lòng ba tồn tại cả cảm giác bất an và hoang mang. Nhưng dù có bối rối và lo lắng thì ba vẫn luôn được nhìn thấy sự chuyển biến và tiến bộ từng bước từng bước của con gái. Thời gian trôi qua nhanh, con tiến bộ dần và con có cách phát triển đặc biệt. Ba nghĩ, niềm tin này sẽ tiếp tục theo chúng ta trên con đường mà cả nhà mình đang đi.

 

CHƯƠNG II : GIÓ LC MÙA HÈ

 

Khi Aya chuẩn bị bước vào bậc tiểu học thì tâm trạng lo lắng giống như lần cho con đi học trường mầm non lại đến với chúng tôi.

Đúng thời điểm này chồng tôi lại đổi địa điểm công tác. Chúng tôi bàn bạc với nhau không biết có nên cho Aya vào học ở một ngôi trường làng hay không, có điều, dù đi học ở trường nào đi nữa thì việc đầu tiên là phải kiểm tra kỹ một lần nữa để hiểu trình độ của con. Do đó tôi đưa con đến Bệnh viện đại học.

Bắt đầu khoảng một tuần trước lễ tốt nghiệp trường mầm non, khi các bạn chơi đá bóng bên ngoài thì con chỉ ngồi một mình bên lề không muốn tham gia. Nhà mẹ chồng tôi ở gần trường mầm non nên bà hay ghé sang đó xem cháu học hành thế nào. Khi bà phát hiện ra tình hình này đã rất lo lắng.  Mặc dù tôi vẫn cho rằng trẻ mắc chứng Down thường có hành động như vậy, nhưng tôi nhớ rằng khi chồng tôi có thời gian thường dạy con đi xe, đá bóng ở khỏang sân trước nhà, con đặc biệt thích đá bóng, do đó hành động này của con ở trường mầm non khiến tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều.

Bắt đầu từ lần đó, tuyến giáp trạng của Aya hẹp tới mức nghiêm trọng, nhịp tim cũng giảm một nửa so với trẻ bình thường. Khi tôi đưa con đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ hỏi “Tình hình trường thế nào?” khi nghe tôi trả lời “Chúng tôi có ý đnh chuyn nhà v nông thôn đ Aya đi hc”, bác sĩ liền biểu lộ sự đồng tình, ông nói : “Thế thì tt quá, nhng nơi không khí trong lành rt tt cho sc khe”. Ý của bác sĩ muốn Aya được an dưỡng nhiều hơn.

Mặc dù lúc Aya ra đời bác sĩ đã nói rõ với tôi “Tr mc chng Down vòng đi thường ngn, nếu ln lên cũng không vượt quá được hai mươi tui”. Khi thực tế này đang được thể hiện qua bệnh tình của con khiến tôi cảm thấy lo lắng trầm trọng. Tôi nghĩ phải thay đổi tình hình mới được, và việc đầu tiên là phải quyết định dời xa nơi mà chúng tôi đã sống nhiều năm.

Nơi mà chúng tôi chuyển đến phải giải quyết được hai vấn đề thuận lợi cho nơi làm việc mới của chồng tôi và trường học của Aya, sau khi suy nghĩ chúng tôi quyết định chuyển đến gần nhà mẹ chồng, đó cũng là khu vực có suối nước nóng. Mặc dù nơi này có hơi xa chỗ làm của chồng tôi một chút nhưng lại gần trường học mà chúng tôi thấy phạm vi phù hợp cho Aya đi học đó là lớp một chỉ có ba lớp. Aya thì chỉ nghĩ đến mơ ước của trẻ con, muốn được đến lại nơi có nước ấm được phun ra từ miệng con sư tử.

Đầu tháng tư năm 1979, chúng tôi dời xa ngôi nhà đã gắn bó với chúng tôi 15 năm. Sáng sớm ngày chuyển nhà có mưa lạnh, bạn bè, hàng xóm tập trung quanh xe, tôi đọc được trong mắt họ phảng phất nét khó hiểu cho hành động của chúng tôi “ti sao li phi chuyn nhà?”. Nếu cho tôi ước, tôi ước sẽ không có những khu đô thị mới đang mọc lên ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường và mình được sống ở đây mãi mãi. Ở đây chúng tôi cảm nhận được mối quan hệ mật thiết với mọi người và đã giúp đỡ rất nhiều cho sự phát triển của Aya. Aya có lẽ cũng sẽ không bao giờ quên những năm tháng tươi đẹp ở đây. Tôi mang tất cả những tình cảm thân thương gắn bó chậm dãi bước lên xe, xe chạy tôi còn nhìn mãi cái thị trấn cho đến khi nó khuất vào trong màn mưa. Sau này Aya nói lại rằng “Con nói vi bác hàng xóm Banshanxia là c hương ca con”.

Mặc dù chuyển nhà hết sức vất vả nhưng nhờ sự giúp đỡ của ông hiệu trưởng và các bạn đồng nghiệp của chồng tôi nên bước đầu cũng thuận lợi. Có điều, căn hộ mà chúng tôi nhờ bên môi giới tìm thuê để ở trong một thời gian ngắn thật không phù hợp với bệnh tình của Aya. Do nền nhà thấp, thông gió không thoáng, trong phòng lại không được trang bị máy điều hòa, khi mùa hè đến nhiệt độ trong phòng lên tới 37 độ, do đó Aya thường xuyên bị sốt. Có những lúc trời quá nóng, chị gái tôi đành cho Aya vào xe có máy lạnh chạy loanh quanh chơi.
Aya thường nói, nghĩ lại hồi xưa, thấy khó khăn nhất là quãng thời gian học tiểu học. Khi đó có phải chúng tôi đã để Aya sống trong một môi trường khắc nghiệt. Nghĩ lại điều này tôi cảm thấy hối hận.

Cuối cùng vào tháng chín chúng tôi chuyển về nhà mới nhưng chưa hòan thiện, trong nhà giống như công trường đang thi công, chẳng thoải mái chút nào.
Tôi nghĩ, năm đầu chuyển đến khu vực Richanshan là giai đoạn khó chịu đựng nhất của hai mẹ con.

Aya đã quen với cuộc sống có bạn bè xung quanh trong trường mầm non, đột nhiên bị chúng tôi đưa đến một nơi không có người quen, nên đã có những biểu hiện không bình thường.
Ngày 6 tháng 4 năm 1980, Aya vào học tiểu học. Dự tính lúc đầu trường có ba lớp cấp một, nhưng do số học sinh ngày càng đông nên học sinh lớp một tăng lên bốn lớp. Chúng tôi sợ ngôi trường mầm non nhỏ đáng yêu đã gây ấn tượng trong lòng Aya về trường học, con sẽ so sánh với trường tiểu học mới và sẽ nảy sinh cảm giác lạnh lùng với nó.
Tôi liên tục nhắc nhở con, phải ngoan ngoãn dự hết buổi lễ khai giảng, do đó con đã nhẫn nại chờ cho đến lúc buổi lễ kết thúc, có thể do được giải tỏa thần kinh căng thẳng nên trong lúc tôi loay hoay tìm chỗ để xếp hàng chụp hình kỷ niệm cho con khi quay lại tôi hoảng hốt không nhìn thấy con đâu. Tôi chạy khắp sân trường để tìm Aya, cuối cùng tìm thấy con ở gần cổng trường. Hỏi con đi đâu, con mới nói bác gái nhất định sẽ đến nên con ra ngoài này đợi bác. Khi chúng tôi quay lại hội trường để chụp hình, mọi người đã chuẩn bị xong rồi, chỉ còn đợi chúng tôi. Để mọi người chờ lâu, khi đứng vào hàng để chụp hình tôi có cảm giác rất ngại. Sau đó Aya còn có rất nhiều hành động giống như  con không thấy hứng thú với ngôi trường mới.
Cùng với thời gian Aya đi học tiểu học, cũng là lúc con phải uống thuốc điều trị tuyến giáp trạng, bắt đầu phải đến Bệnh viện Đại học để kiểm tra, lúc đầu hai lần mỗi tuần, sau đó giảm đi một lần, đi đi về về trên quãng đường không gần kỳ thực rất vất vả, nhưng so với việc đi học, Aya có vẻ hứng thú hơn. Do đó mỗi lần đến bệnh viện tiến hành các xét nghiệm như đo điện tâm đồ, chụp X quang, thử máu . . . con đều im lặng không phản ứng, không có biểu hiện đau đớn như tôi vẫn tưởng tượng. Ngoài ra, trong hành trình từ bến xe đến bệnh viện, chị gái tôi lái xe ra đón, hơn nữa có thể gặp các bạn đồng nghiệp của bác gái nên xem ra Aya thích hơn là việc đến trường.
Khi Aya đến trường có biểu hiện không hòa nhập được với tập thể. “Aya đt nhiên biến mt, sau khi huy đng c lp đi tìm mi phát hin ra em trn trong nhà kho cha đ dùng th thao” cô giáo chủ nhiệm viết thư thông báo cho tôi như vậy. Thực ra cửa nhà kho luôn mở nên có thể Aya đi tìm quả bóng hoặc cái gì đó, không khó hiểu lắm, chỉ có điều đối với cô giáo chủ nhiệm lớp một lại vừa hồi phục bệnh xong mà phải dạy một đứa trẻ như Aya thì thật vất vả.
Tôi nghe nói một người bạn nhỏ của Aya cũng vừa tốt nghiệp trường mầm non mà Aya học (ở đó vốn thoải mái tự do trong cách chơi) ngay một lúc không thích ứng được với sự nghiêm túc ở trường tiểu học nên tôi cho rằng, Aya cũng giống như đứa bé kia, có điều khi phát hiện ra tình hình của con nghiêm trọng hơn tôi tưởng nên tôi vô cùng lo lắng.
Cơ thể Aya vốn không được khỏe, mặt bị phù tròn quay, lại đeo một cái ba lô to hơn người, khiến mọi người nhìn thấy đều cảm thấy không yên tâm. Ngoài ra, khi tòan thể học sinh tập trung ở phòng thể dục, có một số học sinh hiếu động đâu chịu đứng yên, thấy giáo nhìn thấy liền quát to, khiến Aya đứng ở hàng đầu run lẩy bẩy, tôi đứng ở đằng xa cũng nhìn thấy rõ.
Vốn là người rất quan tâm đến giáo dục và hết mực yêu thương học sinh nhưng ông xã tôi cũng lo lắng nói : “Trường hc đây . . ., chng l li không đi hc na”. Lúc đó, trường học rất coi trọng việc kiểm tra sĩ số hàng ngày, trừ những việc quan trọng mới được xin nghỉ. Nhưng lúc này bệnh của Aya không chỉ trầm trọng hơn, mà có khả năng chỉ nằm bẹp một chỗ không dậy được, chúng tôi kê trong phòng con một cái ghế bố, có chỗ dựa đầu để con nằm cho thỏai mái, chẳng còn nghĩ đến việc phải đi học nữa, số ngày nghỉ học càng tăng khiến mọi người nói tốt nhất là vào bệnh viện an dưỡng.
Nhưng con đường từ nhà đến trường học 4 km là một sự “nỗ lực” rất lớn của Aya. Do đó, lúc đi học thì ba Aya đưa đi, lúc tan học thì thuê xe taxi chở Aya về đến gần nhà. Tại sao lại không về đến tận nhà, bởi vì tôi muốn cùng Aya đi bộ một đoạn đường, một mặt là muốn rèn luyện sức khỏe mặt khác là muốn để Aya quen với môi trường nơi này.
Khi tôi một mình đứng bên đường đợi Aya đi học về, tôi nhìn thấy một đám mây màu hồng đào trộn lẫn với màu rượu chát thành một màu rực rỡ trước hòang hôn. Lúc đó, không biết thế nào trong đầu tôi lẫn lộn hai cảm xúc, đó là sự lo lắng trước tình hình bất ổn tâm lý của con gái trong trường học và cảm giác hối hận vì đã đưa Aya đến một môi trường mới, nó khiến tôi buồn bã, đau khổ. Đến tận bây giờ, tôi vẫn không quên được màu hòang hôn hôm đó. Đồng thời, tôi suy nghĩ, khi Aya phải đối diện với sự vật mới nên nảy sinh sự nhút nhát, bất an, hoặc có thể chỉ đơn giản là do cơ thể con không được khỏe, cũng có thể là do con đến một môi trường sống mới mà không có người quen nào. Những giả thiết này tồn tại rất lâu trong suy nghĩ của tôi, không sao mà thoát ra được. Chỉ đến lúc gần đây, tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các bà mẹ có con bị chứng Down tôi mới tìm được câu trả lời chính xác, đó là phần lớn những đứa trẻ mắc chứng Down thường có đặc điểm chung là rất nhút nhát khi tiếp xúc với sự vật mới.
Tôi và chồng tôi bất đồng với nhau về bệnh tình của Aya. Anh tiếp nhận mọi quan niệm về bệnh này nên cho rằng mọi lời khẳng định từ phía bệnh viện đều là lẽ đương nhiên nên nhất định nói với thầy hướng dẫn của trường, do đó chúng tôi thường được những người xung quanh nhìn với ánh mắt thông cảm. Nhưng tôi là người mở rộng hai cánh tay tiếp nhận mọi tín hiệu trưởng thành của Aya , nên đến lúc đó tôi vẫn kiên quyết không bỏ qua cơ hội. Có thể đó là sự quyết tâm của một người mẹ chăng. Tôi vẫn tin rằng một ngày nào đó con gái tôi nhất định có thể tự mình đi được trên con đường của nó.
Mặt khác bác sĩ theo dõi cho Aya nói với tôi : “Không chng vào được đi hc đy. Tôi nghe nói có sinh viên b bnh này hc đi hc đó. Aya c lên nhé”. Lời động viên của bác sĩ khích lệ sự tự tin của tôi. Khi Aya vào học đại học tôi nghĩ laị những lời nói của bác sĩ và không biết có phải đó là lời nói thật hay chỉ là lời an ủi chúng tôi mà thôi ? Tôi thực sự muốn đi thăm bác sĩ để tiếp tục thỉnh giáo ông.
Cuối cùng thì nhà mới của chúng tôi cũng xong, cũng có thể mang nước nóng từ miệng chú sư tử nhỏ phun ra về nhà tắm, nhiều bạn bè đến chúc mừng, và tinh thần của Aya cũng ổn định hơn nhiều. Điều vui mừng nhất với mọi người đó là Aya làm quen được với hai người bạn tốt là Renke và Kaotian, hai người bạn này đã học cùng Aya hết trung học và đến nay vẫn là những người bạn tốt của Aya.
Kỳ nghỉ xuân trong một năm, gia đình tôi đi picníc với anh chị em cô bạn Renke, chuyến đi này trở thành một cơ hội nữa cho Aya, được chúng tôi và bạn bè khích lệ mạnh, Aya bắt đầu viết nhật ký từ đó. Nói một cách khoa trương thì thói quen viết nhật ký cũng có thể nói là một cơ hội thay đổi vận mệnh của Aya.

Một năm như ác mộng rồi cũng trôi qua, sau kỳ nghỉ xuân, hai mẹ con tôi đã lấy lại được tinh thần. Từ ngày 29 tháng 3 năm 1981 Aya bắt đầu viết nhật ký.
Học kỳ 1 của năm học mới, tôi nghĩ ai làm cha mẹ cũng có suy nghĩ như nhau đều hồi hộp chờ Ban giám hiệu công bố giáo viên chủ nhiệm mới của lớp con mình. Nhìn chung mà nói, các học sinh tiểu học lớp hai, lớp ba đều có cô giáo mới, lớp của Aya cũng không ngoại lệ, cô giáo chủ nhiệm mới của Aya là một giáo viên mới tốt nghiệp trường đại học – Cô Yecunqizi. Cô Yecun cũng là một cô giáo mà Aya có cảm tình. Do cô mới tốt nghiệp trường sư phạm nên chúng tôi có cảm giác cô tương đối chịu lắng nghe, do đó, tôi đến gặp cô và hy vọng cô giúp bình luận những trang nhật ký của Aya, chỉ cần một dòng thôi cũng được.
Mặc dù thể trạng của Aya có khá hơn so với năm trước, con cũng dần quen với thầy cô và bạn bè nhưng các bạn xung quanh con khi lên học lớp hai thì tương đối nghịch ngợm, trong đó có một số bạn thích chơi trò ác, Aya của mẹ mang tâm hồn yếu đuối mong manh như quả cầu pha lê nên đôi khi bị các bạn chọc ghẹo, khó mà khỏi bệnh hòan tòan được. Lúc đó trong nhật ký của con viết rằng “Hôm nay trường, mt bn nói mình là con c sên”. Sau khi đọc xong, tim tôi nhói đau, trẻ em thường nói thật những điều chúng nghĩ. Tôi có thể tưởng tượng ra cảnh Aya ở trường học, kỳ thực giống con ốc sên như thế nào. Tâm hồn con khép kín, lại thêm ảnh hưởng của tuyến giáp trạng nên Aya có hành động chậm chạp. Hồi con còn nhỏ chỉ cần nghe thấy một tiếng nói to cũng làm con sợ khóc váng lên, nếu bị bạn bè trọc ghẹo ác ý tôi chỉ sợ con cũng khóc lớn. Nhưng, dù thế nào, cô giáo hàng ngày đều không quên viết lời bình trong nhật ký của Aya “phi kiên cường lên nhé” để động viên con.
Sau khi nghỉ học vì bị sốt, nhật ký ngày 8 tháng 7 Aya viết : “Bt đu t hôm nay, phi đi hc thôi, mình thích đi hc vì có bn tt, còn có cô giáo. Mình thích hc và làm trc nht. Ngày mai phi c gng đi hc” đúng là một đoạn văn cảm động. Và cô giáo còn viết thêm “ Cô cũng vy, rt thích trường hc và Aya”. Nhưng có những lúc Aya vẫn không muốn vào lớp, mà đứng ngoài hành lang. Cô giáo, hai vợ chồng tôi và Aya tiếp tục thử thách nhau về tính nhẫn nại. Về hành động không chịu vào lớp của Aya, tôi nghĩ có thể có hai lý do. Nguyên nhân thứ nhất là do động tác chậm chạp, hành động cần nhiều thời gian hơn, khi Aya đến lớp, cô giáo đã bắt đầu giảng bài khiến con không có cách nào vào lớp được. Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng của tuyến giáp trạng thấp khiến cơ thể con mệt mỏi, khiến con cử động cơ thể khó khăn. Nhìn chung mà nói, vào lớp muộn hay coi như không vào lớp đều do tác dụng phụ của thuốc khiến cơ thể con mệt lả dẫn đến tòan bộ cơ thể khó cử động. Có điều Aya càng thể hiện sự nỗ lực khắc phục thì trạng thái tinh thần và thể chất càng trở nên cứng đơ, không tuân theo ý mình. Cô giáo cũng suy nghĩ tìm cách để Aya có thể vào lớp đúng giờ và vợ chồng tôi cũng phải suy nghĩ tìm ra cách giúp cô. Nhật ký thời gian này, Aya viết :

Thứ 7 ngày 9 tháng 10.
Hôm nay, mình làm mẹ gin. Bi vì mình không vào lp hc. Ánh mt ca m ging như khng b. Con nghe li m, nghe tiếng chuông là phi vào lp. Mình giơ tay lên ngc, cu nguyn thn linh. Mình nói vi thn linh “xin thn linh phù h đ con vào lp đúng gi, phù h con tuân th quy đnh ca m.
Sau khi vào học kỳ hai, chúng tôi lại phải làm phiền cô giáo vì một chuyện, đó là nhờ cô giáo ghi chú vào tờ lịch những ngày Aya có vào lớp học. Ngày đó, rất khó tìm được một tờ lịch dễ thương như bây giờ, chúng tôi tìm khắp khu vực mình sống mà không mua được tờ nào, ba Aya đành phải tự tạo ra một tờ lịch và ngòai trang bìa có vẽ một con ngựa. Chồng tôi nói với Aya “Con mang t lch này đưa cho cô giáo nhé”. Aya cầm tờ lịch ba làm dường như cũng hiểu được sự thái độ nghiêm túc của ba mẹ. Ngày 11/10 Aya viết “Hôm nay mình không vào lp mun, cô giáo đánh mt du lên t lch, mình phi c gng”. Ngoài ra, cô giáo còn ghi một dòng chữ nhỏ nhận xét thái độ biểu hiện của Aya trong lớp học. Điều khiến chúng tôi cảm thấy được an ủi nhất là Aya rất yêu cô giáo chủ nhiệm và từ trước đến nay chưa bào giờ vì chán ghét trường học mà không muốn đi học.
Một năm nữa lại trôi qua, nhật ký thứ 6 ngày 18 tháng 3 Aya viết : “Đi khi đến lúc lên lp ba, mình vn mun được hc cô Yecun, hôm qua mình hi cô “lên lp ba cô có dy chúng con không ?” cô tr li “có th” khiến mình rt vui. Hơn thế na khi mình làm xong bài tp ba nói “Aya gii quá” m thường nói “Aya càng ngày càng gii” , sau khi lên lp ba mình càng phi c gng đ cô giáo vui
Nhưng ước nguyện của Aya đã không thành hiện thực. Đối với một cô giáo mới, việc vừa phải tiếp thu kinh nghiệm giảng dạy, vừa phải quản lý một lớp 30 học sinh có những học sinh nghịch ngợm, lại phải dạy một học sinh đặc biệt như Aya hàng ngày phải đánh dấu vào tờ lịch, ghi lời bình vào nhật ký của Aya thì thật là vất vả. Nhưng trong những dòng nhật ký của Aya và cả những tờ lịch đã thể hiện sự cố gắng hết mình của một cô giáo trẻ mới ra trường và cả sự nỗ lực không mệt mỏi của gia đình tôi trên chặng đường đã qua.
Qua năm lớp ba đến năm lớp bốn Aya lại may mắn được học cô giáo Yecun, cô giáo thì bước vào năm thứ ba trong nghề dạy học còn Aya thì bước vào lớp bốn, đây là giai đoạn hai bên hiểu và thích ứng với nhau.
Trước khi chúng tôi chuyển nhà đến thị trấn này, khi đang đóng gói hành lý thì có một thầy giáo đại học trên đảo Bier đến nhà bàn với chồng tôi về tình hình học tập của con thầy, lúc đó do bận rộn với việc dọn dẹp nên tôi không để ý lắm, sau đó ít lâu thầy giáo này chuyển đến dạy ở trường đại học Jinggàng. Tôi kể chuyện này cho cô giáo nghe, thật tình cờ hôm họp mặt kỷ niệm 15 năm thành lập hợp tác xã nhân dân đảo Bier, tôi và cô giáo đang tâm tình về tình cảm và sự khó khăn của những gia đình có người thân bị tật nguyền khi đến tuổi đi học. Không ngờ, cô giáo nói “Tôi có biết thy giáo này, khi em trai tôi – mt người phi ngi xe lăn đến thi đi hc đo Bier, thy giáo này đã giúp đ rt nhit tình. Hi nh Em trai tôi b mt trn st không rõ nguyên nhân, sau khi khi đã b lit”, cô giáo nói với giọng xúc động, tôi thảng thốt nhìn cô.
Có thể đây cũng là một lý do khiến cô đối xử với Aya một cách nhẫn nại như vậy. Bởi vì cô giáo đã lớn lên cùng người em trai tật nguyền của mình.
Một năm trước, trên một tờ báo địa phương có đăng tin về một luật sư có tiếng ngồi xe lăn, đó là em trai của cô giáo. Tôi và Aya đã gọi điện chúc mừng cô, cô giáo rất cảm động.
Gần đây, chúng tôi mới nhận được thư của cô giáo. Trong thư cô có viết : “Nhng ngày làm vic ti đo Bier là nhng ngày tht có ý nghĩa vi cô

 

GIẤY KHEN TỰ LÀM

Tôi thường cho rằng, việc khuyến khích con viết nhật ký không chừng giúp những bé mắc chứng Down như Aya tiếp cận gần hơn với con đường nhân sinh phía trước.

Đối với những đứa trẻ gặp trở ngại về tinh thần và thể chất, tuy ít nhiều cũng có ngoại lện nhưng phần lớn mọi người cho rằng giai đoạn đầu tiên gián đoạn trong việc học tập xuất hiện ở bậc tiểu học. Do những đứa trẻ này không có cách nào diễn đạt được cái tôi, khi truyền đạt suy nghĩ của bản thân thường gặp phải khó khăn. Nhưng Aya có khả năng là do viết nhật ký, Aya có khả năng hiểu về trường học và các thầy cô giáo gần như đầy đủ, đến giai đoạn trung học Aya càng hòa đồng hơn với các bạn cùng tuổi. Đương nhiên, viết nhật kỹ có tác dụng rất lớn đối với việc bồi dưỡng năng lực viết chính tả và làm văn cũng như ngữ âm, và cũng có tác dụng rất nhiều trong năng lực suy nghĩ. Từ khi còn nhở chúng tôi đã cố gắng dạy Aya trở thành một đứa trẻ có tình cảm phong phú, đến nay điều mà chúng tôi thấy thanh thản nhất là con không phải chỉ biết nói những câu đơn giản mà con còn có thể học để thực hiện tâm nguyện của chúng tôi.

Những tháng ngày đã qua ghi trong nhật ký của Aya đã thể hiện rất rõ sự đau khổ, buồn vui của chúng tôi, trong đó còn thể hiện tình yêu cuộc sống của con qua năng lực diễn đạt ngôn ngữ mỗi thời kỳ khác nhau. Để khuyến khích Aya, lúc đầu thì mỗi tháng 1 lần, sau thì nửa năm hoặc một năm đều trao phần thưởng cho con. Chồng tôi dùng bút màu làm giấy khen còn tôi thì dùng chất liệu vải hoặc các hạt ngọc bằng nhựa để làm. Lúc đầu chỉ có ba mẹ tặng phần thưởng, sau này cả mẹ chồng và các chị gái của tôi cũng làm phần thưởng cho con. Aya rất coi trọng những giấy khen này và còn viết vào nhật ký nữa. Giấy khen cuối cùng mà chúng tôi tặng con là vào năm 1986 cũng là thời kỳ Aya học lớp sáu, chúng tôi dùng bút viết và đóng khung lại. Giấy khen như sau :
GIY KHEN:
Học sinh Aya.
Kỳ nghỉ xuân năm hc lp mt Aya bt đu viết nht ký, đến kỳ ngh xuân năm hc lp sáu vn tiếp tc viết nht ký, tinh thn tht đáng khen ngi.
Trong những cun nht ký này, đã th hin s chăm sóc k lưỡng ca Aya, và đánh du nhng n lc sng ca Aya.
Từ nay v sau con hãy tiếp tc ghi chép t m nhng điu mt thy tai nghe và c nhng suy nghĩ ni tâm.
Nhân sinh nhật con ba m làm giy khen đc bit này tng con, hãy c gng hơn na nhé con gái
Ngày 4/4/1986 – Ba mẹ
Thời gian này, cô giáo giữ chức hội trưởng hội sáng tác thơ văn đảo Bier sau khi đọc nhật ký của Aya đã ghi những dòng cảm tưởng chân tình để khuyến khích Aya : “Cô giáo đc xong nht ký ca con, cô cm đng đến mc nước mt chy dài. C tưởng tưởng ra hình nh con đeo ba lô đi hc, còn phi đi mt vi s quy ry ca “con ma bnh” và các trò chơi ác ca các bn hc khiến cô không mun di cun nht ký
Tôi nghĩ, những sự động viên này có tác dụng vô cùng lớn để Aya tiếp tục viết nhật ký, cũng là động lực để Aya tiếp tục sống. Thậm chí đây cũng là động lực giúp con không bị gục ngã bởi bệnh tật tiếp tục đi học. Những bài văn mà tôi sẽ cung cấp sau đây đều do Aya viết vào năm lớp hai, lớp ba tiểu học. Đồng thời với việc viết nhật ký, con còn ấp ủ sáng tác thơ.
Th năm ngày 3 tháng 6, lp s 3, năm lp hai- Aya:
Hôm qua, trong lúc ăn cơm, trong lòng bát ca mình có my cng hành xanh. Mình nói vi m
“Ồ, tht ging cái mt h”, m liếc nhìn vào bát và nói : 
“Cọng hành biến thành mt và ming kìa”. 
“Đâu ?” Ba ghé mắt vào bát ăn hi .
“Lại còn hai mắt hí na ch.” Ba nói xong cười ha ha vui v.
Mẹ nói : “Có th viết chuyn này vào nht ký đy con
“Thứ 2 ngày 28 tháng 6.
Hôm nay lúc tan học, mình và ba bn hc cùng chơi trò thi bong bóng. Bong bóng mình thi rt to. Bong bóng bay nho không trung, có màu hng, màu đ hng, màu trng. Mình nghĩ, phi chăng bong bóng chng bao gi tan đi, c bay mãi trong không trung thì hay biết my. Bay đến cây cao bên ngn núi, xem hoa n rc rõ, bay đến bin ngm mt tri xung núi”
“Mặt tri khut núi.
Tôi đi ngắm hòang hôn.
Đến công viên Cheng Shan
Mặt tri, vn chưa xung núi
Mặt tri rt ln.
Ánh hồng rc r
Từ t xung núi.
Mặt tri khut núi.
u li ráng mây.”

Viết được bài thơ này , Aya đã đến công viên rất nhiều lần để ngắm mặt trời lặn.
Cm nghĩ sau khi đc bài “Xe jeep cu h
Thị trn nào cũng có đi cu ha, đó có xe ch thang gp, xe tr nước, xe cu h, ch cn đâu có ha hon, h đến rt nhanh và sau mi ln cha cháy h đu nhn được rt nhiu li khen.
Trong đội cu h này có mt xe cu ha nh được ci tiến t cái xe jeep. Có mt ln trong xy ra cháy rng gn thôn nh. Xe thang gp, xe nước cao áp, xe cu h đu không s dng được trong trường hp này. “Jeep ơi, tt c trng đi vào mày đy” đi trưởng đi cu ha nói vi xe như vy. Xe jeep m theo con đường hp, tiến v hướng núi, dp tt nhanh chóng đám cháy nh trong rng. Mình cm thy tht may vì không xy ra đám cháy ln. Xe jeep tuy rt nh nhưng li phát huy được tác dng và nó rt c gng hòan thành công vic.Mình rt thích chiếc xe jeep tuy nh bé nhưng li rt kiên cường. Mình nghĩ, mình cũng phi hc tính kiên cường ca xe.” 
(Đọc xong bài văn ca Aya cô giáo cm thy rt thai mái. Xe jeep là loi xe như thế nào ? Đc xong bài văn ca Aya trong đu cô lp tc hình dung ra được hình dáng ca chiếc xe jeep. Nếu như có th c gng được như xe jeep thì tht là gii – Cô Yecun)
Chủ nht ngày 10/7
Pháo hoa
Trên bầu tri pháo hoa như cu vng.
Như các vì sao bay khp bu tri.
Sao hồng, sao vàng, sao xanh, sao đen.
Các vì sao vỡ vn thành vn ngôi sao
Tuyệt làm sao(Khi đó c nhà va ngm pháo hoa va chun b tic nướng).
Tháng 10 năm lớp ba
Máy bay mây.
Máy bay mây từ xa bay li
Như mt di la trng
Trên bầu tri di la tách đôi, cùng khiêu vũ.
Rồi tan biến theo gió
Trong lòng em một cm giác yên bình 

Nét mặt Aya trong ngày viết bài thơ này tôi không bao giờ quên. Sau khi vào trường tiểu học, Aya thường xuyên làm một việc đó là nhặt những lon sắt rỗng và những vật gây nguy hiểm bỏ vào bao ni lông. Chỉ đến lúc nhìn thấy con tay thì nắm một cái lon rỗng, đứng yên tại chỗ, nét mặt buồn bã ngắm mây bay, tôi băn khoăn không biết xảy ra chuyện gì. Xem nhật ký ngày hôm trước mới biết con bị cô giáo nhắc nhở chuyện không vào lớp học.
Từ khi Aya vào lớp bảy việc con viết nhật ký vẫn không bị gián đoạn khiến tôi nhận biết được nhiều suy nghĩ tình cảm của con. Ví dụ, thời kỳ con bị cô giáo nhắc nhở chuyện không vào lớp trùng với thời điểm nhiều trẻ em mắc bệnh tháng năm hay chuỵên thời kỳ luyện tập thể dục. Khi đó học sinh tất cả các lớp đều tập trung tại sân vận động, thông thường đến giai đoạn này Aya hay bị cô giáo nhắc nhở, nói Aya chỉ muốn tìm cớ thoát ra khỏi sân vận động. Tôi hỏi nguyên nhân, con nói “Vì con cm thy rt n”. Con không thể chịu đựng được âm thanh ồn ào của sân vận động chứa hơn 130 học sinh. Tôi nghĩ, nếu như khuyên con nên kiên cường chịu đựng, hoặc giả đưa con về nhà tránh ồn ào thì sau này con sẽ không muốn đi học nữa. Do đó, hãy để Aya tự mình tìm một chỗ yên tĩnh , con tự tìm cách thóat khỏi áp lực thì tốt hơn
Trong nhật ký của Aya thể hiện rất rõ, những khó khăn về tinh thần, thể chất cả những cảm xúc vui buồn của con. Sự hòa đồng của con với bạn bè, mô hình trường học lý tưởng, sự động viên của gia đình, những tình cảm của ba mẹ đều được con viết trong nhật ký và nó mãi là động lực giúp con trên con đường phát triển.

 

THẦY GIÁO THẬT VĨ ĐẠI

Trong thời gian Aya đi học, vợ chồng tôi luôn tôn trọng một nguyên tắc đó là tuyệt đối không phê bình thầy cô giáo. Tiêu chí này cũng nên áp dụng với tất cả các gia đình, trong các buổi hội thảo giáo dục hoặc trong những trường hợp tư vấn về giáo dục chồng tôi luôn bày tỏ quan điểm này đối với các bậc cha mẹ có mặt. Cũng có thể nói, đây là cách để giữ gìn mối quan hệ chặt chẽ giữa học sinh, thầy giáo và phụ huynh. Không biết có phải tại nguyên nhân này hay không mà trong bất kỳ trường hợp nào Aya cũng có biểu hiện tôn trọng thầy cô giáo, cho rằng thầy cô giáo là vĩ đại nhất, không những thế con còn cho rằng lời thầy cô giáo nói lúc nào cũng đúng, trước sau tin tưởng không đổi.

Tôi còn nhớ một chuyện:
Sau khi lên cấp hai, nội dung của các môn xã hội học cũng khó dần. Có một hôm, Aya nói với tôi : “Hôm nay lên lp cô giáo ging v hip ước an ninh Nht – M”, phát hiện ra mình có thể nói một danh từ  có nhiều ẩn ý, Aya dương dương tự đắc . Nhưng tôi lập tức nói với con “Ô, đó là mt hip ước ngu ngc” , sau khi nghe xong, Aya tỏ ra rất bực tức nói với tôi : “Cô giáo nói đây là mt hip ước rt tt, m li nói là ngu ngc”, nói xong Aya lên lầu trên vào phòng làm việc của ba và ở đó rất lâu không chịu ra.

Khi chồng tôi đi làm về, tôi nói chuyện này với anh, chồng tôi cười và nói : “Khi nào ln hơn con s hiu, kỳ thc các môn hc trong trường, rt nhiu vn đ v xã hi và chính tr có nhiu cách suy nghĩ khác nhau, nhưng m cũng không hòan tòan sai”. Mặc dù đã được ba giải thích như vậy nhưng con vẫn có vẻ không chịu tiếp thu, mặt lầm lì không nói.

Thái độ thẳng thắn như vậy của Aya, đối với thầy cô giáo nào cũng như nhau. Còn các thầy cô giáo dường như cũng đều cảm nhận được đặc điểm này, do đó đến tận lúcc tốt nghiệp phổ thông trung học thầy cô giáo nào cũng thân thiết với Aya.
Sau khi Aya vào trung học, các thầy cô giáo tổ chức tọa đàm giáo dục, kêu gọi phụ huynh hăng hái tham gia. Tôi cũng tham gia và phát biểu ý kiến. Sau khi giới thiệu với các thầy cô giáo và phụ huynh về bản thần và gia đình, tôi có nói về chuyện ở gia đình tôi tôn trọng một quy tắc đó là không phê bình thầy cô giáo trước mặt con. Sau đó tôi có kể với mọi người câu chuyện Aya phản ứng khi nghe tôi nói về hiệp ước ngu ngốc, lúc đó thầy hiệu trưởng và thầy giáo dạy thể dục có cười và nói: “Đúng là tác phong của Aya”. Trong mắt hai thầy giáo này, cả về sau này đều không coi Aya là học sinh khuyết tật, có điểm khác biệt với các học sinh khác, mà là một học sinh luôn tôn trọng các thầy cô giáo và rất chuyên tâm học tập. Tôi nghĩ thái độ đó của các thầy tạo động lực rất lớn để Aya phát triển .

Gần đây nhất, Aya vừa bê một cuốn từ điển dầy cũng với một chồng sách , lật từng quyển một vừa nói “Có vic, con biết là có ý nghĩa, nhưng ý nghĩa chính rt cuc là cái gì nh? Ôi hc hành, tht không đơn gin chút nào!”.

Cũng giống như sự tiến bộ của tòan xã hội, vợ chồng tôi luôn tin tưởng một điều, con gái đang từng bước bước về phía trước, tuy chậm nhưng chắc chắn.

ĐÒAN CỔ VŨ CỦA CÁC CÔ CHÚ

Khi cả nhà tôi chuyển đến Richenshan, sau khi nhà mới khánh thành, lúc đó người trong ban tổ chức thành lập hợp tác xã (hiện nay là coop) đến tìm chúng tôi vì vấn đề muốn thành lập hợp tác xã mua bán ở đảo Bier.

Sau khi chuyển đến đây, thứ bảy  hoặc chủ nhật hàng tuần chồng tôi đều chở thùng đá đến hợp tác xã nông hội khu trung tâm đảo Bier để mua đồ, có thể nói là bổ sung lương thực. Aya vẫn giữ thói quen uống sữa như trước, ngòai sữa ra cái gì cũng không muốn uống, nhưng lượng sữa cũng ít dần. Như vậy có thể nói, vấn đề ăn uống của gia đình tôi hòan tòan phụ thuộc vào hợp tác xã nông hội. Do đó, hợp tác xã nông hội có thể mở rộng đại lý đến khu vực tôi ở, đó là một việc hết sức phấn khởi đối với gia đình tôi. Nhưng chỉ nghĩ đến việc trong nhà còn có Aya chưa quen với cuộc sống ở trường học và cơ thể còn nhiều bệnh nên thực tế tôi cũng không tin tưởng là mình có thể cố gắng được ở mức độ nào. Ngoài ra, khu vực này từ rất sớm đã hình thành gốc rễ của hợp tác xã tiêu thụ khác, phải làm thế nào triển khai vận động để công việc kinh doanh được bắt rễ, đến lúc đó tôi cũng không tưởng tượng được.
Nghĩ lại lúc đó, còn phát sinh một việc ngoài mong muốn đó là : trong lúc tiến hành hội nghị chuẩn bị thành lập phía trường học của chồng tôi truyền tới một tin : trong lúc nhảy cao Aya ngã bị thương ở miệng. Tôi vội vàng đến trường học đón con, tìm khắp nơi một bác sĩ ngoại khoa, sau khi con được ổn định vết thương, tôi lại tiếp tục quay về hội nghị.
Nhìn thấy sự lo lắng và chần chừ của tôi, ông quản lý chuyên nghiệp ****ian lúc đó đến dự hội nghị nói với tôi : “Ch vt v như vy, phi gi gìn sc khe ch. Tôi thy ch bn rn đến lúc khai mc thôi, sau này nên ngh thôi”. Bởi vì nghe khẩu khí của ông rất thỏai mái khiến tôi cảm thấy bán tín bán nghi, thôi đành cố gắng đến lúc khai mạc vậy. Sau này tôi mới biết giọng điệu của ông ****ian lúc nào cũng thỏai mái như vậy để đùa mọi người, ông còn thường xuyên dùng từ “b la ri”. Lúc đó tôi đã dời bỏ chức quản lý được mười một năm, tôi không muốn dứt ra khỏi công việc của hợp tác xã nông hội nên cuối cùng đành tiếp tục những tháng ngày bận rộn.
Những năm hoạt động trong hợp tác xã nông hội ở nơi ở cũ, tôi đặt bản thân mình là một người trong tổ chức lớn, chỉ cần làm việc theo sự hướng dẫn của các tiền bối là có thể được, nên lúc đó ngòai tình trạng sức khỏe của tôi và Aya không tốt, những vấn đề khác có thể nói chưa từng cảm thấy vất vả. Có điều, trong công việc tôi chưa từng cảm thấy vất vả nhưng chỉ cần nhìn thấy Aya khóc là tôi cảm thấy bối rối vì thương con nhưng cũng phải kiên quyết để con được rèn luyện .Tôi còn nhớ, vì mình là người sáng lập ra cửa hàng số 3 ở khu vực Gusan nên tôi phải cho Aya ngồi phía sau xe đạp đưa con ra ngoại thành phát truyền đơn. Lúc đó là tháng tám mặt trời xuống thấp, đối với một đứa trẻ yếu ớt như Aya thì đó là một môi trường khắc nghiệt, Aya cảm thấy không thoải mái nên khóc ấm ức.
Nhưng những tháng ngày bận rộn này lại xuất hiện một mối bận tâm hòan tòan khác với ý nghĩa về mặt tinh thần. Bởi vì để hợp tác xã nông hội hoạt động được thì có hai đặc thù mang tính quyết định đó là : thứ nhất, đó là sự  cạnh tranh ác liệt của hợp tác xã nhỏ , ở những nơi khác không có đặc điểm này; thứ hai là ở khu vực này (khu phố), cả huyện đều chưa có trung tâm hoạt động cố định. Hơn nữa đặc tính bảo thủ của khu vực hạt nhân này cũng vượt quá sức tưởng tượng của tôi. Giai đoạn cạnh tranh xuất hiện sau khi tổ chức được thành lập, đối với nhân viên mà nói mặc dù có hơi vất vả nhưng cũng dần dần được giải thích. Cuối cùng tháng sáu năm 1992, trung tâm hoạt động cũng được thành lập. Tất nhiên nếu không có những nhân viên dũng cảm khắc phục khó khăn, ở họ toát ra sức sống mạnh mẽ và sự chăm sóc chu đáo thì tôi không những không chăm sóc được Aya một cách chu đáo mà còn có thể không nhận ra được mặt mạnh của mình ở cái thị trấn không một ai thân thích này. Từ lúc chỉ có 33 người vào tháng mười để bắt đầu vận động thành lập hợp tác xã nông hội đến tháng bốn năm sau, dưới trời mưa, chúng tôi đã tập hợp được 3000 người tổ chức lễ thành lập hợp tác xã (coop) nông hội.
Tôi bận rộn triển khai hoạt động của coop, cả việc Aya chưa thích ứng với trường học cũng là mối bận tâm của tôi trong vòng xoáy những lo toan hàng ngày. Nhưng trong giai đoạn này chúng tôi dần dần bám rễ vào cuộc sống nơi đây, giao lưu được với nhiều nhân viên và kết thân được nhiều bạn tốt. Khi tôi đến bể bơi của trường học làm công tác trực luân phiên của tổ chức hội phụ huynh, có nhiều phụ huynh chủ động chào tôi “Ch làm hp tác xã nông hi phi không.”

Khi Aya học lớp một, lớp hai thường xuyên tan học sớm, tôi phải đi đón con nên mọi người rất thông cảm, chỉ yêu cầu tôi làm một nhân viên kinh doanh bình thường. Nhưng khi Aya lên lớp ba, mọi người nhiệt tình bầu tôi giữ chức tổ trưởng.

Làm việc ở chỗ cũ, do sức khỏe của tôi chưa hồi phục hòan tòan nên thường xuyên nhận được sự chăm sóc của người khác, công việc của tôi phần lớn chỉ có phát tờ rơi hoặc giúp mọi người bày hàng ra quầy, còn lại là ở nhà viết kế hoạch. Do đó, sau khi chuyển đến nơi ở mới, tôi cũng lo không biết Aya sẽ phản ứng như thế nào khi thấy mẹ mình biến thành một người bận rộn, cả lúc ở nhà cũng làm việc qua điện thoại. Nhưng sự lo lắng của tôi là thừa vì có lần khi tôi vừa họp phụ huynh xong, chuẩn bị về nhà, Aya kéo tay tôi vào phòng bảo vệ sức khỏe khoe với thầy giáo “đây là m con”, nét mặt lộ rõ niềm tự hào.

Ngày chủ nhật khu vực thường tổ chức đấu bóng, nhật ký của Aya viết : “Hôm nay, khu vc t chc đu bóng. Mình chào các cô các chú trong hi ph huynh hc sinh, m là người gii nht trong gia đình được mi người chào li”. Tôi nghĩ, có lẽ Aya xem qua chương trình hội cha mẹ hòa bình chiếu trên ti vi do tôi phụ trách phần dẫn chương trình nên trong đầu đã có suy nghĩ “m tôi là người gii nht”, cách viết này thật buồn cười nhưng đúng là phong cách của Aya.

Bắt đầu từ  giai đoạn này, tên gọi “c sên” dành cho Aya bắt đầu được lột vỏ. Một tháng trước khi kết thúc năm lớp bốn, tôi đến trường để nhờ cô giáo một việc, hy vọng cô giáo có thể cho Aya tham gia cuộc chạy thi maratông. Trước đó do sức khỏe của Aya không được tốt, tim yếu, nên không thể tham gia cuộc đua. Nhưng, cô giáo Yecun sắp rời khỏi đây, nếu Aya bỏ lỡ cơ hội tham gia cuộc chạy khi mà tình hình sức khỏe đang trong trạng thái ổn định, thì có lẽ từ đây về sau Aya không có cách nào tham gia chạy được. Sau khi biết được bác sĩ ở bệnh viện đại học cho phép, cô giáo quyết định để Aya tham gia cuộc chạy lần này.

Bắt đầu từ hôm đấy, Aya, cô Yecun và tòan thể các bạn trong lớp Aya bắt đầu luyện tập cho cuộc chạy maratông. Cách hai ngày một lần, cô giáo Yecun gửi cho chúng tôi một bản đồ đường chạy của Aya, xem bản đồ, chúng tôi đoán Aya có khả năng hòan thành cuộc đua. Nhưng do tiết trời lạnh giá, mỗi ngày luyện tập những vết thương do giá rét gây ra trên cơ thể Aya ngày càng nặng, đến khi cách cuộc đua hai ngày, Aya đau đến mức phát khóc. Nhưng cho dù như vậy, Aya nói nhất định không bỏ cuộc, đây cũng là biểu hiện cá tính của Aya.

Con đê ven biển là khúc lạnh nhất trong trên đường chạy. Trong các hoạt động của trường, số người cổ vũ cho cuộc thi maratông là đông nhất. Mỗi lần có hoạt động của trường, thì hai bên bờ đê phòng hộ, đặc biệt là đoạn gần trường học đều tập trung rất đông phụ huynh học sinh. Nhưng ở những đoạn đường xa trường học rất ít người đứng cổ vũ. Nhưng đến ngày diễn ra cuộc đua maratông lần này có rất nhiều phụ huynh và cả những nhân viên làm việc trong hợp tác xã nông hội đều tập trung cổ vũ chúng tôi.

Có một số phụ huynh nhìn thấy hình ảnh Aya chạy cùng cô giáo, những bước chạy với cơ thể bị tổn thương do giá rét, nhưng vẫn cố gắng hết mình nên đã hò reo cổ vũ không dứt “C lên Aya, c lên Aya”. Sự cổ vũ hết mình của mọi người đã khiến mẹ con tôi cảm động rơi nước mắt. Tôi nghĩ Aya cũng không bao giờ quên được những lời reo hò cổ vũ con trên đường chạy, và cả sự quan tâm chăm sóc ấm áp tình người của các cô chú làm việc trong hợp tác xã nông hội.

Bất kể là trẻ con hay người lớn đều cảm động trước những cố gắng vượt lên hòan cảnh của con người. Khi nhận được sự khích lệ của nhiều người, con người có thể phát huy được hết nội lực của mình. Trong năm năm học tiếp theo cho đến tận trung học Aya đều tham gia chạy maratông trong thời tiết mùa đông lạnh giá.

Tháng 5 năm 1987 cũng là năm Aya vào lớp năm, tôi được phân công làm trưởng quản lý của Hợp tác xã (coop). Nhìn chung mà nói, trẻ con khi bước vào lớp năm tiểu học, về mặt thể chất bước vào giai đoạn mạnh khỏe nhất, tỉ lệ tử vong cũng thấp nhất. Mặc dù có một số cá thể khác biệt nhưng thời kỳ này phần lớn trẻ em đã chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì. Trong giai đọan này sức khở của Aya đã khá hơn, số lần bị cảm nặng cũng giảm đi. Có khi Aya bị bệnh nghỉ ở nhà nhưng do tính cấp thiết của công việc tôi vẫn phải mở cuộc họp ban quản lý. Khi cuộc họp diễn ra ở trung tâm thị trấn, tôi không thể để Aya một mình ở nhà lâu, do đó nếu đúng ngày chồng tôi trống giờ lên lớp tôi đành nhờ chồng tôi xin nghỉ mấy tiếng về trông con, rồi lại quay về trường. Có cha mẹ bận bịu như vậy nên đôi khi Aya phải ở nhà một mình, con cũng bắt đầu học thói quen chịu đựng, lại còn động viên để tôi yên tâm : “Không sao đâu, con m nhc đ nghe”.

Tính cách kiên cường này cũng thể hiện trong cuộc sống học tập của con ở trường. Có một ngày, Aya đi đôi dép chuyên dùng trong lớp học bắt taxi về nhà, con nói không tìm thấy giầy. Con không hề khóc. Thật không may ngày hôm sau con bị sốt phải nghỉ học ở nhà. Đến trưa tôi nghe thấy tiếng bọn trẻ nhao nhao tìm nhà, nhìn ra thì thấy 30 bạn cùng lớp và cô giáo chủ nhiệm đến thăm Aya, Aya lúc đó đang mặc áo ngủ nên cảm thấy hơi ngượng ngùng. Cô giáo nói “Các con đến thăm bn, chúc bn điu gì đi” thế là lần lượt các lời nhắn vang lên “Aya,bn cm thy đ chưa?” “Bọn mình rt lo lng cho bn” “Mau khỏi bnh đ đi hc cùng bn mình nhé” . .. . khiến Aya rất vui và cảm động.
Cuối cùng, tại sao ai đó lại giấu giầy của Aya ? đối với vợ chồng tôi là một bí mật. Có điều, nhật ký ngày hôm đó Aya viết : “Hôm nay, tt c các bn trong lp đu đến thăm mình, mình không nên đ các bn lo lng, ngày mai phi gng đi hc thôi
Cách ngày, nhìn thấy Aya khỏi bệnh đi học tôi rất cảm động, trong lòng tôi chợt nhận ra con đã lớn thật rồi.

 

ZHISHU TRONG KÝ ỨC

Mùa hè hàng năm gia đình tôi đều đến Zhishu nghỉ mát và thói quen này đã được duy trì suốt chín năm qua. Khi Aya được nghỉ hè năm lớp sáu tiểu học, chúng tôi nói với con : “Sang năm con vào cp II ri, nhưng t đây đến Zhishu phi đi mt quãng đường dài, hay chúng ta chn đa đim khác đi chơi nhé”. Nghe lời thuyết phục của chúng tôi Aya chỉ “Ô” lên một tiếng với vẻ thờ ơ, tuy vậy trong ánh mắt con lại lộ rõ sự nuối tiếc như vừa bị mất một vật gì quan trọng lắm.
Khi Aya vừa tròn ba tuổi, chúng tôi đưa con đến bờ biển Nansa gần nhà cũ để nghịch nước. Aya nhìn thấy bãi cát rộng mênh mông đã reo lên và tụt xuống khỏi người tôi chạy ra phía biển. Trong đầu con lúc đó đâu có nhận thức về biển, còn trong đầu tôi thì luôn ghi nhớ nét mặt vui mừng khôn tả của con khi lần đầu tiên con nhìn thấy biển.
Trước đó, Aya thường xuyên bị ói, nên không thể đi du lịch được. Nhưng khi bác sĩ điều trị cho Aya khuyên nên tắm nắng để tăng cường Vitamin D cho tay chân cứng cáp, để tránh bị cảm cúm vào mùa đông thì mùa hè nên đi tắm biển. Chính vì vậy, chúng tôi mới có động lực để hạ quyết tâm đi du lịch xa một chuyến, đó là vào mùa hè năm Aya lên bốn.
Chín năm qua, gia đình tôi đều có thói quen đến vùng biển Zhishu vào mùa hè. Sau khi chuyển đến thị trấn này, quãng đường từ nhà đến Zhishu dài hơn, chúng tôi muốn đến một địa điểm gần nhà để Aya đỡ bị mệt khi đi xa. Nhưng Aya vẫn kiên quyết : “Con không mun đến ch khác, con ch thích đến Zhishu thôi” nên chúng tôi đành chiều theo ý con.
Da của Aya trắng xanh và rất mỏng, nhất là từ cổ đến chân thì càng trắng hơn, có thể nhìn rõ những mạch máu nhỏ li ti, nhìn rất yếu ớt. Đến tận bây giờ tôi vẫn không rõ, đây có phải là một trong những đặc điểm của những đứa trẻ mắc chứng Down hay không ? Lúc đó tôi chỉ mong con có một làn da khỏe mạnh như nhiều đứa trẻ khác. Tôi thường trải một cái chăn ra trước cửa nhà để con chơi hai tiếng đồng hồ dưới ánh nắng ấm áp buổi sáng sớm. Khi Aya biết ngồi tôi chỉ đội cho con một cái mũ rồi để con phơi nắng. Cho dù như vậy, chỉ có tay và chân của con là rám nắng một chút còn những chỗ khác thì vẫn nhìn thấy rõ những mạch máu giao nhau khiến tôi không khỏi lo lắng.
Ở Zhishu chúng tôi thường chọn một khách sạn nhỏ, có bể bơi và gần bãi biển. Cả nhà tôi ai cũng thích khách sạn nhỏ nhưng sạch sẽ, tiện nghi và ấm cúng nên năm nào chúng tôi cũng ở đó, thân quen đến mức chúng tôi biết hết các nhân viên làm việc ở khách sạn, thậm chí biết rõ một cô chụp hình chung với chúng tôi khi nào lấy chồng, khi nào nghỉ việc sinh con. Mỗi lần trên đường đến khu nghỉ mát, hồi ức về những chuyến đi đã qua luôn hiện lên trong đầu tôi. Tôi nhớ có lần, vừa mới đến nơi nghỉ mát Aya đã muốn cùng ba đi dạo, trên đường đi dạo thấy con bị xuống tinh thần mới phát hiện con bị sốt. Chúng tôi đã trải qua một đêm lo lắng không ngủ vì con. Khi hết sốt, con vẫn muốn đi bơi, đi ra bãi biển chơi, không có biểu hiện mệt mỏi. Bình thường ở nhà con ăn rất ít, nhưng khi đi nghỉ mát con vừa ăn nhanh vừa ăn nhiều khiến chúng tôi rất vui. Mỗi lần đi nghỉ mát tôi đều chọn phòng có cửa sổ nhìn ra biển nên nghĩ đến biển là hình ảnh hai cha con Aya khi thì nghịch cát, khi thì thả thuyền, khi thì nô đùa với sóng lại hiện lên khiến tôi không hỏi mỉm cười. Đó là những quãng thời gian đáng quý, hạnh phúc không thể diễn đạt bằng lời của cả nhà chúng tôi, chồng tôi thì không phải bận tâm vì công việc nên anh dành hết thời gian cho con gái, còn đối với tôi đây là quãng thời gian thỏai mái nhất trong năm, không phải bận rộn chuẩn bị ba bữa ăn, Aya thì đã có ba chăm sóc, tôi có thể tự  do đọc sách, ngắm biển, nghe tiếng sóng vỗ, thật không có gì hạnh phúc bằng. Quãng thời gian này trong năm giúp tôi bổ sung thêm năng lượng còn Aya thì được cả ba mẹ quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Đến lúc đố tôi mới hiểu rõ tác dụng tích cực của những kỳ nghỉ đối với các gia đình có người khuyết tật, gia đình có người già bị bệnh lâu năm.
Khi Aya vào học lớp ba, mỗi lần sắp kết thúc kỳ nghỉ chúng tôi đều đưa Aya đi dạo ở những khu vực xung quanh khu nghỉ mát, trong đó có một phòng tranh yên tĩnh nằm gần bờ biển. Bất kỳ khi nào đến đó, tôi đều không thấy có người, dường như nơi này chỉ có gia đình chúng tôi ghé qua mà thôi, nên có thể thong dong ngắm tranh. Đôi chân yếu ớt của Aya không đi được lâu, đến khi mỏi chân có thể ngồi trên ghế ngắm tranh nên không cảm thấy nhàm chán. Ngay từ hồi còn nhỏ tôi đã muốn Aya được ngắm những bức họa đẹp, nên hàng tháng tôi đều mua tạp chí hội họa cho con xem. Trong nhà tôi cũng treo nhiều bức tranh đẹp.Tôi còn nhớ khi mua những bức tranh này, trong lúc vận chuyển một số khung kính bị vỡ, chúng tôi đã mời thợ cắt kính đến nhà làm khung khác, khi những bức tranh được treo trên tường, Aya đã ngồi trên đùi tôi ngắm tranh rất lâu. Do đó, mặc dù không có năng khiếu vẽ tranh nhưng con không cảm thấy bị ép buộc khi thưởng thức tranh mà còn cảm thấy thích thú. Hơn nữa mỗi năm đến phòng tranh này chúng tôi đều được ngắm những bức tranh mới, có cả những bức tranh vẽ lại các tác phẩm của các danh họa nổi tiếng. Đến bây giờ con rất thích đi đến các phòng trưng bày mỹ thuật. Mỗi khi chứng kiến cảnh hai cha con chuẩn bị đi xem những cuộc triển lãm tranh với vẻ hứng thú tôi nhận thấy việc cho con tiếp xúc sớm với hội họa là hòan tòan đúng.
Một địa điểm mà chúng tôi cũng hay đến đó là vườn thực vật của trường đại học nông nghiệp đảo Bier. Nơi này cũng là một nơi ít có dấu chân của du khách. Nhưng không khí ở đây thì rất yên tĩnh và trong lành nên chúng tôi cảm thấy rất thích. ở đây có thể nhìn ngắm nhiều loại cây, thậm chí là những cây hiếm gặp và có thể mua giống cây về trồng. Chồng tôi thường nói, trẻ con càng biết nhiều loại cây và nhiều loại hoa thì không biết làm việc xấu. Mặc dù với cơ thể yếu ớt thì Aya chẳng đủ khả năng làm việc xấu, nhưng chúng tôi vẫn hứng thú khi được đi thăm vườn thực vật. Ở đó chúng tôi được ngắm các loại hoa anh đào, các loại hoa lan miền nhiệt đới khoe sắc. Cây hoa lan Aya mua vào năm lớp bảy bây giờ cũng đã nở hoa, Aya còn quan sát sự phát triển, sinh trưởng của cây và ghi chép lại cho thầy giáo xem.
Không biết những mạch máu nhỏ li ti có thể nhìn thấy dưới lớp da mỏng, trắng xanh của Aya biến mất khi nào. Rốt cuộc là vì Aya đã lớn nên không còn nhìn thấy rõ hay là qua các kỳ nghỉ hè đã làm con khỏe hơn, tôi cũng không biết rõ nữa.
Sau kỳ nghỉ xuân, ngày 23 tháng 3 năm 1985, Aya tốt nghiệp tiểu học.

NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN, TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ

Thành phố nơi chúng tôi ở trước đây có trường tiểu học lớn, nhưng để được nhận vào học đòi hỏi học sinh phải cạnh tranh rất ác liệt. Đối với một đứa trẻ như Aya, về thể lực và trí lực tuy có phát triển nhưng là sự phát triển chậm theo tiết tấu riêng thì tôi cho rằng con không thể theo kịp. Sau khi suy nghĩ rất kỹ, chúng tôi quyết định chuyển nhà. Nếu như con được vào học ở một trường tiểu học loại nhỏ thì con có thể chịu đựng được.

Vì vợ và con gái đều yếu và có nhiều bệnh, nên tốt nhất là tìm được địa điểm gần rừng, có nguồn nước suối ấm. Trong đầu tôi luôn suy nghĩ đến điều đó khi tìm nơi ở mới. Nhưng mong ước vẫn là mong ước, cuối cùng chỉ thực hiện được một yêu cầu đó là có mạch nước suối ấm . Tôi nghĩ điều này rất có lợi cho sức khỏe của Aya.

Khi bắt đầu học tiểu học, Aya và vợ tôi thường xuyên phải đến bệnh viện đaị học để khám bệnh, bởi vì chuyển nhà nên hai mẹ con vất vả hơn nhiều vì quãng đường đến bệnh viện xa hơn. Có những lúc tôi xin nghỉ phép đưa hai mẹ con đến bệnh viện, gia đình ba người chúng tôi thường hát to trên xe rất vui vẻ. Thường là do tôi bắt nhịp, vợ và con gái hát theo. Hai vợ chồng tôi luôn cố gắng phát âm rõ ràng, nắm chắc âm chuẩn của bài hát. Mặc dù chúng tôi cũng hy vọng khi Aya hát sẽ cố gắng phát âm rõ ràng nhưng con dường như không để tâm lắm. Bài hát “chú gấu nhỏ trong rừng” miêu tả một chú gấu tuy hình thức dữ tợn nhưng lại có tâm hồn lương thiện, chú nhặt được hoa tai của một cô bé đánh rơi nên chạy thục mạng đuổi theo để trả lại. Ca từ đơn giản nhưng lại có sự diễn biến tâm lý, có những từ cảm thán và từ để hỏi rất thú vị. Trong một bài hát khác có các từ vựng dễ hiểu như núi, bầu trời, ông mặt trời…đồng thời cũng xuất hiện các từ khó như tự do, hạnh phúc, hòa bình, sức lao động . .. .Tuy nhiên, khi hát bài này tâm hồn con người cảm thấy thoải mái nên có thể chuyển tải được nghĩa của các từ trên. Đến bây giờ tôi vẫn nghĩ rằng, những bài hát mà cả nhà tôi đã hát trên xe có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ của Aya.

Một ngày mùa thu khi Aya học lớp hai tiểu học, cả nhà tôi đang trên đường quốc lộ trở về nhà. Đột nhiên phát hiện bên đường có một người đàn ông, quần áo rách rưới đang đi xe đạp chở đồ phế liệu. Nhìn thấy vậy Aya hỏi chúng tôi :
– Đây là cái gì?
– Đây là người nhặt phế liệu – Vợ tôi trả lời.
– Người nhặt phế liệu à ?
Chúng tôi suy nghĩ một lúc rồi lại trả lời con.
– Đó là người ăn mày (koziki). Trong lúc chúng tôi suy nghĩ để giải thích cho con, không ngờ con đáp:
– Ồ, đó là con ziki.

Ngay lúc đó, chúng tôi không hiểu con nói gì, nghĩ một lúc, mới hiểu được cách suy nghĩ của con. Hóa ra, con suy luận ra nghĩa của từ “koziki” từ cách dùng các từ khác như ko(con) inu (chó) kết hợp koinu (nghĩa là con chó) , tương tự koneko (con mèo). Sau khi hiểu cách suy luận của con chúng tôi không khỏi bật cười. Hóa ra, Aya cũng đã hiểu đầy đủ cách dùng từ ghép bằng cách thêm chữ “kô” vào trước tên gọi sinh, động vật. Khi gặp những từ vựng chưa được biết có thể dựa vào đó để suy luận theo cách của mình. Ví dụ này chứng tỏ Aya không nói sai, hiểu sai mà đó là bước tiến bộ lớn trong cách hiểu từ vựng của con. Trong cách dạy con học từ mới, chúng tôi luôn đặt ra các câu hỏi một cách chậm rãi và rõ ràng để con có ý thức sử dụng các từ mới trong câu trả lời.

Ngôn ngữ th hin tư duy, ngôn ng là suy nghĩ”. Tôi luôn cho rằng ngôn ngữ được nảy sinh từ tư duy và sự cảm thụ phong phú ngược lại ngôn ngữ phong phú và chính xác sẽ hỗ trợ cho suy nghĩ. Do đó, một không gian đẹp đẽ, một bầu trời đầy sao, dấu hiệu chuyển mùa xuân – hạ – thu – đông trong mảnh vườn, những bông hoa dại ven đường, tiếng chim hót véo von . . . những cảnh vật này được lưu giữ trong tai và mắt chúng ta, truyền lên não của chúng ta ý thức cảm thụ nên chúng tôi luôn cố gắng để Aya cảm nhận được mọi lúc, mọi nơi.

Công viên Chengshan gần thị trấn là nơi có thể ngắm hòang hôn rất rõ. Có một hôm thời tiết rất tốt báo hiệu ngày mai sẽ là ngày nắng đẹp, đúng lúc tôi ở nhà, Aya đến bên tôi và nói : “Ba ơi, đi ngm hòang hôn đi”. Ở công viên này, chúng tôi có thể ngắm mặt trời dần dần khuất núi, cảnh quan được nhuộm bởi màu sắc rực rỡ khiến hai cha con tôi không muốn dời mắt. có lúc cả hai cha con cùng thốt lên một câu “đp quá”. Cho dù chúng tôi cùng cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên trong im lặng nhưng chúng tôi có chung sự đồng cảm.

Có nhiều lúc Aya tự sáng tạo ra ngôn ngữ riêng, chỉ có con và một số người hiểu được. Ví dụ “sa” thì con dùng từ “”, bác gái mà con rất yêu con dùng từ “bác taxi”. .. Những cách nói này con dùng thường xuyên đến lúc lên cấp hai mới thôi. Mặc dù có rất nhiều từ vựng con dùng sai nhưng chúng tôi không sửa. Nói như vậy không phải là chúng tôi không quan tâm, chúng tôi cho rằng, phải sửa những từ dùng sai ngay lập tức có thể đạt được mục đích của mình, chi bằng để con dùng từ dựa theo suy nghĩ của mình, có lẽ điều này tốt với con hơn.
Khi con bắt đầu viết nhật ký chúng tôi cũng giữ cách nghĩ này. Do đó chúng tôi không gây áp lực cho con, chỉ theo dõi để động viên khích lệ con và phát hiện ra sự tiến bộ của con, tôn trọng sự phát triển của con.

 

CHƯƠNG III:  TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ BANGBIENZI

Ngày 7 tháng 4 năm 1987, Aya bắt đầu học phổ thông cơ sở (cấp II).

Thầy giáo chủ nhiệm năm thứ nhất cấp hai thường vừa cười vừa nói “Hc sinh năm th nht mc đng phc rng như qun áo hát kch”. Học sinh giai đoạn này đang bước vào tuổi ăn tuổi lớn, nên cha mẹ thường đặt may những bộ đồng phục rộng hơn cơ thể một chút để các em lớn là vừa. Aya nhỏ người hơn các bạn nên không chọn được bộ đồng phục nào vừa cả. Nhớ lại lời nói vui của thầy giáo tôi liền thức cả đêm để sửa lại bộ đồng phục cho Aya.

Sáng hôm đó, bầu trời âm u do có mưa mù, Aya mặc bộ quần áo đồng phục vừa vặn xuất hiện trước mặt cả nhà. Hai má con ửng hồng với vẻ tự hào, nhưng trong mắt con vẫn phảng phất nỗi lo lắng. Con đi đôi giầy mới mầu trắng, mở chiếc dù màu phấn hồng mà mình ưa thích, bước ra ngòai đường điểm vào không gian màu xám một đốm hồng vui mắt.

Lần đầu tiên bước vào cổng trường cấp II, hai mẹ con tôi đều căng thẳng, lễ khai giảng ngày hôm đó diễn ra như thế nào đến hôm nay tôi cũng không thể nhớ rõ. Tuy vậy, sau lễ khai giảng lúc học sinh vào lớp học, thầy giáo Damu nói một câu mà đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ.

Năm học cấp II là thời gian chuẩn bị để bước vào cấp III, phải học với thái độ như thế nào ? phải sắp xếp cuộc sống như thế nào ? thầy giáo đều tận tình nói rõ. Những điều mà thầy giáo nói, đối với các bậc phụ huynh có con bình thường không phải là chuyện đơn giản, các học sinh có mặt lúc đó đều chăm chú lắng nghe. Nhưng đối với một đứa trẻ phải khó khăn lắm mới tốt nghiệp tiểu học như Aya, thì thời gian học cấp II sẽ là một giai đoạn hết sức khó khăn, dường như không biết sẽ như thế nào. Tôi đã coi nhẹ điểm này, không nghĩ đến hiện thực rằng Aya sẽ phải chịu áp lực trong việc thi cử chuyển cấp. Tôi vẫn thường nghĩ rằng, ở đây là vùng nông thôn, cuộc sống cứ đều đều trôi qua nên khi học cấp II Aya có thể cố sức được. Ai ngờ, câu nói của thầy khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ và trong lòng tôi cảm thấy rất nặng nề vì nỗi lo trên.

Nhưng, thấy giáo Damu là một người vui vẻ, thấy nói với các học sinh “Vì vic hc còn dài, chi bng duy trì thói quen sinh hot điu đ, v ăn ung nên loi b thc ăn ít cht sơ và đ ung có ga, thay vào đó là ung nước trà xanh và ung sa” . Tôi rất đồng ý với những lời nói của thầy, nó giống như giúp tôi tìm được nguồn ánh sáng trong việc định hướng tương lai cho con. Cuối cùng thầy giáo nói : “Trong chương trình hc tiếp theo,các môn quc ng, toán hc và các môn hc khác đu là s m rng ca bc tiu hc, nhưng tiếng Anh thì khác nhé. Môn tiếng Anh thì phi bt đu t bây gi, trong mt năm có th c gng đến mc đ nào, kết qu hc tp s th hin điu đó. Hc tiếng Anh, mi ngày c gng mt chút, thì s có thành qu, các em c th mà xem

Aya dường như không chú ý đến việc thầy nói về áp lực thi cử sắp tới cũng như quy tắc sinh hoạt khi bước vào cấp II, duy chỉ có câu nói cuối cùng của thầy khiến con ghi nhớ. Đây cũng là lý do khiến con chú ý đến tiếng Anh . Bắt đầu từ đó, cộng thêm sự hướng dẫn của ba, mỗi ngày Aya đều nghe “Anh ngữ cơ bản” của NHK, không bỏ ngày nào.

Cuối buổi học đầu tiên, tôi vừa do dự không biết nói thế nào về bệnh tình của Aya cho thầy giáo biết, vừa đi về phía bục giảng, không ngờ khi nghe xong thầy giáo vẫn giữ thái độ bình thường. Tôi nói : “Vy thì trăm s nh thy giáo”, tuy vậy trong lòng tôi vẫn rất lo lắng, không biết mình làm như vậy đã truyền đạt hết được sự khó khăn mà Aya sẽ gặp phải khi đi học hay chưa.

Ngày hôm sau, Aya đeo một cái túi sách to sau lưng, tay mang một túi đựng đồ thể dục và dép để đi trong lớp học, bắt đầu một cuộc sống của học sinh cấp II. Cái cặp sách còn to hơn người Aya, số lượng sách nhiều đè lên lưng Aya, nhìn vậy ai cũng thương. Thật ra, trông giống như cái cặp sách di chuyển trên đường vậy. Lo lắng cho tình hình của Aya, mỗi ngày chồng tôi đều đi làm sớm để tranh thủ đưa con đến trường. Khi tan học, do phải vượt qua một sườn dốc mới về đến nhà mà việc này hơi quá sức của Aya nên chúng tôi để con đi taxi về. Khi muốn con rèn luyện thể lực, trước ngày thứ bảy hoặc trước ngày được nghỉ, chúng tôi để con đi bộ về nhà.

Lúc đó, xung quanh các nhà đều trồng hoa tử vân anh, đứng trên quả đồi gần nhà có thể có thể nhìn thấy những vạt màu hồng, và đứng ở đó cũng có thể nhìn thấy Aya vai đeo cặp sách đang trên đường về nhà, vừa đi vừa vui đùa với các bạn. Aya cũng có khi ngắt hoa tử vân anh bên đường mang về nhà nói với tôi : “Hoa này con tng m”. Con tặng tôi với thái độ cẩn thận nghiêm túc. Tôi vui mừng cầm hoa nói “M cm ơn” còn con thì nở nụ cười rạng rỡ nói với tôi “ Con v cùng bn, trên đường v ngh my ln”. “Thật không ? Vy bn có đi con không ?” “Chúng con cùng ngồi ngh” . Đó là những người bạn cùng học tiểu học với Aya. Quả nhiên, việc chuyển nhà về nông thôn là một quyết định chính xác. Tôi cầm bó hoa con tặng , vừa đưa lên mũi hít hà mùi thơm của hoa vừa nghĩ về quyết định trước đây của mình. Khi tôi quay về thực tại thì phát hiện ra Aya mệt nhoài ngồi bệt xuống trước cửa nhà. Tưởng tượng ra cảnh Aya đi bộ hơn 2 km cùng bạn về nhà, nét mặt vẫn tràn đầy niềm vui, giống hệt một học sinh hòan tòan bình thường, đúng là một tiểu bảo bối của tôi.

BẢNG THÀNH TÍCH

Giai đoạn phổ thông có ảnh hưởng rất lớn đối với Aya nhưng thật may mắn vì ba Aya cũng là giáo viên cấp II. Ngòai việc hiểu đầy đủ tâm lý học sinh đến việc có thể nắm được hòan tòan nội dung và tiến độ của chương trình ra thì qua quá trình giảng dạy lâu dài, ba Aya có nhiều bạn bè làm giáo viên, cũng có một vài người dạy học ở trường của Aya. Tôi nghĩ, đây cũng là một yếu tố lớn liên quan đến sự phát triển của Aya.

Nhớ lại ngày Aya vào học tiểu học, Aya bị lạc trong sân vận động của trường, ngoài mẹ ra không quen ai, nên việc tìm con thật khó khăn. So với thời kỳ học phổ thông, thì khá hơn nhiều vì có một số giáo viên tương đối gần guĩ với Aya, đối với con đây là nguồn động viên lớn. “Thy biết ba con đy” chỉ một câu nói giống như lời chào của thầy cũng khiến Aya yên tâm hơn rất nhiều.

Ngày 23 tháng 4 là buổi họp phụ huynh đầu tiên từ khi Aya vào cấp II, tôi cố gắng trong khỏang thời gian ngắn, nói với thầy giáo về bệnh tình của Aya, không ngờ, thầy giáo nghe sơ qua rồi nói : “Cui cùng, kết qu kim tra sai à ch”. Tôi nghe xong càng căng thẳng “ Không, kết qu kim tra tuy không có vn đ gì ….” Khi tôi giải thích cho thầy giáo, trong chớp mắt đầu tôi hiện lên mấy lần suy nghĩ “nếu như nói đúng s tht . . .” giấc mộng sẽ tiêu tan, ngay lập tức tội vội vàng xóa bỏ những lời định nói. Thật không dễ dàng, tôi định thần lại rồi nói tiếp “Có l bt đu t bc tiu hc, cháu đã có tính t ti, nếu như có th rèn luyn được tính t tin thì tt quá”. Để nói được câu này, dường như tôi đã tốn rất nhiều sức. Có điều, sau này tôi mới biết, câu nói của tôi được thầy giáo rất lưu ý.

Ngòai ra, trong số giáo viên cũng có người đã từng dạy học ở nhiều nơi, do đó có không ít giáo viên từng dạy học sinh bị mắc chứng Down. Thầy giáo dạy tiếng Anh là một trong số đó, thầy đã rất ngạc nhiên nói với chồng tôi : “Rt cuc anh ch đã dy d cháu như thế nào mà cháu có th phát trin mt cách đáng kinh ngc như vy”. Nhìn kết quả học tập không có khỏang cách mấy với các bạn của Aya, các thầy cô giáo không có chuyên môn của bác sĩ cho rằng kết quả kiểm tra về bệnh tình của Aya sai là cũng có lý. Ngay buổi lễ khai giảng năm học mới, hai mẹ con tôi đã mang tâm trạng bất an, nhưng đến lúc đó sự bất an cũng dần tan biến.

Học kỳ một năm thứ nhất nhanh chóng trôi qua, bậc phổ thông áp dụng phương thức cho điểm 5. Từ phương thức cho điểm 3 ở bậc tiểu học chuyển sang phương thức cho điểm 5 ở bậc phổ thông khiến rất nhiều phụ huynh ngay lập tức không thể chấp nhận, thường cảm thấy rất thất vọng và căng thẳng và vợ chồng tôi cũng không ngoại lệ. (Có bạn nào học tiếng Nhật hiểu về cách cho điểm của ngành giáo dục Nhật ,đọc đến đây giải thích giúp mình , mình thật sự không hiểu lắm – Người dịch). Aya là một đứa trẻ rất nhạy cảm (không biết đây có phải là một đặc điểm của trẻ mắc chứng Down hay không), Aya ngay lập tức cảm nhận được thái độ khác lạ của vợ chồng tôi, con nói “Cũng có một môn đim 3 là môn tiếng Anh đó”, nhìn ánh mắt đầy kỳ vọng của con hướng về tôi “Thế à, Aya gii quá nh” vừa nói tôi vừa ôm chặt lấy cơ thể bé nhỏ của cô học trò cấp II, chồng tôi đi làm về, nhìn bảng kết quả cũng cố vũ Aya : “Ô, con gái c gng nhiu quá”. Aya nhất định sẽ suy nghĩ về việc bố mẹ nói gì khi nhìn thấy bảng kết quả học tập. Nghĩ đến tâm trạng của con lúc chờ xem thái độ phản ứng của ba mẹ, bất giác tôi thấy trái tim mình đập mạnh.

Ngay từ khi quyết định sẽ nuôi dạy Aya như một đứa trẻ bình thường, chúng tôi không để cho Aya biết sự thật về bệnh tình của con, nhưng thời gian dần trôi qua, yêu cầu nghiêm khắc của chúng tôi dường như khiến Aya nghẹt thở. Tuy mắc chứng Down kéo theo hàng loạt các bệnh di truyền khác nhưng con đã cố gắng hết sức mình để học, bảng kết quả học tập thể hiện sâu sắc nghĩ nghĩa này khiến chúng tôi không thể nào quên.

Bắt đầu học kỳ hai, trong lúc phần lớn các học sinh năm thứ nhất bận rộn với hoạt động đòan thể xã hội, Aya và một số học sinh khác vì lý do sức khỏe nên được miễn , thế nên Aya đành phải đi học về một mình. Trong nhật ký của con có viết : “Th by ngày 19 tháng 9 ; hôm nay đi hc v, ch có mt mình mình. Trên đường v, khi nào mt mình ngi ngh dưới gc cây. Khi ngi dưới gc cây, đón nhn làn gió mát giao mùa thi đến khiến mình cm thy sng khoái”. Trong phạm vi có hạn, câu văn con viết thật sinh động. Thầy giáo thêm vào đó lời bình “ Thy cũng cm nhn được s sng khóai. Cách biu đt ca em rt đp” Sau này thầy giáo Damu chủ nhiệm ba năm cấp hai của Aya đã nói trong ngày tốt nghiệp của Aya rằng : “Đc văn ca Aya viết có th nhìn thy ánh sáng lp lánh trong đó

Mặc dù chúng tôi cho rằng, để Aya phát triển một cách đơn thuần đã là tốt rồi, nhưng trong cuộc sống của con, một yếu tố vô cùng quan trọng đó là hòa nhập với mọi người, do đó chúng tôi phải bồi dưỡng thật tốt cho con về mối quan hệ nhân sinh trong cộng đồng. “Như thế mi có th t lp trên đường đi, trong nhà không th nào hc được, ch có trường hc mi có th hc được điu đó. Suy cho cùng, nếu có năng lc trước sau cũng có th viết văn làm thơ, nhưng hin ti điu quan trng nht là phi đ Aya xây dng được thói quen v cuc sng tp th vi các bn trong trường, th cách này đ giúp con trưởng thành” .Đây là một trong những điểm chúng tôi rút ra được trong quá trình nuôi dạy con.Vì thế chúng tôi thỏa thuận với con, trong phạm vi năng lực tiếp thu của bản thân cố gắng bồi dưỡng học lực cơ bản ở mức hạn định thấp nhất, mở đường để bước tiếp vào bậc trung học.

KHÔNG VÀO LỚP HỌC

Đại hội thể dục thể thao lần thứ nhất của trường phổ thông diễn ra vào một ngày đẹp trời mùa thu. Năm nay, đại hội tổ chức đúng vào ngày chồng tôi đến dạy ở một trường phổ thông trong quận nên chẳng có cách nào đi cổ vũ cho Aya cả. Từ hồi học mẫu giáo, ba Aya chưa bỏ một buổi đại hội thể dục thể thao nào có Aya tham gia, lần này chỉ có mẹ và bác gái tham gia. Sự thay đổi này có lẽ cũng là dịp để Aya nhận thấy tầm quan trọng trong công việc của ba . Trong nhật ký của con viết : “Ba không th đi làm mun được”. Vì việc đưa Aya đi học nên ba Aya thường phải đi sớm.

Chủ nht ngày 27/9.
Đại hi th dc th thao din ra vào ngày hôm nay. Đó là mt bui sáng mùa thu thanh bình, không có gió, bu tri cao xanh. Mình b đánh thc bi âm thanh ca tiếng xào nu, chui ra khi chăn len, thay qun áo nhà bng b qun áo th thao, ăn vi ba sáng đ còn đến trường. Bước vào lp, phát hin các bn còn chưa đến, ch có mt mình mình.”Xem đến đoạn này, tôi nghĩ đến điệu bộ chậm chạp của con nhưng đã vội vội vàng vàng đến trường, không ngờ các bạn đều chưa đến, lớp học rộng rãi chỉ có một mình con. Nếu Aya ăn sáng vội vàng thì rất dễ bị ói, do bệnh hẹp môn vị trước đây vẫn chưa khỏi hòan tòan, nên con rất khổ về điều này. Nhưng cũng rất khó khắc phục được nỗi khổ này, đến trường học lại chỉ có mỗi một mình, con rất định sẽ cảm thấy trống trải, hụt hẫng.

Môn chạy vốn là môn khiến tôi lo lắng, không ngờ khoảng cách giữa con và bạn số hai lại không cách xa là mấy, ngắn hơn thời còn học tiểu học, đây cũng là một cố gắng rất lớn của con. Nhưng khó khăn lại thể hiện ở môn múa tập thể, để phối hợp các động tác với các bạn cao hơn con một cái đầu, con phải dùng bước chân ngắn của mình để đuổi kịp các bạn khác nên tốn nhiều sức. Khi đứng phía sau để chụp hình cho con, tôi có thể cảm nhận rất rõ sự cố gắng hết mình của con. Mấy ngày tiếp theo, khi đi học về con chỉ kịp tắm gội, ăn cơm rồi lăn ra ngủ bù những ngày đã cố gắng tham gia đại hội thể thao.

Sau khi kết thúc đại hội thể thao được hai tuần, thầy giáo thường dùng bút đỏ ghi chú vào trong cuốn sổ “ghi chép về cuộc sống” của Aya rằng : “Gn đây, dường như Aya không mun vào lp hc, thường xuyên đng ngoài hành lang hoc vườn thc vt, mc dù các bn trong lp gi em, em vn đng im không nhúc nhích. Đến khi thy cô giáo ra nói chuyn vi em, em mi vào lp”.
Dường như con muốn được các thầy cô quan tâm nhiều hơn nên mới có thái độ như vậy, nhưng tôi lại cho rằng , nếu như con được các thầy cô chăm sóc đặc biệt con sẽ nảy sinh tính ỷ lại, không chừng sẽ bị các bạn khác ganh tị. Nhưng các bạn cùng lớp khi không nhìn thấy Aya đâu đã chủ động đi tìm nên tôi có thể yên tâm về điểm này.

Đọc xong câu lưu ý của thầy giáo, tôi giật mình giống như bị ai hù một tiếng to. Trong chớp mắt, một cảm giác giận dữ vô hình dâng lên trong đầu tôi. Rốt cuộc là vì sao ? Học tiểu học đã như thế rồi, tại sao lên cấp hai lại tiếp tục không vào lớp học?. Đại hội thể thao đã cố gắng như thế, các bạn, các thầy cô giáo đã quan tâm đến con như thế, tôi phải dạy đứa con này như thế nào đây ? Một loạt các câu hỏi diễn ra trong đầu tôi, sự tức giận đến bất ngờ khiến tôi không kìm nén được. Tôi tiện tay nắm lấy đệm ghế, giầy dép, và thảm chùi chân vứt đi. Aya chỉ đứng im, mấy phút sau con nói : “Con xin li” rồi òa khóc nức nở. Tôi chưa kịp định thần, rút tờ giấy đưa tới trước mặt Aya, lúc này khóc mệt quá đã ngồi bệt xuống sàn nhà. Không biết bao lâu sau, Aya khóc chán thì nín nhưng mặt cúi gằm, tôi nói “ Aya, m xin con, con đng làm m gin.Khi m gin m mt rt nhiu sc, nên rt mt. Nếu m mt, m rt d b bnh”.Lúc này tôi đã lấy lại được tinh thần, dịu dàng nói với con. Con nghe xong rồi nói lí nhí “con xin li”, nhưng đầu thì vẫn cúi gằm.

Tối hôm đó, chồng tôi nói chuyện rất lâu với con, anh từ tốn nói với con rằng trường học là nơi để học tập, do đó phải vào lớp học. Ở trường có một số quy định, nếu như mọi người không tuân theo, trường học không có cách nào tồn tại; tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi và giờ vào học, nếu như học sinh nào cũng không để ý đến tiếng chuông báo hiệu, tự do hành động theo ý mình thì trường học sẽ biến thành caí gì. Cuối cùng, chồng tôi còn nói với con, nếu như con cảm thấy cơ thể không được khỏe, con có thể nói trước với thầy giáo rồi đến phòng y tế nằm nghỉ.
Aya nghe xong gật đầu, nhưng chuyện lúc sáng mẹ nóng giận con không hề nói với ba. Kết thúc buổi nói chuyện với ba con về phòng riêng học bài.

Im lặng suy nghĩ, tôi thấy hối hận về cách xử sự của mình với con. Tôi phát hiện mình đã không được rảnh rỗi để lắng nghe về những việc lớn nhỏ phát sinh trong trường Aya. Nhưng tình trạng “không vào lp” liên tiếp xảy ra lúc Aya học tiểu học đã dần được khắc phục qua các lớp học lớn hơn và hòan tòan biến mất khi Aya vào học lớp cuối bậc tiểu học, hơn nữa đại hội thể dục thể thao vừa mới kết thúc, tình hình sức khỏe của con không có vấn đề gì. Vậy mà tình trạng đó lại tái diễn đúng vào lúc này, thật không tìm ra lý do nào để lý giải.

Khi đó tôi tham gia làm việc ở hợp tác xã (coop), ngoài ngày nghỉ ra hầu như lúc nào cũng bận rộn. Hơn nữa, tôi cũng không được khỏe, về đến nhà là chỉ muốn được ngủ . Có điều, không ít các bậc phụ huynh đi làm, dù có bận rộn cũng phải quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lý của con, để có những biện pháp uốn nắn kịp thời những biểu hiện không tốt. Trong một số mặt mà nói, tôi muốn dạy con thật nghiêm khắc, nhưng nghĩ đến con gái vốn ốm yếu, nhiều bệnh, lại không biết cách tìm sự trợ giúp của người khác, tôi càng nghĩ càng cảm thấy lo lắng. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi những việc lặt vặt để có thế tìm hiểu rõ về biểu hiện của con. Nhưng vì mối quan hệ thân thiết với hợp tác xã và cả trách nhiệm mình đang gánh vác nên tôi không thể nghỉ trong lúc này.

Tôi cũng chỉ muốn dạy Aya như những đứa trẻ bình thường, nhưng lúc đó tìm một cuốn sách hướng dẫn cách nuôi dạy trẻ mắc chứng Down rất khó. Aya lại đang bước vào tuổi dậy thì, mà việc nhờ sự giúp đỡ tư vấn về những vấn đề liên quan đến tâm sinh lý của trẻ em mắc hội chứng down lại càng khó hơn.
Tôi hỏi con :
– Aya, sao con lại không vào lớp học vậy ?.
Aya lại cúi đầu, một câu cũng không nói.
– Nếu con không được khỏe thì lại phải xin nghỉ học đến bệnh viện kiểm tra thôi.
Nghe đến đây, con lắc đầu :
– Vậy rốt cuộc lại tại làm sao ?
– Bởi vì có người mắng con.
– Vậy sao, các bạn nói gì nào?
– Chúng mắng con ngu đần, thiểu năng, còn nhiều những lời nói khó nghe nữa.
– Là ai mắng con ?
– Bạn O, bạn I, còn một số bạn khác nữa.

Tôi nghe xong, phát hiện ra đều là những học sinh ở những gia đình có vấn đề, hoặc là những học sinh cá biệt.
– Con giận lắm phải không ?
– Vâng, con rất giận.
– Con không muốn nói với thầy cô giáo sao ?
– Vâng.
– Được, vậy mẹ sẽ nói lại với thầy Damu, con yên tâm. Nhưng những bạn mắng con, mẹ có cảm giác các bạn là những người không biết nói những câu lịch sự, vậy con phải dũng cảm vào lớp học bài nhé, con rõ chưa?
Aya gật đầu.
– Con rõ chưa ? câu hỏi này không biết tôi đã lặp đi lặp lại bao nhiêu lần.

Tình trạng không vào lớp học lần này của Aya khác với thời học tiểu học, bởi vì con đã hiểu đầy đủ những từ vựng biểu đạt ý nghĩa trừu tượng nên khi nghe bạn bè nói những lời như trên con rất đau khổ. Khi nói chuyện với con tôi cảm nhận thấy sự tức giận, bất bình đối với ngôn ngữ “bạo lực” mà các bạn mắng con. Tôi lại một lần nữa nhận ra rằng, cho dù có khiếm khuyết về trí tuệ nhưng đến tuổi này đứa trẻ nào cũng có lòng tự trọng cao, rất dễ bị tổn thương, cũng là một bước chuẩn bị để bước sang giai đoạn làm người lớn.

Tất nhiên, chúng tôi lập tức báo cáo chuyện này với giáo viên, và cũng tha thiết yêu cầu các thầy cô đối sử với Aya và các bạn khác bằng thái độ như nhau. Đối với gia đình chúng tôi mà nói, những lo lắng về việc thi cử của con không quan trọng bằng nỗi lo làm thế nào để con cảm bình an trong cuộc sống, đó mới là vấn đề lớn nhất của chúng tôi.

Trước khi Aya vào học, chúng tôi cũng nghe những đánh giá không tốt về trường, và cũng đã suy nghĩ đến việc tìm một ngôi trường tư thục cho con. Có điều, lại có những ý kiến cho rằng : “Hin ti không có vn đ gì đâu, c yên tâm cho con hc đi”, chúng tôi cho rằng, trong trường còn có cả một đội ngũ giáo viên, nếu như có học sinh nào cố tình bắt nạt Aya, thì các thầy sẽ can thiệp. Mặt khác tôi nghĩ phải dạy cho Aya mạnh mẽ hơn nữa để con không bỏ cuộc trước một chút thử thách. Như vậy có lẽ tốt hơn nhiều. Sau chuyện này, mãi đến tháng mười hai trước khi nghỉ hè, Aya chỉ có một lần bị thầy giáo nhắc nhở : “Gi hc môn t nhiên ngày hôm qua, mc dù em đã đến lp mun, nhưng cũng không nên đng bên ngoài, em phi nhanh chóng vào trong lp, và nói rõ vi thy v lý do vào lp mun

Bây giờ suy nghĩ lại, khi đó những trò chơi ác, sự bắt nạt nhau giữa bọn trẻ nhiều khi chỉ là trò đùa chứ không có biểu hiện nham hiểm, ác ý. Tuy vậy, đối với một đứa trẻ không giỏi về cách biểu hiện cái tôi của mình như Aya mà nói, có lẽ việc “không vào lp hc” chỉ là một hành động tự vệ trước việc bị một số bạn bè bắt nạt.

Gần đây, Aya có kể với tôi về chuyện một số sinh viên trong trường con học thường xuyên nghỉ học. Tôi liền nói với con : “Con đy, hi còn hc tiu hc và ph thông, đã tng có nhiu ln không vào lp hc, vào đi hc ri phi chăm ch đi hc mi được”. Aya nghe xong trả lời : “tt nhiên ri” và cười đầy ẩn ý. Nghe chúng tôi nói chuyện, chắc các bạn không thể hình dung được để đạt được kết quả như ngày nay chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều trên con đường dài dằng dặc ước chừng khoảng hàng vạn cây số.

Chạy 2 km.

Qua một năm, bước vào học kỳ 3, các học sinh bắt đầu tập luyện cho cuộc thi chaỵ maratoong trong trường. Từ khi Aya học tiểu học đã tham gia thi chạy nên chúng tôi cũng muốn để con tham dự cuộc thi lần này.”Thế nào , Aya 2km con có chy được không?” Nghe ba hỏi vậy, Aya lập tức trả lời “Không sao, con chy được”.”Con muốn tham gia thật sao? Vào tháng một, chạy qua ven biển Shikamo rất lạnh, con thật sự muốn tham gia sao? Trong lòng tôi vẫn còn nghi ngờ, nhưng Aya vẫn giữ nguyên câu trả lời “Con mun tham gia”. “Thôi được, quyết đnh vy đi. M s đến trường , hi ý kiến thày giáo

Khi tôi gọi điện đến trường gặp thầy Damu, thầy hỏi “Có chuyn gì vy?” “Kỳ thực, tôi mun cho cháu tham gia cuc chy maratong ca trường, có điu, con gái tôi ch có th chy chm theo tc đ ca mình, c ly s rt xa so vi các bn khác.Tôi mun hi thy xem như vy có nh hưởng đến vn đ phân phi thi gian ca c cuc thi hay không? Nhưng tình trng sc khe ca cháu thế này, tôi s đưa cháu đến bnh vin kim tra trước.”.Phải cố gắng lắm tôi mới diễn đạt được hết điều mình muốn nói và tôi chỉ thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe thầy giáo trả lời: “Ch đng lo lng, c đ cháu tham gia

Tuy vậy, phía trường lập tức mở cuộc họp giáo viên có mời chồng tôi tham dự để thảo luận nên cử giáo viên nào kèm Aya tập luyện. Chồng tôi rất tôn trọng những đứa trẻ, trước việc nhà trường mở một cuộc họp đặc biệt mời tòan thể giáo viên thảo luận để giúp đỡ một học sinh khiến chồng tôi rất vui, anh nói “Aya được hc mt ngôi trường tt”.

Có cô giáo Erchuan chạy cùng nhưng Aya cũng không dễ dàng chạy hết quãng đường dài 2 km, tuy vậy khi chạy về đích con nói “M ơi, mt tht đy” nhưng vẻ mặt lại biểu lộ sự mãn nguyện, kinh nghiệm lần này dường như khiến Aya cảm thấy tự tin hơn vào thể lực của mình, không những thế sự cảm nhận về thành quả sau khi bỏ công sức ra cũng là cơ sở giúp con trưởng thành. Nhật ký ngày hôm đó, con viết “Cm ơn cô giáo đã cùng con chy hết quãng đường, cm ơn m đã đến c vũ con”, ngoài ra cả việc chúng tôi đến nhà hàng ăn bittết mừng thành công của con cũng được con ghi vào nhật ký.

Nhưng một điều khiến mọi người trong gia đình tôi vui mừng đó là trong cuốn sổ ghi chép hàng ngày của con thầy Damu nhận xét : ‘Làm bt c vic gì, điu quan trng không phi là làm được hay không làm được mà là ly thái đ như thế nào đ làm, na đường b cuc hay c gng làm đến cùng. Sau nhng bước chy hết mình, cho dù mt mi v th cht nhưng tinh thn li cm thy vô cùng tuyt vi.”. Cứ nghĩ tới câu nói cùa thầy: ‘vô cùng tuyt vi”, không chỉ một học sinh như Aya mà cả những người bình thường đọc được cũng nhận thấy sự quan tâm của thầy, điều này đã tác động sâu sắc tới chúng tôi.

Khi học kỳ hai sắp kết thúc, Aya lại có thêm một trải nghiệm mới. Giờ thể dục bắt đầu có tiết thực hành theo nhóm, Aya buộc phải tham gia vào một tổ có 5 hoặc 6 học sinh để tập múa. Trong sổ “Ghi chép hàng ngày” Aya viết về việc mọi người trong nhóm thảo luận “Bn A nói : các bn cùng nghĩ xem ! có điu mình không biết rt cuc là nghĩ cái gì”. Thầy Damu thì hiểu rất rõ về tính thật thà của Aya nên thày viết “Kỳ thc không phi nghĩ nhiu, ch cn suy nghĩ múa như thế nào đ din t được cm xúc, đ đt được kết qu phi thêm đng tác và bước nhy nào, thế là đ ri.” Ý kiến của thầy giáo khiến Aya yên tâm mỉn cười.

Sinh hoạt theo nhóm Aya vừa phải gánh một phần trách nhiệm vừa phải thể hiện cái tôi của mình. Lần này, Aya không những phải tiếp thu sự hướng dẫn của người khác mà còn phải tự mình suy nghĩ . Đối với một đứa trẻ như Aya, điều này đúng là một cơ hội thúc đẩy sự phát triển.

Tiết thể dục do cô Erchuan phụ trách với hàng loạt các bài luyện tập nghiêm túc bao gồm cả các tiết luyện tập tập thể đã đóng góp một phần vào sự phát triển của Aya. Aya từ trước đến nay chưa quen với việc cô giáo nói to, lần đầu tiên khi nghe thấy cô giáo nói to “Chưa đúng ri, Aya” khiến con run lên vì sợ, nhưng rồi con cũng dần quen đi vào cảm thấy yên tâm luyện tập. Tiết mục múa tập thể sau một thời gian luyện tập đã có kết quả vào tháng tư.

Nhân dịp nghỉ xuân anh trai và chị dâu đến chỗ chúng tôi để khám bệnh, trước khi có kết quả kiểm tra, anh chị cảm thấy rất lo lắng vì nghĩ rằng mình đang mang bệnh trong người. Buổi tối anh chị đến nhà tôi uống rượu để cho lòng nhẹ bớt nỗi lo. Trong lúc mọi người uống rượu nói chuyện tôi đột nhiên phát hiện không thấy Aya đâu. Aya có lẽ đã lên lầu hai và rất lâu sau chưa thấy xuống. Đúng lúc tôi cảm thấy sốt ruột thì Aya mang từ trên lầu xuống cái đài và cuộn băng. Con mở một bản nhạc và bắt đầu nhảy múa. Tôi ngớ người ra bất ngờ, và lúc đó tôi cho rằng con thất lễ với hai bác, tôi lập tức nghiêm khắc nói “Con làm gì vy ?Nhanh tt nhc đi!” nhưng Aya chỉ nhìn tôi với ánh mắt giận dỗi.

Tôi không ngờ, con tiếp tục nhảy múa. Thực tế mà nói dáng vẻ của con rất hài hước khiến tôi không nhịn được cười. Tôi thấy anh trai tôi đứng dậy và nhẩy cùng Aya. Đột nhiên tôi phát hiện ra anh trai tôi khóc. “M, làm sao mà m có th cười được nh?”. Chồng và anh trai cũng nói tôi : “Em như vy là không được, vy mà cũng đòi làm m ca người ta, c thái đ bày t s quan tâm đến người khác ca mt đa tr mà cũng không nhn ra”. Cứ như thế, người này nói một câu người kia nói một câu trong lúc xem Aya múa. Sau một lúc cố gắng biểu diễn hết mình, Aya dừng lại , đợi dứt tiếng vỗ tay hoan hô của mọi người con nói nhỏ “Con mun an i bác mt chút”. Câu nói của con khiến không chỉ hai bác cảm thấy ấm áp mà cả ba mẹ đều rất cảm động.

 

“CON KHÔNG MUỐN CHUYỂN TRƯỜNG”

Ngày 11 tháng 2 trường tổ chức thi thử lần thứ nhất. Sáng đó, 7h 30 Aya đã đến trường, bài thi bắt đầu từ 8 h gồm 5 môn quốc ngữ, xã hội, tóan học, tự nhiên, tiếng Anh và kết thúc vào 1 h chiều. Ngày đó, chồng tôi cũng phải làm giám thị. Trong lúc tôi đang lo lắng không biết Aya sẽ trải qua 5 tiếng liền trong phòng thi như thế nào thì tiếng điện thoại reo “ M ơi, mt quá !”, một giọng nói khàn mà tôi chưa bao giờ nghe Aya nói. “, con gii quá, mt lm h con , thôi mau mau v nhà đi”. Không được ăn cơm, hơn nữa dù hiểu hay không hiểu nội dung bài thi mà con ngồi im đúng vị trí trong phòng thi cũng là một thành công lớn. Tôi nhẹ nhàng nói với con: ”Con đã c gng hết sc ri, bây gi con ngh ngơi đi”. Nhìn vẻ mặt mệt mỏi của con tôi cũng có thể hình dung ra sự cạnh tranh khốc liệt của kỳ thi chuyển lớp bắt đầu từ lúc đó. Tôi không khỏi cảm thấy lo lắng.
Tuy môi trường học tập và nội dung bài học ở trường trung học hòan tòan khác nhưng Aya đã nỗ lực hết mình cho đến kỳ nghỉ xuân. Thời gian này cũng là lúc chồng tôi sau 7 năm dạy học ở trường trung học Tie Zuo bắt đầu chuẩn bị chuyển công tác.

Trường trung học mà chồng tôi phải chuyển tới là một ngôi trường nằm ở phía tây ngoại ô thành phố đảo Bier. Sau khi nhận quyết định, điều đầu tiên là hai vợ chồng thấy kinh ngạc tiếp sau đó là rơi vào trạng thái bối rối. Rốt cuộc là phải chuyển đến nơi ở mới cách nhà cũ của chúng tôi mười phút chạy xe hay là ở lại nơi chúng tôi đang sống và hàng ngày chịu khó đi về ? Chúng tôi buộc phải chọn lựa. Đối với chồng tôi mà nói, thực tế việc chạy xe đi về hàng ngày là một gánh nặng không nhỏ. Nhưng, bất luận thế nào chúng tôi cũng phải nghĩ đến hòan cảnh có lợi nhất cho Aya. Bởi vì không dễ gì thích ứng được với môi trường , nếu như lúc này lại chuyển trường thì thật bất hạnh cho Aya. Tôi nghĩ, tuyệt đối không để Aya rơi vào hòan cảnh như hồi học tiểu học nữa. Tuy đã có quyết định, nhưng chúng tôi vẫn hỏi ý kiến Aya “Aya, ba phi thay đi v trí công tác, con cm thy thế nào? con có mun chuyn trường không?”. Thấy ba mẹ lo lắng ba ngày nay, Aya chẳng nói câu nào. “Không sao đâu con, con c nói ý kiến ca mình đi” ……. “con không muốn chuyn trường” vừa nói dứt lời, hai giọt nước mắt của con lăn dài trên má. Ngay lập tức chồng tôi có quyết định dứt khoát, và đây là một sự chọn lựa dũng cảm. ”Thôi nào, ba quyết đnh s đi v hàng ngày”. Aya đột nhiên ngẩng đầu, miệng nở nụ cười đầy vẻ yên tâm. Sự lo âu trong gia đình tôi mấy ngày qua đến đây được giải tỏa.

Ngày 13/3 chồng tôi chính thức nghỉ dạy ở trường cũ. Khi về nhà, trên xe của chồng tôi có rất nhiều hoa và quà tặng của đồng nghiệp và các học sinh. Cắm những bó hoa trong nhà, nhớ lại thời gian gắn bó 7 năm ở ngôi trường này chồng tôi không khỏi cảm thấy hạnh phúc. Đây là một bước ngoặt mới của chồng tôi cũng là giai đọan bảo vệ Aya tránh khỏi nhiều áp lực, bản thân tôi cũng dấn mình vào một cuộc thi đầy cảm go.

NỀ NẾP ĐƯỢC DUY TRÌ

Đầu tháng 4 năm 1988 là một năm có ý nghĩa đặc biệt đối với gia đình tôi. Hàng ngày chồng tôi đi đi về về giữa trường trung học ở thành phố đảo Bier và nhà, để sắp xếp thời gian hợp lý, chồng tôi đi làm từ 6 giờ sáng. Mặc dù đảo Bier ở hướng Nam nhưng những buổi sáng tháng tư thời tiết rất mát mẻ.

Tôi là người rất ngại dậy sớm, thường thì trời sáng tôi mới dậy vậy mà vẫn cảm thấy khó khăn, nghĩ đến cảnh chồng ngày nào cũng phải dậy sớm, đi đi về về trên quãng đường dài tôi cảm nhận rất rõ được sự hy sinh của chồng mình. Tôi bắt đầu suy nghĩ sao mình không dựa vào thời cơ này để hướng Aya có tính độc lập. Tôi nói với con “Aya, ba con ngày nào cũng dy sm đ đến đo Bier dy hc. Còn con thì sao? Con có th t mình đi đến trường hàng ngày được không?”. “, được thôi m à”. Aya trả lời một cách dứt khoát đề nghị của tôi.

Ngày khai giảng năm học mới, do không phải mang sách vở thì còn được. Đến ngày thứ hai, Aya đeo một cặp sách nặng đến trường. Đi qua con dốc gần nhà, có một con đường thẳng, cuối con đường này có một ngã ba, rẽ bên tay phải tới căn nhà đầu tiên là nhà bạn thân của Aya tên là Erke. Đến nhà Erke, Aya cùng bạn đi đến trường.

Sau khi chồng tôi đi làm, tôi đưa Aya đi qua con dốc gần nhà tiễn con đi học. Aya đi từng bước nhỏ qua con dốc, đi một đoạn ngắn phía trước đến chỗ rẽ vào con đường thẳng thì giơ tay vẫy chào tôi. Chỉ đến khi bóng của Aya khuất dần tôi mới quay về nhà. Đây là một trong những việc hàng ngày của tôi.

Trong thời gian hai năm, trừ những lúc trường nghỉ học, bất luận là trời mưa hay trời lạnh thấu xương, cho dù bệnh sốt cao … ngày nào tôi cũng tiễn Aya đi học trên đoạn đường đó.

Một cơn bão lớn vào năm 1993 đã làm gẫy rất nhiều cây gỗ samu, hiện nay một bên cánh rừng này đã được chặt gần hết, nhiều ngôi nhà cũng đã được xây lên nhưng năm đó là cả một rừng cây samu xanh um. Tôi sợ Aya đi học một mình trên đoạn đường đó gặp nguy hiểm, nếu có chuyện gì thì đối phó không kịp. Do đó tôi ngày nào cũng cố gắng tiễn con qua đoạn đường đó.

Nghĩ lại cách đây 7 năm, ngày mà Aya đi học lớp một, cũng là thời gian chúng tôi chuyển đến thị trấn nhỏ bé này, tôi không thể hình dung được có ngày Aya lại cùng bạn đi bộ tới trường. Đối với gia đình tôi, đó là điều may mắn do việc chuyển nơi công tác của chồng tôi mang lại.

Trường học của Aya hàng năm đều xếp lại lớp. Aya nói “Dù năm đu tiên có 4 lp đến năm th hai gp thành mt lp nhưng vn được hc cô giáo Damu”. Aya mừng vui nói. Năm học đầu tiên, cô giáo Damu là người đã động viên tinh thần vợ chồng tôi rất nhiều lần, cô cũng là cô gáo đã kéo gần khỏang cách giữa giáo viên và học sinh đối với Aya.

Hơn nữa, trong thời gian này, Aya biước vào tuổi thiếu niên nên việc học toán của con gặp nhiều áp lực, chồng tôi cũng nhờ cô hàng ngày phụ đạo thêm cho Aya 10 đề toán , lại còn làm cuốn sổ “ghi chép” nữa. Việc làm cuốn sổ ghi chép này được duy trì cho tới khi Aya tốt nghiệp trung học.

Mùa xuân khi kết thúc năm học lớp một, Aya bắt đầu viết nhật ký, đến năm đầu tiên của cấp hai đổi tên thành “ghi chép nhng chuyn trong cuc sng”. Một bạn trong lớp khen gợi cuốn nhật ký của Aya và được con viết trả lời

Thứ 5 ngày 9 tháng 2.
Bạn Gongyuan à, cm ơn bn đã khen cun nht ký ca mình. Mùa xuân năm hc lp mt mình đã bt đu viết nht ký, mi ngày mt đan ngn và duy trì đến nay – năm th nht cp hai . Mc dù mình không viết nhng bài văn dài, nhng nhng đon văn ngn trong nht ký cũng không đến ni, mình nghĩ đó là kết qu ca quá trình viết nht ký lâu dài. Ba m mình đu ct gi nhng gì mình viết trong mt cái hòm. Ba m mình nói, đ sau này biên tp thành sách nhng bài thơ, nhng đon nht ký mình đã viết. Nếu có th bn cũng nên viết nht ký hàng ngày Gongyuan à. Mình do này cm thy ………

Tuy Aya đọc sách không nhiu, nhưng mười năm nay hu như ngày nào cũng viết nht ký, tt nhiên là viết rt tt, ch cn c gng s có kết qu …… c gng s có kết qu, bt k là vic gì cũng vy …..- Li cô giáo

Thời đó, trong nhật ký thường xuất hiện câu kết “ngày hôm nay là như vy” hoặc “Mình gn đây nghĩ như vy” khiến bây giờ đọc lại không khỏi buồn cười.

Bắt đầu từ kỳ nghỉ hè năm lớp một, Aya và ba bắt đầu tập thể dục theo đài phát thanh., sáu năm qua, hầu như ngày nào hai cha con, 6h 30 đã ra khỏi giường, sau khi vào học Trung học, môn học khiến con đau đầu nhất là môn thể dục, vậy mà còn được khen “tp th dc theo đài phát thanh rt tt”. Thâm chí chương trình quảng cáo bằng tiếng Anh trên đài NHK, bao gồm cả mục học ngữ pháp trên truyền hình bây giờ cũng trở thành niềm đam mê của con, mỗi tháng con đọc 4 cuốn sách tài liệu tham khảo về ngôn ngữ cũng là niềm vui của con. “Kiên trì s có hiu qu” , trong mỗi giai đoạn trưởng thành của Aya tôi cảm thấy câu thành ngữ phổ thông này rất đúng.

 

NGUYỆN CẦU “HÒA BÌNH”

Mới vào học năm thứ hai bậc phổ thông không bao lâu, trong nhật ký của Aya viết : “Th by, ngày 25/6 : Ngày hôm qua, mình và các bn cùng nhau xem băng video phòng hc s 2. Bn mình xem băng Video ghi li cuc n bom nguyên t. Nhìn thy rt nhiu người b chết và b thương do bom nguyên t gây ra, nhng vết thương nng lưng, tay mt và h còn chu đau đn đến tn bây gi.

Mình hy vng, trên thế gii không có chiến tranh (vũ khí ht nhân), không nhng thế còn tuyt đi không có chiến tranh, cu nguyn cho thế gii được hòa bình

(Trong traí tim con người không có hòa bình, vy thì, trên trái đt cũng không có cuc sng hòa bình, thm chí trái tim nhân loi còn b nhng k đc ác khng chế – Li thy giáo)

Xem ra Aya làm bất cứ một việc gì cũng không thoát khỏi tính khí của trẻ con, nhưng Aya hiểu rõ về khái niệm “hòa bình” khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa tự hào. Hơn nữa, 8 ngày trước khi Aya viết những dòng nhật ký này, cũng trong khỏang thời gian từ ngày 4 đến ngày 17/6/1988 hội nghị đặc biệt của tổ chức quân sự Liên hiệp quốc khai mạc tại New York Hoa Kỳ.

Năm thứ hai tôi bắt đầu đảm nhiệm chức Giám đốc Hợp tác xã (coop), từ năm thứ ba trở đi, hoạt động của tôi ở coop tăng dần lên khiến tôi luôn luôn bận rộn, thường xuyên đi họp ở xa. Do lo lắng cho sinh hoạt của Aya nên tôi đề nghị cắt hai bím tóc dài của Aya thành tóc ngắn. Người phản đối kịch liệt nhất là ba Aya, sau đó đến lượt Aya . “Vy làm sao mà tết bím đây? T con đâu có tết bím được”. “Thì ba tết cho con”. Trước tình hình tôi phải đi công tác một, hai ngày xa nhà là chuyện bình thường, chồng tôi bắt đầu tập thắt bím tóc cho con. Dưới sự hướng dẫn của tôi, bàn tay vụng về của chồng tôi cuối cùng cũng thắt được bím tóc to xù cho Aya. Chúng tôi không đơn thuần nghĩ con gái của chúng tôi rất đáng yêu khi được thắt bím, mà là “Bn tr con, dù tóc dài hay tóc ngn, hình dáng có khác nhau nhưng nhìn như thế mi đa tr mi có cá tính riêng ca mình. Mái tóc rt quan trng trong vic biu hin tính cách. Do đó, Aya cm thy hp nht là tht bím tóc khi đi hc”. Đây là suy nghĩ chung của vợ chồng tôi. Do đó, khi tôi nghĩ bản thân mình thường xuyên đi vắng mà để Aya ở nhà, trong lòng tôi lo lắng nên mới đề nghị Aya cắt tóc ngắn, nhớ lại suy nghĩ của mình lúc đó tôi không khỏi áy náy.

Aya, mẹ đi công tác. Trước khi m v, con và ba con cùng c gng nhé!, Con nh mang theo đ dùng hc tp”. Mỗi khi đi vắng tôi đều viết một mảnh giấy để lại cho con. Trong lòng tôi thường cảm thấy lúng túng khó xử, một mặt tôi nghĩ, con lên cấp hai là khỏang thời gian quan trọng mình cần dành nhiều thời gian quan tâm đến bài vở của con, nhưng tôi cũng lại nghĩ, nếu quan tâm quá đến con không chừng lại tạo áp lực cho con. Tuy nhiên, một mặt nào đó tôi cũng cảm nhận sâu sắc được rằng, chồng tôi có ảnh hưởng rất lớn trong việc giúp đỡ quá trình phát triển của con.

Bây giờ nghĩ lại, tôi cho rằng kinh nghiệm của những năm qua là tương đối tốt. Người ta hay có suy nghĩ phụ nữ thường tương đối chủ quan, cách nhìn thường hẹp hòi. Lúc đầu tôi cũng có cách nghĩ đó, nhưng trải qua 20 năm hoạt động ở coop, cách nghĩ của tôi đã được mở rộng và khách quan hơn. Tôi phát hiện ra rằng, những cách giáo dục của tôi đối với Aya đều có tác dụng trực tiếp. Có điều, phụ nữ ít nhiều cũng có cách nghĩ chủ quan, tôi lại không cho đó là việc xấu. Nếu như nói “bt lun người khác nói như thế nào, con ca tôi là đáng yêu nht” là cách nghĩ chủ quan thì mới có thêm động lực nuôi dạy con. Cho dù một mình đơn thương độc mã đối diện với một đội quân đông và trang bị đầy đủ vũ khí cũng phải liều mình bảo vệ con đến cùng, có cách nghĩ như thế mới làm mẹ được, mới là phụ nữ.Tuy nhiên, Trong việc dạy con có những lúc cũng phải thêm một số tính khách quan cần thiết, đó là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong quá trình nuôi dạy con.

LỚP NHẤT NĂM HAI – VƯỢT TRỘI !!!

Bước vào học kỳ hai, lớp Aya bắt đầu luyện tập cho đại hội thể dục thể thao trường. Mặc dù đó là tiền lệ hàng năm, nhưng việc luyện tập dưới cái nắng gay gắt của tháng chín là một việc cần cố gắng rất nhiều đối với một học sinh có thể lực yếu như Aya. Trong cuốn “nhật ký cuộc sống” Aya viết : “Một chân nhảy, một chân đá. Thật là khó”. Ngoài ra, Aya còn phải sử dụng một cây gậy trúc khỏang 30 cm để nhảy múa. Nhìn con, tôi có cảm giác như con đang bước vào một trận chiến. Hình ảnh mà tôi thấy con thật dễ thương là lúc con đội một cái khăn được tết bằng hai màu hồng, xanh rất hợp với gương mặt và nhìn thật đáng yêu. Cái khăn đó Aya vẫn còn giữ đến tận bây giờ làm kỷ niệm.

“Ngày 20/9 – Aya.
Hôm nay bắt đầu bước vào thời gian luyện tập cho đại hội thể dục thể thao của trường, bao gồm cả việc luyện tập cách cổ vũ nữa. Thi chạy tiếp sức là một một môn thi quyết định, mình được xếp ở lượt thứ 5. Mặc dù mình bị bệnh đau chân, chạy cũng có đau nhưng mình vẫn quyết tâm cố gắng hết sức. Năm nay ba cũng tới tham gia, mình hy vọng ba sẽ có thể cổ vũ cho mình”. Đọc những dòng nhật ký của con, vợ chồng tôi có thể biết về diễn biễn của những buổi tập chuẩn bị cho đại hội. Qua những thay đổi từ từ của môi trường xung quanh, chúng tôi cũng có thể nhận ra sự trưởng thành từ từ của con. Cảm nhận được rằng Aya mong đợi sự cổ vũ của ba biết nhường nào.

Trong cuốn nhật ký chung của “tổ báo hình”, ở trang cuối cùng Aya có viết về tình hình đại hội như sau :

“Chủ nhật ngày 2/10 – Aya
Đại hội thể dục thể thao ngày 25/9 là một hồi ức tuyệt đẹp đối với tôi. Lúc đầu, khi đến Bệnh viện đại học để kiểm tra, bác sĩ nói chân tôi bị đau một chút, khiến tôi vô cùng lo lắng. Có điều, tôi không nản chí, quên đi chỗ đau để luyện tập. Trong cuộc thi chạy tiếp sức đối kháng cấp lớp, tôi ra sức chạy, hy vọng không trở thành gánh nặng cho lớp. Mặc dù, các bạn trong lớp số 3 chạy vượt chúng tôi, chúng tôi chỉ xếp thứ hai nhưng do một bạn gái ở lớp số 3 đánh rơi gậy tiếp sức nên chúng tôi chiến thắng, cả lớp ai cũng vui mừng. Tôi chân thành nói lời cảm ơn đối với tất cả mọi người đã động viên tinh thần tôi, cổ vũ cho tôi trong đó có ba mẹ tôi, các chú, các cô, các bác của tôi tất cả gồm chín người đã đi từ đảo Bier đến cổ vũ cho tôi.”

Các em đều đã cố gắng hết sức. Mặc dù ráng chạy hết sức mình thì rất mệt nhưng sau khi về đến đích thì cảm thấy tinh thần rất sảng khoái – Lời thầy giáo”

Nhật ký của Aya có đề cập đến cuộc thi tiếp sức đối kháng, đương nhiên là tất cả học sinh trong lớp đều phải tham gia. Cự ly trong cuộc thi chia làm nhiều loại: loại 500m, loại 1000m, loại 1500m, học sinh có thể tùy chọn theo năng lực của mình,cũng có thể nam nữ phối hợp. Đối với phụ huynh tinh thần thì vui vẻ, thỏai mái, nhưng đối với bọn trẻ mà nói, nếu trong đội có thành viên nào tốc độ chạy chậm nhưng khi đến lượt mình không biết khéo léo một chút là có thể thất bại, chính vì thế đứa nào đứa đấy đều rất nghiêm túc. Đối với Aya, đây là lần đầu tiên tham gia tranh giải ở cấp lớp học nên cũng là lần đầu tiên con phải suy nghĩ mình phải làm gì khi đến lượt của mình. Những buổi luyện tập ở trường đã khiến con mệt phờ nhưng tối về nhà con vẫn đóng cửa tự mình tập chạy trong phòng, nhìn dáng vẻ của con tôi hiểu rõ tầm quan trọng của sự hòa nhập với tập thể . Thành tích mà lớp con đạt được sẽ mãi lưu lại trong lòng của gia đình chúng tôi những kỷ niệm đẹp.

Tháng mười hai, đúng dịp Aya chuyển sang tổ mới, con trở thành thành viên của “tổ học tập’. Mỗi một học sinh khi trở thành thành viên của “tổ học tập”, đều phải cố gắng rất nhiều.

Khi vào tổ mới con bắt đầu viết một bài văn, kể lại việc ba giận Aya khi dạy môn toán cho con, con viết : “ Mình đã học năm thứ hai của bậc phổ thông, mình phải cố gắng không khóc nhè” Đoạn tiếp theo : “Gần đây kết quả học các môn tự nhiên và môn tóan của mình bị thụt lùi, phải cố gắng nhiều hơn khi kiểm tra. Mỗi lần kiểm tra là mình lại căng thẳng, chân tay lóng ngóng, lần sau phải cố gắng thoải mái tư tưởng”

Mặt khác, một người bạn của Aya tên Guzhoyoxi cùng ở “tổ báo hình” đã viết trong nhật ký của mình như sau : “Hôm nay mình mượn bảy cuốn nhật ký của các bạn trong tổ để đọc, quả nhiên là nhiều thật. Các bạn đều cố gắng ghi chép tỉ mỉ từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn trong nhật ký của mình, mình cảm thấy nội dung thật phong phú. Đặc biệt cuốn nhật ký của Aya thì thật rõ ràng, đọc nhật ký của Aya mình có thể hình dung ra sự cố gắng hết mình của bạn, mình đọc mà có hứng thú như đang đọc sách vậy”

Sau này khi Aya đi thực tập môn giáo dục, tình cờ gặp thầy hướng dẫn là ba của Guzhoyoxi.

ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT THẤY SỰ SỐNG THẬT QUAN TRỌNG

Buổi họp phụ huynh cuối cùng của học kỳ II, vì thầy Damu bận nên cô Yanqilingzi chủ trì. Cô Yanqilingzi đã từng là đồng nghiệp cùng ba Aya ở trường cũ, do đó cô rất quan tâm đến Aya, cô là một cô giáo dạy mỹ thuật có khí chất độc đáo, giản dị nhưng laị thẳng thắn.

Buổi họp kết thúc, tôi nán laị nói chuyện với cô:
– Aya làm phiền cô giáo nhiều quá.

– Ồ, chỉ cần Aya có khúc mắc thì bất cứ ai nói cũng không nghe đâu.

Cô giáo cười vứa nói vừa cười thành tiếng. Khi tôi chuẩn bị ra về, cô còn an ủi tôi:

– Chị à, tình hình nhất định sẽ được xoay chuyển, chị hãy giữ vững lòng tin.

– Cảm ơn cô giáo

Tôi nhìn khuôn mặt với nước da “bánh mật”, các đường nét hài hòa của cô và cảm thấy cô thật dịu dàng. Đấy là lần cuối cùng tôi nhìn thấy cô giáo.

Cuối học kỳ Aya mang về kết quả học tập của con, điểm mỹ thuật được 4 (điểm tối đa là 5). Aya vốn không giỏi vẽ, hơn nữa các ngón tay con lại không linh hoạt nên đến giờ mỹ thuật con rất khổ sở.

Không cam tâm nhìn Aya đau khổ, chồng tôi đã hướng dẫn con làm bài tập vẽ cho kỳ nghỉ, cũng phải mất mấy ngày hai cha con chỉnh sửa mới xong . Khi nộp bài cho cô giáo còn được cô khen đẹp, Aya thì mừng vui hớn hở. Thành tích học tập học kỳ này tốt một phần cũng nhờ môn vẽ. Đây là lần duy nhất Aya nhận được điểm 4 môn mỹ thuật, trở thành món quà cuối cùng mà cô giáo tặng con.

Một năm sắp trôi qua, mùa xuân chưa kịp tô điểm cho thiên nhiên thì tôi được tin cô giáo Yanqilingzi qua đời. Thật quá bất ngờ vì cô còn trẻ. Từ trước đến nay, cô đều động viên tinh thần cho Aya, sự quan tâm chăm sóc và niềm tin vào Aya của cô khiến chúng tôi mãi mãi không thể nào quên.

Không đến mười ngày sau, ngày 13 tháng một mẹ tôi cũng qua đời. Từ khi Aya ra đời, một tay mẹ tắm gội, bế bồng, mẹ cùng cháu trải qua những lúc khó khăn vì bệnh tật hành hạ. Mối lần chỉ cần tôi mắng Aya mẹ lại chắp tay lại nói “con đng mng cháu”. Hơn một nghìn người đến viếng đám tang mẹ, điều đó vượt sức tưởng tượng của tôi. Là con gái tôi phải lo toan bao nhiêu việc vụn vặt cho đám tang, trước cái chết của mẹ bao nhiêu thứ tình cảm xót thương khiến tôi gần như ngục gã và tôi bàng hòang nhận ra nỗi mất mát thật lớn lao.

Lúc đó, người lớn mải bận lo những việc quan trọng của đám tang, Aya bị đứng ngòai cuộc nên tôi cứ nghĩ con thản nhiên đón nhận cái chết của bà . Nhưng khi đọc những dòng nhật ký của con khiến tôi kinh ngạc “Th hai, ngày 17/1 : Mt chuyn khiến tôi đau xót đã xy ra. Bà ngoi tôi đã qua đi. Bà tôi đã 92 tui đang nm trong quan tài. Bên ngòai quan tài ca ngoi có rt nhiu hoa. Mt tôi nhòa đi vì nhng git nước mt rơi lã chã. Thi th ca bà được chôn xung m ri s biến thành vôi. Tim ca tôi ging như b do nhn đâm vào, tht đau đn”. 

Phần lớn mọi người cho rằng đối với những đứa trẻ chậm phát triển khi đối diện với cái chết hoặc là hoảng sợ khác thường hoặc là vô cảm nhưng đọc trang nhật ký của con khiến tôi bất ngờ nghĩ lại.

Thời gian này do Aya thường xuyên có tâm lý căng thẳng khi thi nên kết quả học tập không cao. Hơn nữa, ngòai những bệnh con mang trong người ra đây cũng là thời gian con phải chỉnh hình răng, lại thêm việc mới phát hiện ra khối u ở đầu gối trái. Tôi thật sự lo lắng về bệnh tình của con nên đưa con đến ba khoa khác nhau trong bệnh viện, đó là khoa nhi, khoa chỉnh hình và khoa răng. mặc dù các khoa đều nằm trong một bệnh viện.

Cho dù còn một năm nữa mới tới kỳ thi quan trọng nhưng vợ chồng tôi nghĩ để con cố gắng dần dần vậy.

Từ sau khi ra đời, Aya thường xuyên phải tới bệnh viện đại học tái khám. Hai mẹ con tôi đã gặp được rất nhiều bác sĩ vừa có đức vừa có tài, họ đã duy trì tính mạng cho Aya. Trong số bác sĩ đó có một bác sĩ là phó viện trưởng viện nhi, ông tên là Shi tian. Sau khi khám cho Aya các bác sĩ cho rằng bệnh về xương của Aya tốt nhất là nên mời một bác sĩ đầu ngành về chỉnh hình hội chuẩn. Cầm lá thư giới thiệu của bác sĩ Bệnh viện Đại học tôi tìm đến Bệnh viện chỉnh hình ở đảo Bier. Có điều do lạc đường nên chúng tôi đã tới trường Hộ dưỡng thuộc trường đại học đảo Bier. Trong lúc tôi hỏi thăm đường thì Aya đứng ở phía xa dõi đôi mắt có vẻ hòai nghi về phía thầy giáo của trường Hộ dưỡng đang cùng tôi nói chuyện. Vị giáo viên có vẻ mặt khó hiểu khi nói chuyện với tôi cứ nhìn Aya: “Li đây cô bé Down, mc dù tr em ưu tú nht hc h cao đng nhưng trình đ toán hc chưa vượt qua được lp ba tiu hc. Nói không chng bn tr sau khi được gi ti đây, trình đ s khá hơn” Việc chạy tới chạy lui hỏi địa chỉ đã khiến tôi mệt mỏi, nay nghe thầy giáo ở trường Hộ dưỡng nói câu đấy, nó như in sâu vào đầu tôi, cảm giác của tôi giống như bị tạt một gáo nước lạnh, Rốt cuộc là Aya có học được tiếp lên bậc trên hay không? Tâm lý bất an này trong lòng tôi nay lại được câu nói của thầy giáo này khuấy động lên.

Bác sĩ kết luận , Aya không bị trọng bệnh về xương cổ – điều này nhiều người cho rằng rất nguy hiểm tới tính mạng của các trẻ mắc Down Syndrome (bệnh đao bẩm sinh)-. ngoài ra ,bướu ở đầu gối cũng không có gì nguy hiểm chỉ cần phẫu thuật là khỏi.

Nếu như xương c có vn đ s nguy him đến tính mng” Nghe câu nói được thốt ra với vẻ tự nhiên bình thản của bác sĩ, tôi chỉ còn biết mắt tròn mắt dẹt nhìn bác sĩ. Tôi – một ngừoi mẹ mà thật hồ đồ, cả đến loại bệnh đặc biệt ở trẻ bị Down cũng không biết. Có điều, kết quả hội chuẩn của bác sĩ khiến tôi đối mặt với một suy nghĩ – điều đó đã trở thành một thói quen trong quá trình nuôi Aya khôn lớn – đúng rồi, chỉ cần con sống đã là tốt rồi, chỉ cần sống được nhất định sẽ có ngày con vào học cấp III. Trong lòng tôi, một tình cảm yêu thương mãnh liệt trào dâng đối với sinh mạng của Aya.

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA LỚP

Ngoài thầy Damu ra, các giáo viên khác cũng phấn khởi nói với chúng tôi rằng bước vào tháng hai, Aya có một số thay đổi, khiến chúng tôi thường xuyên khuyến khích thêm con gái, và các bạn cùng lớp dường như cũng vui vẻ phối hợp với chúng tôi.

“Th 4, ngày 1 tháng 2 – Aya
Hôm nay khi mình chuẩn b v nhà thì đài phát thanh ca trường cho gi mình. Trên đường ti văn phòng, mình luôn nghĩ không biết có chuyn gì xy ra không? Hóa ra thy giáo yêu cu mình chnh sa bài văn cn s dng trong L lp chí. 

Th sáu, ngày 3 tháng 2 có l Lp chí, các bn chn mình đi din lp th nht năm hai lên đc din cm. M thường nhc nh mình đc ging quá nh, do đó đến th sáu này mình nht đnh phi đc to mt chút, hơn na khi đc din cm trước mt mi người không nên căng thng. Có điu, mình vn có mt chút lo lng.”

Ngày hôm đó. Aya mang một bức thư của thầy Damu về nhà. Trong thư viết: “Lp quyết đnh chn Aya đc văn din cm trong L lp chí, em hãy sa đon văn ngn hơn mt chút đng thi viết li tht rõ ràng, ngay ngn”. Đây đúng là một việc đại sự! Cả nhà đều không hình dung được hình ảnh một mình Aya hành động trước đám đông sẽ như thế nào? Thật sự con có làm nổi không? Chúng tôi giúp con chỉnh sửa tốt bài văn như lời giáo viện dặn với lòng hòai nghi và cả nhà đều rối rít cả lên.

Sau khi bài văn được hòan thành, tiếp theo đó là luyện tập đọc diễn cảm “Đc li, to hơn mt chút nhé. Phát âm rõ ràng hơn mt chút nào.”. Cuối cùng chúng tôi an ủi con: “Tóm li, con phi gi bình tĩnh, con biết không ? Không có vn đ gì đâu.
Cái gọi là “l Llp chí” là tục lệ cổ ở đảo Bier được phát triển ra, trở thành một hoạt động trong trường học, mặc dù dối với hoạt động này có nhiều ý kiến đồng tình và không đồng tình, nhưng tôi cho rằng đây là dịp để các học sinh có dịp xem xét bản thân, nói với nhau về những ước mơ trong tương lai, cũng là dịp rất tốt mà?

Mấy ngày liên tiếp tôi đều phải đi lo công việc của Coop, thật không thu xếp được thời gian để đến kịp lễ Lập chí ngày từ đầu, vội vội vàng vàng vào sân vận động trường khi lễ đã diễn ra. Trong hội trường có mặt đầy đủ các học sinh năm hai, đại diện hội phụ huynh và các giáo viên, số người ít hơn sự tưởng tượng của tôi trước đó. “, xem chng vy mà hay, Aya đ cm thy căng thng” tôi nói nhỏ câu đó một mình trong lúc chờ tới lượt Aya xuất hiện.

Aya chẳng có biểu hiện nào tự tin cả, đầu cúi thấp khi đọc diễn cảm. Điều khiến mọi người không hiểu được là tại sao giọng của Aya không được to lắm nhưng từ đầu đến cuối con luôn giữ được giọng đọc rõ ràng, từ tốn đọc hết bài văn. Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy con gây ấn tượng trong giọng đọc của mình. Tôi nghĩ, hàng ngày Aya đều đi học với bạn Renkezenmei, ba của bạn ấy lại là người Tokyo, nên cô bé đó cũng có giọng nói rất chuẩn, có lẽ con cũng bị ảnh hưởng bởi cô bé đó chăng?

Tôi không dễ gì bừng tỉnh lại nếu không có một tràng vỗ tay của khán giả, có cảm giác như gánh nặng trên hai vai tôi được trút bỏ. Aya quay về chỗ của mình với nét mặt yên tâm, vui vẻ.

Tôi chỉ nhớ có ba học sinh đọc diễn cảm, bởi vì tôi dồn hết sự quan tâm cho Aya, hòan tòan không nhớ tới nội dung các bài viết của các học sinh khác. Về sau đọc các bài văn mà hội phụ huynh đăng báo mới biết hai học sinh viết là “Chào đón l Lp chí” còn bài viết của Aya là “Tương lai ca tôi” hòan tòan không giống.

So sánh thì thấy, bài của Aya tuy nội dung chưa thật sự hay, thậm chí cả đến từ “tiết lp xuân” cũng không hề nhắc đến . Nhưng bài viết của con lại rất thực tế có ví dụ cụ thể. Tôi nghĩ, thầy Damu đã khen ngợi về phần này, và còn là dịp thầy để Aya tăng cường tính tự tin.

“Ngày 3/2/1989 Tương lai ca tôi
th tôi rt yếu nên t trước đến nay tôi chưa nghĩ đến tương lai mình s làm gì.
Khi tôi nói chuyện vi ba m, ba m đu cho rng nên làm công tác liên quan đến xã hi như vic chăm sóc tr em b bnh hoc gp khó khăn v phát trin.

C đu đn hai tháng, tôi phi đến bnh vin mt ln. T nhà đến bnh vin mt chng hai tiếng đng h. vin, tôi phi ly máu, chp X quang ….T khi làm các xét nghim đến khi ly thuc còn phi ch mt thi gian na khiến tôi rt mt. Nhưng trong vin, có rt nhiu tr con khuyết tt tay chân hoc gp tr ngi v phát trin, tôi chơi vi bn tr con và cm thy rt vui.

Ví d tôi thường nói chuyn vi mt người bn nh b khuyết hai tay t khi sinh ra, còn nh lúc mi quen, bn nh này ngi trong lòng m khi tôi nói chuyn vi cu bé, cu lin chy ti phía tôi, cu bé giơ hai cánh tay lng lng c gng hướng v phía tôi. Mc dù tôi rt mun bế cu bé nhưng li vướng hai cánh tay nên tôi không làm sao bế được. Tôi ch biết xoa xoa lưng, xoa xoa đu cu bé, không ng cu bé cười rt tươi. Nhìn s c gng ca cu bé này trong lòng tôi rt cm đng. Tôi nghĩ mình cũng phi c gng, tuyt đi không th đ bnh tt đánh bi….
Tôi muốn tr thành mt cô bo mu, chăm sóc nhng đa tr b bnh và gp khó khăn. Do đó, tôi phi c gng hc và còn phi luyn tp đ có mt trái tim du dàng, nhân hu. Còn na, tôi phi rèn luyn sc khe tt mi được. Tôi phi ăn nhiu hơn, đ cơ th mình cao hơn na.”

Đây là lần đầu tiên Aya đọc diễn cảm trước mặt nhiều người. Bắt đầu từ hôm đó, Aya dần dần tự tin hơn. Bởi vì Aya không những là người đại diện cho lớp mà con còn là một trong ba học sinh được tuyển chọn trong cả năm học.

Khi vừa nhập học không lâu, trong buổi phỏng vấn phụ huynh học sinh tôi có nói một câu bày tỏ nguyện vọng của mình: “Nếu như có th nuôi dưỡng lòng t tin ca con là tt ri” , tôi không ngờ thầy giáo Du ma đã ghi nhớ nguyện vọng của tôi.

Thầy giáo đã nghe thấu trái tim của học sinh, cách giáo dục này đã khiến tôi vô cùng cảm phục và không thể nào quên. Ngày hôm đó, tôi bước đi trong sân trường rợp những chiếc lá rụng cuối đông để đón chờ một mùa xuân mới.

CẢM ƠN CÁC BẠN!

Tháng ba, là tháng bận rộn ở Hợp tác. Đại lý kinh doanh và Hội đồng quản trị các nơi đều tiến hành thay đổi nhân sự trong thời gian này, đồng thời bầu ra tổ chức mới nên khỏang thời gian từ tháng ba đến đầu tháng tư, tôi rất bận .Chính vì vậy tôi không có nhiều thời gian dành cho Aya. Người giúp tôi nhận ra thiếu xót của mình chính là bạn học của Aya, trong “s ghi chép”có viết : “Aya do này c nh trước quên sau, cn phi chú ý hơn na”, bên cạnh còn vẽ biểu tượng mặt người xấu hổ, lại còn ghi chú “có biết qun lý thi gian và công vic không?” – đúng như phong cách của tuổi ô mai. Lỗi này một phần do tôi, có lẽ tôi bận rộn quá cả đến câu nhắc nhở con thường ngày “con kim tra xem sách v, dng c hc tp đã mang đ chưa” mà tôi cũng quên – đã khiến con như vậy?

Buổi họp phụ huynh lần cuối của năm học thứ hai kết thúc, tôi hỏi Aya “Năm hc th ba con có mun thy Duma dy tiếp không?’”, thế thì tt quá m à”. Trên đường đến phòng giáo vụ tôi vừa đi vừa suy nghĩ “Nếu như c đi v nhà lúc này thì sau này nht đnh s hi hn, có điu ba năm hc đu nh cy mt thy giáo không biết yêu cu ca mt ph huynh như mình có quá vô lý không?”.  Do dự một lúc tôi cũng đã đứng trước cửa văn phòng. Tôi vào văn phòng nói: “Thy Duma, mc dù thy đã rt vt v, nhưng tôi xin nh thy chăm sóc Aya mt năm na được không ? Aya cũng hy vng được như thế.” 5 giờ chiều văn phòng rất vắng vẻ nên lời thỉnh cầu của tôi còn vọng tới phòng hiệu trưởng.

Quy định chung của trường là học sinh và phụ huynh không được phép chọn bất kỳ giáo viên nào. Mỗi một năm, cả học sinh và phụ huynh đều hồi hộp khi chuyển lớp. Năm cuối cùng của bậc phổ thông cơ sở, tôi không đành lòng để Aya lại tốn thêm thời gian và công sức để làm quen với mối quan hệ mới, nên đành phải làm việc này.

Trang cuối cùng trong “Nht ký lp hc” Aya có viết một vấn đề liên quan đến môn toán:

Thứ tư, ngày 22 .3 – Aya
Trước khi tan hc, mình nhn được kết qu hc tp, trên đường v nhà mình lén xem mt chút, môn toán tht lùi rt nhiu. Mình nghĩ, môn toán này tht rc ri. Hàng ngày mình đu dành thi gian làm thêm bài tp do ba giao cho, ba m mình đu nói đến mt ngày nào đó mình nht đnh hc làm được . Lên năm th ba, phi đi mt vi kỳ thi đu vào. T nay v sau, mình phi c gng hơn na, đc nhiu sách, vn đng nhiu. (c gng! C gng! C gng!)

(Cố gng nht đnh s có kết qu, s n lc không bao gi tha. Nếu em có nim tin vào s n lc ca mình nht đnh em s thu được thành qa – Li thy giáo)

Nhất đnh s có mt ngày” con đường chúng tôi đang đi sẽ là “con đường hng”. Mỗi người trong gia đình tôi đều hy vọng “s có mt ngày được đi trên con đường hng đó”, và chúng tôi thực hiện từng bước từng bước nhỏ một niềm mơ ước đó, chúng tôi đã ôm niềm mơ ước đó cho tới ngày nay.

Trang cuối cùng trong cuốn “Nht ký lp hc” một bạn của Aya viết: “Ngày mai phi chia tay vi lp th nht năm hai, cm ơn các bn. So vi các lp khác, lp chúng ta chan hòa hơn rt nhiu

Rõ ràng, năm học này Aya được các bạn khích lệ rất nhiều, con đã trải qua một năm học nhiều niềm vui và có sự trưởng thành rõ rệt cùng với các bạn, chân thành gửi tới các bạn của con sự biết ơn sâu sắc.

BẢO BỐI CỦA TRƯỜNG HỌC

Trong quá trình nuôi dạy Aya, chúng tôi thường gặp phải những tình huống lúng túng khó xử và cả tâm trạng bất an, tuy nhiên , trong thời gian con học phổ thông cơ sở ở trường Richangshan, là những tháng ngày tâm trạng của hai vợ chồng tôi tương đối ổn định. Có lẽ do tôi cũng là một giáo viên chăng. Một trong những nguyên nhân đó đã khiến tôi hiểu được từng thời kỳ trong giai đoạn phát triển của con, ở trường học con làm những việc gì? học đến bài nào? phần lớn tôi đều nắm được. Ngoài ra, trong giai đoạn này về mặt sinh học Aya đạt đến mốc phát triển nào, biết dùng cách nào để thể hiện, bản thân tôi là một giáo viên phổ thông cơ sở nên cũng phần nào hiểu được. Nguyên nhân thứ hai, trong trường con gái tôi học có một số giáo viên là bạn của tôi, nên họ hiểu hòan cảnh gia đình chúng tôi. Có một vài giáo viên đã cùng dạy một trường với tôi, có một số giáo viên có con do tôi dạy; còn một số khác tôi cũng biết qua các hội nghị công hội và các đại hội thể thao. Các thầy cô giáo bao gồm cả thầy Duma, đã vô cùng nhẫn nại trước nhịp độ phát triển hơi chậm của Aya, đã luôn luôn động viên khuyến khích và giúp đỡ Aya qua biết bao ngày tháng. đã khiến vợ chồng tôi vô cùng cảm kích và biết ơn sâu sắc.

Nhằm đánh gía trúng vào hin trng hc hành ca tr em hin nay, gia đình và nhà trường phi thường xuyên trao đi ý kiến” và thậm chí “Gia thy giáo và ph huynh phi xây dng được mi quan h tín nhim”, hai điều trọng điểm nói trên không chỉ quan trọng đối với việc giáo dục học sinh gặp khó khăn về phát triển và đối với các trường học đang bị chỉ trích hiện nay, tôi cho rằng đó cũng là xuất phát điểm mà các trường dựa vào đó để khôi phục uy tín.

Tình hình học tập của con chúng ta ở trường như thế nào? Tiến độ học tập hiện nay có thuận lợi không? Nhà trường cần phải thông báo chi tiết những điều đó với phụ huynh, nhưng bên cạnh đó phụ huynh cũng phải nắm rõ. Ngòai ra, trước khi xây dựng mối quan hệ giữa người giám hộ học sinh và các giáo viên, nên xây dựng mối quan hệ tín nhiệm giữa người với người. Trong thời gian học phổ thông, điều may nắm nhất đối với Aya, là các giáo viên ở trường Trung học Richangshan đã dần dần khắc phục những nhược điểm và họ rất nỗ lực xây dựng tốt mối quan hệ hỗ trợ giữa gia đình và nhà trường.

Trẻ em vn có tim năng vô hn, s phát trin ca tr không có đim cui hoc gii hn cao nht” câu nói này ai cũng biết nói nhưng trên thực tế nó là bức tường cao rất khó thực hiện.

Điều an ủi đối với tôi, đó là Aya gặp được các thầy cô giáo tốt, họ đều cố gắng vượt qua bức tường cao đó. Nhưng, điều đó không chỉ nhằm vào Aya, trong việc đối xử với các học sinh khác họ đều duy trì quan niệm “ch đi mt chút, tiếp nhn phong cách khác nhau ca mi mt đa tr. C gng đ cho đa s bn tr cm nhn được s tn ti và s t tin ca chính mình

Đối với một đứa trẻ tương đối “phc tp” như Aya, có lúc ở trường sẽ trở thành đối tượng bị bắt nạt, trở thành người phiền tóai trong lớp, nhưng nói ngược lại, cũng có thể là đối tượng để các học sinh khác học được tính tôn trọng người khác, sự tương trợ lẫn nhau, nuôi dưỡng tâm hồn của học sinh qua những hành động quan tâm chăm sóc bạn. Đọc nhật ký của Aya và cuốn sổ nhật ký lớp học có thể hiểu rõ về điều này.

Trên thực tế, vợ chồng tôi không giống như phần đông phụ huynh khác, hy vọng con cái có đầy đủ năng lực ứng phó với sự cạnh tranh. Chúng tôi chỉ mong Aya có đủ khả năng kết bạn với các bạn khác, và các bạn khác chấp nhận nhịp độ của con, nếu nói về hy vọng đó là trong thời gian học phổ thông, con ít nhiều cảm nhận được giá trị tồn tại của bản thân.

Nói một cách khác, chúng tôi hy vọng ở trường cũng như ở lớp học, Aya tự giác coi mình là một phần tử trong đó. Hiện nay, phần lớn trường học đều chệch hướng khỏi quan niệm lấy học sinh làm trọng tâm, ngược lại căn cứ theo yêu cầu giáo dục của phụ huynh, trường học như là nơi làm quản lý kinh doanh, thậm chí có những trường có những hành vi tùy tiện ảnh hưởng cả đến học sinh.

Trong tình hình như vậy, cách mà các thầy cô giáo ở trường Richangshan luôn đưa học sinh trở thành nhân vật chính không chỉ dành riêng cho Aya mà dành cho tất cả các học sinh bình thường khác, tôi nghĩ đó chính là thái độ dạy học của họ.

Nghe tôi miêu tả như vậy có lẽ các bạn đọc sẽ cho rằng năm đó trường Richangshan có một đội ngũ giáo viên vô cùng ưu tú. Trên thực tế, tôi cho rằng họ là những giáo viên bình thường dạy học trong một ngôi trường bình thường. Trong quá trình khắc phục cái mà người ta gọi là “phong cách nhà trường không tt”, làm mới bản thân, đối mặt với hy vọng của một người mẹ có con khuyết tật, hơn nữa thêm sự kiên trì cố gắng của Aya, bất cứ thầy cô giáo nào cũng cho rằng “Mi mt đa tr nếu có quyết tâm c gng thì có th làm được”.

Suy nghĩ một cách tỉ mỉ, thì từ khi học tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học cho đến nay là đại học Aya đều được gặp những người tốt, đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ Aya rất nhiều.
Dù không phủ nhận trường học là nơi tiếp thu kiến thức khoa học, đáp ứng cuộc sống xã hội nhưng tôi vẫn hy vọng trường học còn là nơi học sinh cảm nhận được tình yêu thương giữa con người với con người, là nơi để con người thể hiện tinh thần hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.

THÍ SINH AYA

Kỳ nghỉ dài là quãng thời gian Aya được giải phóng khỏi trường học, được nghỉ ngơi thảnh thơi, tâm trạng thoải mái và cũng là thời gian quan trọng để chuẩn bị cho một giai đoạn mới. Mặc dù không có bài tập về nhà, có thể thanh thản trài qua kỳ nghỉ xuân nhưng ngay sau kỳ nghỉ này, Aya chính thức bước vào năm thứ ba bậc phổ thông cơ sở (lớp tám) . Sau năm học này, Aya sẽ trở thành thí sinh, phải đối diện với kỳ thi chuyển cấp.

Thầy giáo Duma vẫn làm chủ nhiệm Lớp thứ hai (ging như Vit Nam mình sp xếp các lp theo th t A, B, C – ND) năm ba (tương đương lp tám ca Vit Nam – ND). Trong buổi họp phụ huynh đầu năm thầy giáo Duma nói “Hc sinh năm nht (lp sáu –ND) tiếp tc theo tôi không có ai, hc sinh năm hai tiếp tc theo hc lp tôi (lp by – ND) không có ai nhưng vào năm ba có mt hc sinh theo tôi” đó là cách mà thầy dùng để giới thiệu Aya với mọi người. Cách nói đó của thầy bày tỏ mối tâm giao đối với mẹ con tôi, tôi tin bất cứ người nào cũng có thể tiếp thu một cách tự nhiên.

Nói đến thí sinh nhất định phải nói đến kỳ thi thử, năm học này cứ hai, ba tháng lại có một lần thi thử, đối với Aya, trách nhiệm đó tương đối nặng.

Có điều, theo gợi ý của thầy Duma, chỉ tuân theo quy luật cuộc sống bình thường, học tập theo đúng trình tự chứ không cần học thêm là có thể thi đậu vào trường Trung học công lập trong khu vực, về nguyên tắc vợ chồng tôi cũng có cách nghĩ như thầy, do đó, tuyệt đối không gây áp lực cho Aya. Có điều, đã là các trường Trung học công lập trong khu vực đều có cái gọi là đăng ký dự thi, bất luận là phụ huynh hay học sinh đều theo đuổi để được vào những trường có danh tiếng, đó không những là thực trạng ở đảo Bier mà còn ở cả các thành phố, thị xã khác, thử sức mình qua các kỳ thi hoặc cha mẹ con cái cùng nhau vượt qua “bức tường cao” này.

Bản thân chồng tôi là một giáo viên, tôi luôn giữ quan niệm : khi tham gia cuộc thi chuyển cấp học sinh không nên đặt quá cao mục tiêu phải thi đỗ vào các trường như nguyện vọng ban đầu. Điều quan trọng là sau khi thi vào các trường đó, học sinh có thích trường đó không , có đủ khả năng phát huy năng lực của mình không ? Mặt khác, chúng tôi cũng hy vọng ngành giáo dục sớm xây dựng được quy chế, để những học sinh có thể thuận lợi hơn khi thi vào trung học.

Không biết có phải lý do: trong gia đình chúng tôi từ trước đến nay không thảo luận vấn đề trường nào tốt, trường nào không tốt, trường nào dễ thi vào trường nào khó thi vào nên khi Aya ghi danh thi trung học cũng không có quan niệm trên. Do đó, mặc dù các bạn vào học trường nào, con đều vui mừng như chính bản thân mình được tuyển chọn, và sau này khi bản thân con vào học trường trung học Muyuan và trường đại học đảo Bier con đều tiếp nhận một cách vui vẻ. Nếu như Aya là một đứa trẻ bình thường như phần lớn những đứa trẻ khác,rất có thể con cũng có mong muốn được vào học ở những ngôi trường nổi tiếng. Có điều, Aya là một đứa trẻ ngây thơ, thật thà, con hòan tòan không để ý đến những khác biệt đó, bản thân con thể hiện cho chúng tôi thấy giữa các trường trung học không có cái gọi là sự khác biệt.

Cách nghĩ của chúng tôi cũng giống nhau, không hề đặt ra mục tiêu phải vào trường nào, chỉ hy vọng con cố gắng vượt qua những khó khăn hàng ngày và trân trọng những tháng ngày là học sinh lớp tám bậc phổ thông cơ sở.

Tháng mười, vì phải tham dự lễ cưới của một người chị họ, cả gia đình chúng tôi quay về Daban. Mặc dù có chút lo lắng vì Aya sắp phải thi nhưng điều khiến mọi người không yên tâm chút nào đó là căn bệnh ung thư gan giai đoạn đầu của anh trai tôi, bệnh tình của anh khiến các thành viên trong gia đình chúng tôi nhất là vợ anh và các em đều rất bất an chỉ biết cầu nguyện, đúng là một chặng đường khó khăn và khốc liệt đối với mọi người.

Cách lễ cưới một ngày, người nhà của chị họ dẫn chúng tôi đi thăm quan một số ngôi chùa Phật và đền thờ thánh ở Nailiang. Lúc đó Aya đã có nguyện vọng muốn thi vào trường trung học Muyuan, một trường có phạm vi nhỏ của thị xã, do đó, khi đến chùa Leshi con có treo một lá sớ cầu vận may. Chúng tôi cười nói với Aya: “Nếu như có người đến t đo Bier nhìn thy con cu nguyn như vy h s cười đy”. Tuy vậy trong lòng chúng tôi cũng nghĩ, khi đến đây cầu nguyện không chừng làm cho tâm lý của Aya thoải mái một chút, có thể khuyến khích con trong chặng đường kế tiếp. Các ngôi chùa miếu ở Nailiang không ngờ lại có vẻ yên tĩnh đến vậy dù rằng có rất nhiều khách tham quan, mầu hồng tím của những đám mây trong chiều hôm đối lập với màu sắc của núi rừng lưu lại trong tâm trí chúng tôi những hình ảnh đẹp yên bình.

Trong cuộc hành trình này đã để lại trong lòng Aya những cảm xúc gì? có khiến con nảy sinh những suy nghĩ gì không  Trên chuyến bay trở về nhà, tôi dõi mắt nhìn theo những đám mây đang bay cuồn cuộn. Tôi vừa nhìn vừa miên man suy nghĩ. Khi thăm ông anh mắc bệnh ung thư gan giai đoạn đầu, tôi nhìn thấy bức tường ngăn cách giữa cái sống và cái chết, con gái tôi liệu có cảm nhận lại được tính quan trọng của cuộc sống hay không? Và cả cái cảm giác vui sướng được quan tâm chăm sóc của anh chị em khi gặp nhau nữa, liệu con có cảm nhận được không?

Hai tháng sau đó, Aya bắt đầu bước vào giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp. Ba Aya đang ở đảo Bier dự tập huấn quy tắc thi tuyển sinh, một mặt anh nhận ra điểm yếu của Aya khi học ở trường trung học cơ sở này, một mặt anh tập trung ôn tập môn toán cho con. Ngay sau đó, khi kinh nghiệm cuộc sống của Aya được nâng lên một bước thì việc ghi tên dự thi vào một trường trung học tư lập cũng dễ được tuyển chọn, cuối cùng chúng tôi cảm thấy việc vào học ở một trường trung học không còn là vấn đề khó khăn nữa.

Bảy giờ tối trước ngày hết hạn nộp đơn dự thi, thầy Duma đột nhiên gọi điện thoại đến nhà tôi, nói rằng muốn đến nhà tôi ngay lập tức. Tôi không biết cuối cùng có chuyện gì xảy ra, trong lòng cảm thấy bồn chồn lo lắng.

– Xin hỏi, anh chị có bằng lòng thay đổi nguyện vọng không? Kỳ thực, tôi cảm thấy khoa làm vườn trường Trung học Quofenzhongyàng cũng không tồi.
– Không sao đâu thầy ạ, theo nguyện vọng đã định lúc đầu cũng tốt rồi. Cảm ơn thầy giáo, cũng mong thầy tiếp tục quan tâm đến Aya nhiều hơn.

Tôi chỉ nhớ đại khái nội dung cuộc đối thoại giữa chúng tôi với thầy Duma như vậy.

Bất luận thế nào chúng tôi đều muốn để Aya được được học ở một trường Trung học thông thường nên hòan tòan không có ý định thay đổi nguyện vọng. Sau này, khi Aya vào học trường trung học bị một số học sinh cùng học trường phổ thông cơ sở ức hiếp, chúng tôi mới dần dần hiểu được thâm ý của cuộc viếng thăm đặc biệt của thầy giáo Duma hôm đó.

Hai người bạn thân rất tốt, giúp đỡ Aya rất nhiều từ hồi học tiểu học đều đồng thời ghi tên đăng ký thi vào trường Quofenzhongyàng. Có lẽ sau khi xem danh sách đăng ký dự thi của học sinh, thầy Duma có cảm giác không yên tâm nên đã đến tìm chúng tôi để thuyết phục chúng tôi thay đổi nguyện vọng .

Qua kinh nghiệm lần này, chúng tôi mới cảm nhận được sâu sắc một điều : khi các học sinh phải đối mặt với các kỳ thi quan trọng, có thể gặp được một thầy giáo chủ nhiệm tốt là điều hết sức quan trọng.

SỰ KIỆN ÁO SÁT NÁCH

Aya cùng các bạn tham dự một cuộc dã ngoại chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Buổi sáng hôm khởi hành, Aya căng thẳng vô cùng, nên ăn sáng bị mắc nghẹn. Tôi thì vốn chậm chạp nên cứ giục Aya “nhanh lên, nhanh lên con” mà mình thì chẳng có bất cứ một hành động nào. Khi đến địa điểm tập trung, mọi người đều có mặt đông đủ. Mọi người đều nhìn, khiến hai mẹ con chúng tôi cảm thấy khó nghĩ, tôi có cảm giác mọi người đang trách một bà mẹ vô dụng như tôi.

Lần trước con cũng tham gia dã ngoại, xa ba mẹ ba ngày hai đêm, đó là chuyến tham quan kết thúc cấp tiểu học. Lần này, vừa bắt đầu chuyến đi đã không thuận lợi khiến tôi có cảm giác bất an. Một phần vì lần này Aya vào học phổ thông cơ sở, con đã lớn hơn nên không thể coi thường. Tuy nhiên, dưới sự giúp đỡ của thầy giáo và các bạn, con bình an vô sự trở về nhà sau ba ngày đi xa, lại còn mua đặc sản về cho ba mẹ, các dì nữa.

Hôm đi đón con, tôi hòa vào đám cha mẹ học sinh đang đứng ở sân trường chờ các con trở về, từng đứa từng đứa bước xuống xe, nét mặt lộ vẻ mệt mỏi. Vừa nhìn thấy tôi con nói : “mẹ ơi, mệt quá!”, vừa tháo bỏ hành lý. Sức khỏe của con không được như các bạn khác nên con có vẻ mệt mỏi hơn nhiều.

Có điều, tôi đã nghe một bà mẹ khác đến đón con hỏi rằng : “Nhìn các con mệt mỏi quá, có chuyện gì xảy ra vậy?”. Câu hỏi đó khiến tôi càng lúc càng hòai nghi.

Sau khi tắm nước ấm, mọi mệt mỏi dần được xua tan, tinh thần thoái mái hơn Aya bắt đầu kể từ từ những việc xảy ra trong chuyến đi. Trực giác của cha mẹ rất đúng, quả nhiên là có chuyện. Hóa ra, buổi tối ngày đầu tiên của chuyến đi, có rất nhiều nữ học sinh mặc những chiếc áo sát nách kiểu dáng khác nhau, bị thầy giáo yêu cầu thay áo, không ngờ những học sinh này không tiếp thu yêu cầu của thầy, kiên quyết phản đối đến tận đêm khuya.Tòan bộ học sinh nữ tập trung lại một phòng, thể hiện tinh thần tập thể, hơn nữa những “bất bình” của tuổi mới lớn được tích lũy lại nay mới có dịp thể hiện , khiến quá trình phản đối càng lúc càng kéo dài. Mặc dù Aya có kể về những cảnh đẹp, những địa điểm đòan đến tham quan nhưng sự kiện phản đối tối hôm đó đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng con.
– Thế này mẹ ạ, thật sự lúc đó rất giống “khủng bố”, tất cả các bạn nữ đều tập trung lại và kháng nghị rất nhiều việc với thầy giáo.

Con dường như cảm thấy khó khăn vì không biết làm thế nào để diễn đạt cho hết cảm giác của mình khi gặp sự việc như vậy:
– À, đúng rồi, mọi người giống như là đình công, cứ ngồi im lặng rất lâu
– Thế này con ạ, sự việc lần này cũng là bài học kinh nghiệm rất tốt.

Nghe thấy từ “đình công” mà con không dễ gì nói ngay được, tôi thở phào nhẹ nhõm.
Theo cách nói của Aya, có thể thấy bọn trẻ học phổ thông cơ sở đang trong giai đoạn bước vào tuổi dậy thì, khi phải đối mặt với áp lực thi chuyển cấp, sẽ dễ dàng phát sinh thái độ phản kháng. Nhưng tôi cũng tin rằng, một đứa trẻ vốn thụ động như Aya khi tham gia vào hoạt động phản kháng với các bạn, cảm nhận được ý nghĩa của cuộc phản kháng, sẽ có lợi nhất định cho sự trưởng thành của con.

Trẻ em khi được sống tập thể trong trường học, là bước chuẩn bị cho cuộc sống xã hội trong tương lai. Những hành động nói trên giúp cho người lớn hiểu được diễn biến tâm lý của bọn trẻ, cũng là cách các em giúp cho người lớn, cha mẹ có cái nhìn cởi mở hơn trước những hành động “không vâng lời” của trẻ ở nhà, đó cũng là sợi dây nối kết cha mẹ gần gũi hơn với con cái, tránh cho con cái vượt quá xa tầm nhìn của cha mẹ.

Tôi tin các thầy cô giáo cũng dự đóan được từ đầu đến cuối hành động phản kháng với quy mô lớn của các học sinh nữ. Nhưng khi họp phụ huynh, các thầy cô giáo lại dùng giọng điệu đảo Bier mắng những học sinh cấp này là “không có não!” Câu phương ngôn được các thầy giáo nói khi không tìm được cách nói nào thích hợp. Rốt cuộc, ý muốn nói những đứa trẻ này rất “rách việc”. Thầy Duma cuối cùng kết luận một câu giống như “diễn viên kịch chạy quanh sân khấu”: “Tình cảm của học sinh nam và học sinh nữ đều rất tốt khiến các em nghĩ rằng tình cảm đó cũng giống như tình cảm giữa cha và mẹ các em
Người lớn đau đầu nhức óc vì thái độ “phản kháng tập thể” của các em , thì tinh thần đồng tâm hiệp lực tập thể của bốn lớp đó laị được các em thể hiện trong đại hội thể dục thể thao. Trong khi phụ huynh lo lắng, thì hành động đẹp đó của các em đã mang lại sự thành công rực rỡ cho đại hội thể thao. Aya cũng vì thế mà nỗ lực hòan thành những phần thi đấu mang tính tập thể, nhất là môn chạy đối kháng tập thể giữa các cấp, con cũng hòan thành nhiệm vụ của mình khi đầu gối vẫn còn đau, góp phần vào sự thắng lợi của khối mình.

 

“ĐÚNG LÀ GIÁO VIÊN TỐT”

Tôi nhận được điện thoại của bác sĩ Tianzhongyang – làm việc ở Trung tâm tư vấn nhi đồng – nói tiện đường công tác sẽ ghé thăm trường phổ thông Richansan. Lúc đó Aya đang bận tối mắt tối mũi luyện tập cho buổi “lễ văn hóa”.

Sau khi đi tham quan dã ngoại bốn ngày trở về, Aya chỉ được nghỉ ở nhà có một ngày là phải đến trường. Có điều, khi con vừa đến chỗ rẽ cuối con dốc trên đường đến trường thì bị ói, đứng không vững, may có bác hàng xóm nhìn thấy đỡ Aya về nhà. Tôi đành gọi điện thoại đến trường xin cho con nghỉ một ngày, đến ngày hôm sau tôi cũng không nghe thấy con nói “phải đến trường” như mọi khi. Thời gian đó đúng là dịp luyện tập cho buổi lễ văn hóa của trường, không biết con có cảm thấy tủi thân vì phải ngưng tập nhạc hay không. Từ khi học lớp năm tiểu học, Aya đã bắt đầu tập thổi sáo. Vì luyện tập thường xuyên nên tim Aya bắt đầu xuất hiện những âm lạ, nên sau này con ngừng tham gia đội nhạc. Nhưng để tìm được người có tố chất văn nghệ tham gia đội nhạc cũng khó nên con đành phải tiếp tục luyện tập. Đội nhạc muốn Aya được tham gia nên suy nghĩ tìm một nhạc cụ thích hợp khác cho con, và cuối cùng để con luân phiên diễn tấu với nhạc cụ gõ.

Khi biết con sẽ tiếp tục tham gia đội nhạc, tôi nghĩ tay chân con chậm chạp, phải lần lượt diễn tấu với vài nhạc cụ gõ theo đúng tốc độ, không chừng lại có bao nhiêu khó khăn? Là mẹ của Aya nên tôi hiểu, nhưng một cô giáo trẻ mới tốt nghiệp ra trường dường như không có cách nào để cô tưởng tượng được hết vấn đề. Có điều, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, ngược lại với suy nghĩ của tôi Aya đã biểu diễn thành công liền một lúc hai bản Eine Kleine Nachtmusik và In a Persian Market trong buổi lễ văn hóa của trường.

Bốn, năm ngày sau cuộc gọi, bác sĩ Tianzhongyang đến thăm, tôi đã rất vui vì được phụ trách đón tiếp ông. Lúc đó, bác sĩ đang điều tra khảo sát tình hình học tập sinh hoạt của các trẻ mắc Down Syndrome trong trường học, phạm vi cấp thành phố. Khi chúng tôi đến trường, đúng lúc đang diễn ra buổi sinh hoạt tập thể, các học sinh đang hội ý. Mỗi một học sinh tự phát biểu cảm tưởng của mình để thảo luận. Sau khi giới thiệu bác sĩ với các em, chúng tôi đứng xuống cuối phòng dự cuộc thảo luận của các em. Thật may, đến lượt Aya phát biểu: “Phải liên tục biểu diễn với một số nhạc cụ gõ khiến tay chân mình lóng ngóng, nhưng mình rất vui vì bản thân đã làm được”. Câu trả lời của con khiến chúng tôi nghĩ con là một đứa trẻ hòan tòan bình thường. Trong một số tiết học mà bác sĩ dự giờ, các học sinh khác cũng có biểu hiện hết sức tự nhiên, đặc biệt là các học sinh nam cũng không có thái độ khác lạ nào đối với Aya, khiến chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Cuối buổi gặp, bác sĩ Tianzhong chụp ảnh chung với các bạn cùng lớp Aya, ông cũng chụp riêng với Aya hai, ba bức ảnh làm kỷ niệm. Bác sĩ nói : “Các thầy cô giáo thật tốt” với một giọng cảm kích.

Khi Aya ra đời, bác sĩ Tianzhong làm việc ở khoa Nhi Bệnh viện Đại học, sau này bác sĩ được điều chuyển công tác đến một vài nơi và hiện tại đang làm việc tại Trung tâm tư vấn Nhi đồng tổng hợp. Bác sĩ biết đến trường hợp của Aya qua sự giới thiệu của khoa nhi Bệnh viện đại học. Đây là lần gặp thứ hai sau 15 năm.

Là một bác sĩ nhi nổi tiếng, đã nhiều năm nghiên cứu về trẻ em mắc hội chứng Down, điều khiến ông bận tâm nhất đó là sau khi được các bác sĩ chăm sóc, các trẻ em mắc hội chứng này sẽ nhận được sự đối xử như thế nào khi bước vào học tiểu học. Ông cho rằng, cách tốt nhất là cho những đứa trẻ này được học tập trong một trường học bình thường để phát triển hết khả năng của các em. Aya thực hiện được tâm nguyện của các bác sĩ, là một phát hiện hòan mỹ nhất trong lý luận của ông.

ĐỌC DIỄN CẢM “NGÔI NHÀ NHỎ TRÊN THẢO NGUYÊN”

Tháng mười sắp kết thúc, mùa thu đang đến gần. Một hôm, sau khi Aya tan học trở về nhà, bất ngờ nói với tôi: “Con được các bạn trong lớp cử làm đại diện đọc diễn cảm trong cuộc thi đọc diễn cảm tiếng Anh”. Do đó, con phải bắt đầu luyện tập mới được

Chúng tôi mang tâm trạng bán tín bán nghi , nếu như đọc diễn cảm tiếng Nhật may ra còn hợp lý đằng này lại đọc diễn cảm tiếng Anh, liệu Aya có làm được không?

– Vậy đọc diễn cảm chủ đề gì hả con ?
– Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, mẹ à

Trời ơi, sự việc càng lúc càng khó hiểu đây.

Sau bữa cơm tối, Aya nói: “Con phải ôn luyện một chút đây”, vừa nói con vừa cầm cuốn tài liệu bắt đầu đọc diễn cảm. Vượt qua dự đoán của chúng tôi, còn đọc diễn cảm tương đối tốt, không những thế phát âm cũng khá chuẩn. Nếu như khi tham dự cuộc thi con không căng thẳng, không chừng con làm được. Sau khi chúng tôi cảm nhận được khả năng của con, chúng tôi lập tức mượn băng ghi âm của thầy giáo dạy Anh văn trong trường và tham gia luyện tập với con.

Hai mẹ con tôi, mỗi tuần đều sắp xếp thời gian để xem bộ phim truyền hình nhiều tập “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” phát trên truyền hình, có lẽ vì lý do đấy nên Aya dần dần ngấm nội dung câu chuyện nên cũng khiến cho việc đọc diễn cảm được thuận lợi hơn. Ngòai ra, từ khi bắt đầu nghe phần “tiếng Anh cơ bản” trên kênh NHK đến lúc đó đã được ba năm nên khả năng phát âm của con cũng ngày càng thành thục hơn.

Ngày biểu diễn hôm đó, cũng là ngày tôi vô cùng bận rộn. Sau cuộc họp tôi vội vội vàng vàng chạy đến phòng thể dục của trường. Khi tôi đến đã nhìn thấy bốn, năm học sinh lớp sáu đang thể hiện diễn cảm bằng hình thức đối thoại. Trong số đó có một học sinh nam rất xuất sắc. Sau phần biểu diễn đó, cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay rất nhiệt liệt. Tôi không ngờ, trong số học sinh tham gia lại có người xuất sắc đến như vậy, không biết đến lượt Aya thì thế nào nhỉ. Cảm giác vô cùng hồi hộp dâng lên trong tôi.

Tuy nhiên buổi biểu diễn được tiếp diễn trong không khí không được trật tự , do chỉ có một số học sinh liên tục đọc diễn cảm các học sinh bên dưới bắt đầu cảm thấy tẻ nhạt và tập trung nói chuyện riêng. Trong không khí ồn ào đó, Aya có thể hòan thành buổi biểu diễn được không nhỉ? Sự hồi hộp ban đầu chuyển sang lo lắng. Đúng lúc Aya chuẩn bị đứng lên dời khỏi ghế, cô giáo Tiandai dạy tiếng Anh của trường lên tiếng yêu cầu các học sinh giữ trật tự lắng nghe các bạn. Nhân tiện thầy cũng chỉnh lại âm lượng của micro vì giọng của Aya rất nhỏ. Hội trường được lập lại trật tự . Khi Aya bắt đầu đọc diễn cảm , tôi thầm cầu nguyện trong lòng, bất luận là phát âm hay ngữ điệu như thế nào chỉ cần con không bỏ cuộc giữa chừng là tốt lắm rồi. Hình như các bạn của Aya ngồi trong hội trường cũng có suy nghĩ giống tôi. Có thể, những lúc bình thường Aya khiến mọi người lo lắng, nên mọi người đều có tâm trạng hồi hộp phập phồng trong lúc ngồi nghe Aya biểu diễn. Ai cũng vỗ tay thật to hoan hô Aya vì Aya đã cố gắng hòan thành tòan bộ bài đọc diễn cảm chứ không phải vì Aya biểu diễn hay. Nắm bắt thời cơ, sau này Aya vào học khoa văn học tiếng Anh trường đại học nữ đảo Bier, trong quá trình học môn học khiến con đau đầu nhất là làm văn tiếng Anh, thầy giáo Mansell – người dạy Aya môn này chính là cha của học sinh nam xuất sắc nhất buổi biểu diễn đọc diễn cảm hôm đó. Điều này mọi người cho là sự trùng lặp kỳ diệu.

Sau khi buổi thi biểu diễn kết thúc, chúng tôi lập tức đến cảm ơn thầy giáo TianDai : “Aya được thầy giáo quan tâm chúng tôi vô cùng cảm ơn” Điều mà chúng tôi muốn cảm ơn thầy giáo chính là việc thầy đã đem đến cho Aya một cơ hội để tăng tính tự tin của mình và tôi muốn ngay lập tức cho thầy biết điều đó.
Anh chị đừng nói vậy, chọn em làm đại diện của lớp, các học sinh trong lớp không ai có ý kiến phản đối”. Theo cách nói của thầy giáo, việc Aya được chọn là đường đường chính chính. Điều đó khiến chúng tôi kinh ngạc.
Em đọc có lúc nhanh, khi luyện đọc tôi đã nhắc em chậm hơn một chút” “Aya nghĩ nhân lúc còn chưa quên nên vội vàng kết thúc sớm
Buổi biểu diễn kết thúc thuận lợi, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm nên chúng tôi nán lại ngòai văn phòng nói chuyện với thầy giáo trong ánh sáng dịu dàng của mặt trời mùa thu.
Kỳ thực trong lòng Aya biết rất rõ, chỉ cần đợi thêm 20 đến 30 giây nữa, là có thể nghĩ ra đáp án.
Đúng là thầy giáo đã từng tiếp xúc qua với học sinh mặc hội chứng Down nên thói quen và cá tính của Aya thầy có thể dễ dàng nắm được.

Ráng chờ 20 đến 30 giây nữa” đối với Aya mà nói là một sự kiện rất quan trọng, tuy nhiên, chúng tôi là những bậc làm cha làm mẹ có lúc cả một chuyện nhỏ như vậy mà cũng không làm được. Do đó, nghe câu nói của thầy trong lòng tôi cảm kích vô hạn. Một lần nữa, tôi lại cảm nhận sâu sắc rằng còn rất nhiều người có cách thể hiện sự quan tâm đến Aya một cách tinh tế, họ đã kết hợp với sự cảm nhận của Aya cố gắng thúc đẩy Aya phát triển.Ngày mùa thu trong trẻo đó, là một ngày khó quên đối với mẹ con tôi. Trong cuốn lưu bút kỷ niệm ngày tốt nghiệp phổ thông cơ sở con viết : “Ba năm học phổ thông là quãng thời gian rất quan trọng đối với mình. Lúc vừa nhập học, mặc dù mình cảm thấy lo lắng , nhưng khi tham gia Chạy maratong, đại hội thể thao, lễ văn hóa, cố gắng thi chạy tiếp sức ….. được cùng các bạn trải qua những ngày tháng qua, cuối cùng mình cũng dần thích ứng.

Mặc dù sức khỏe của mình không được tốt, môn thể dục không đủ sức khỏe nhưng được các bạn và các thầy cô giáo giúp đỡ, bất luận là đại hội thể dục hay cuộc thi chạy maratong ba năm qua mình đều tham gia và cố gắng thực hiện hết nhiệm vụ, nên mình cảm thấy thật thoải mái.

Ngoài ra, cuộc dã ngoại tốt nghiệp cũng là một hồi ức vui vẻ đối với mình.Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng mình đó là cuộc thi đọc diễn cảm tiếng Anh. Khi đứng trong hội trường, lúc đầu mình cảm thấy căng thẳng nhưng khi kết thúc mọi người đã dành cho mình một tràng pháo tay, khiến cả cuộc đời này mình cũng không thể nào quên

Đến giai đoạn này thì chúng tôi đã chấp nhận như một lẽ đương nhiên, Aya cũng giống như những đứa trẻ bình thường khác có thể hòa nhập với các bạn trong trường phổ thông cơ sở. Nhưng trong lòng chúng tôi cũng hiểu rõ, sự trưởng thành của Aya không phải chỉ dựa vào nỗ lực của con, tự nhiên mà tiến bộ đến mức độ này. Chúng ta cần phải nắm bắt mỗi một cơ hội đến với mình và cố gắng phát huy nó ở giới hạn cao nhất, đó là động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi người. Rốt cuộc, Aya phải bắt đầu từ khi nào, như thế nào để có đầy đủ mọi cơ hội phát triển? Đó là câu hỏi mà chúng tôi lúc nào cũng phải suy nghĩ đến.

CUỘC THI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc thi chạy cuối cùng của Aya ở trường phổ thông diễn ra vào một ngày rét đậm. Đến trường, tôi nhìn thấy các thầy cô giáo đều mặc quần áo kín mít từ đầu đến chân, chỉ chừa có đôi mắt. Những đợt gió lạnh buốt thổi vi vu trên sân trường, chỉ có những học sinh tham gia cuộc thi chạy mới thể hiện sức sống của tuổi trẻ. Thời tiết lạnh giá như vậy nên hầu như không có phụ huynh nào xuất hiện.

Trước giờ khai cuộc, tôi đến bên cạnh Aya và nói với con: “Aya, mẹ đứng đây đợi con nhé. Đã học đến lớp tám rồi, một mình chạy trên đường cũng không thành vấn đề, con phải cố gắng chạy về đích nha. Mẹ đợi con đấy”. Aya vừa gật đầu vừa khởi động và tiến tới chỗ tập trung.

Các học sinh nam chạy trước, mọi người cũng dần dần xuất phát. Khi đòan chạy ra khỏi cổng trường, Aya là người chạy cuối cùng. Nhớ lại hồi đầu khi Aya mới bước chân vào trường phổ thông, cuộc thi chạy đầu tiên cô giáo Erchuan đã kèm con về đến đích, lần này cô đang nghỉ thai sản.

Khi Aya tốt nghiệp phổ thông cơ sở cô Erchuan vẫn còn đang nghỉ thai sản. Sau đó chúng tôi chỉ liên lạc qua điện thoại. Ngày 26/12/1995 khi chồng tôi nhận chức trưởng ban nghiên cứu giáo dục dân gian chín khu vực, chúng tôi đã gặp lại cô giáo sau bảy năm xa cách, lúc này Aya đã là sinh viên đại học. Gặp nhau chúng tôi vui mừng ôn lại những kỷ niệm cũ, khi tôi nhắc đến việc cô giáo đã chạy kèm Aya về đích, Aya vẫn còn giữ cuốn nhật ký ghi lại việc đó, cô giáo rơm rớm nước mắt nói: “Năm đó khi em muốn chạy kèm cháu về đích chị đã nói rằng : thời tiết rất lạnh không dám làm phiền cô giáo, cô cứ để cháu chạy về đích một mình. Đúng là một việc em không thể nào quên

Dưới sự cố gắng hết mình vận dụng các phương thức nuôi dạy Aya, vì bệnh nên có đôi lúc con không được bình thường như các bạn cùng trang lứa khác, đôi khi con có những hành động tự do tùy tiện khiến người khác cho rằng chúng tôi quá chiều con. Nhưng có những tình huống tôi còn nghiêm khắc hơn ba Aya. Để cho con tham gia cuộc thi chạy với cái chân trái không được tốt và dưới trời lạnh căm căm thế này lòng tôi đau như cắt. Tôi muốn khóc, thương con lắm chứ nhưng phải để dòng nước mắt đó lặn vào trong, còn ánh mắt thì dõi theo con đường A ya chạy. Tất cả những điều ấy tôi làm đều vì hy vọng Aya nắm bắt được các cơ hội để phát triển và trưởng thành.

Cái cảm giác đứng chờ con về đích thật khó tả, thời gian như dài vô tận. Tôi bước ra bờ đê để ngóng xem tình hình thế nào, từng đợt gió lạnh buốt thổi vào mặt tôi. Thầy giáo Damu khắp người kín mít áo lạnh chỉ chừa có đôi mắt, nói với tôi: “Năm ngóai cháu nó phá kỷ lục của mình, năm nay nhất định cháu cũng phá kỷ lục”. Nghe câu nói an ủi của thầy, tôi mới đột nhiên định thần trở lại.

Chầm chậm rồi Aya cũng chạy đến được bờ đê, con đường cuối cùng tiến vào đích. Cơ thể con dường như mất thăng bằng, nét mặt biểu lộ sự mệt mỏi, cả người con dướn về phía trước giống như động tác đang bay. “Aya chạy nhưng còn bảo vệ đầu gối” , nghe thấy câu nói của thầy hình ảnh của Aya nhòa đi dưới những giọt nước mắt đang lăn dài trên mặt tôi.

Cuối cùng thì cuộc thi chạy 3 km cũng kết thúc. Từ năm lớp bốn tiểu học Aya đã tham gia những cuộc thi chạy truyền thống như thế này, tính đến nay đã được sáu năm rồi, nên tôi luôn tin rằng những cuộc thi này đã giúp ích rất nhiều khó mà tính được trong sự phát triển của con.

Dưới ánh nắng yếu ớt, không khí có vẻ bớt lạnh hơn, Aya đã hồi phục lại nét mặt bình thường. Nhận lá cờ lưu niệm sau cùng trong tổ nữ học sinh lớp tám Aya cẩn thận cầm trong tay chạy về phía tôi:
– Mẹ ơi, mẹ xem này.
– Aya giỏi quá, con mệt lắm phải không? Chân con có sao không?
– Không sao đâu mẹ.

Thầy Duma đã bấm giờ cho con, so với năm học trước con đã rút ngắn được 10 phút.

Ngày 19/3/1990, Aya tốt nghiệp trường phổ thông cơ sở. Ngày hôm đó, ánh nắng dịu dàng của mùa xuân như dải lụa trải khắp sân trường. Mặc dù chỉ hai ngày sau lễ tốt nghiệp phổ thông các học sinh sẽ được biết kết quả thi vào trường trung học công lập nhưng dường như các em tạm quên đi những áp lực đó, nét mặt các em ngời lên vẻ rạng rỡ, thỏai mái.

Ngày hôm đó tôi đánh rơi mất đôi bông tai bằng ngọc trai rất quý mà tôi đã đeo từ lâu, nhưng tôi không hề tiếc vì tôi đã rất vui mừng, hạnh phúc. Tôi nghĩ, trong ba năm học qua, Aya đã học được nhiều điều quý giá mà không thể mua được bằng tiền. Đó là sự trưởng thành trong tập thể – những thứ đó, vợ chồng tôi không thể mang đến cho con. Tôi cho rằng con người ta dù được sinh ra trong bất kỳ hòan cảnh nào, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng giáo dục tốt sẽ có dịp để thể hiện trong xã hội. Đương nhiên, cho dù các trẻ em này được nuôi dưỡng trong vòng tay của bố mẹ, vẫn hy vọng được vào học ở một ngôi trường gần nhà và nhận được sự giúp đỡ. Trẻ em nếu chỉ được nuôi dưỡng ở trong nhà sẽ không có nhiều cơ hội để học tập văn hóa, giáo dục cơ bản, lễ nghĩa. Đồng thời, các trẻ em gặp khó khăn về phát triển trí tuệ phải làm mọi khả năng để các em được sống, học tập trong một ngôi trường thông thường cùng với các bạn bình thường. Điều này có lợi cho các em bị khuyết tật mà cũng có lợi cho các trẻ em bình thường khác. Những ví dụ thành công đã chứng minh rất rõ.

Cũng có thể nói, bọn trẻ có cá tính, năng lực khác nhau được sống và học tập với nhau, sẽ có kết quả thúc đẩy lẫn nhau, để cho bọn trẻ được phát triển trong nhiều môi trường phong phú. Tôi nghĩ, đó là quyền học tập tập thể trong “Tuyên ngôn quyền học tập của tổ chức Giáo Khoa Văn (dịch nguyên nghĩa tiếng Hán việt – ND) Liên Hiệp quốc năm 1983.

Những điều này chúng tôi rút ra được qua việc học tập, sinh hoạt của con gái chúng tôi ở trường tiểu học, phổ thông và trung học.

KIÊN TRÌ LÀ SỨC MẠNH

Aya trưởng thành khi học trung học cơ sở phụ thuộc rất nhiều vào tính kiên trì của bản thân.

Từ mùa xuân năm lớp hai tiểu học đến năm lớp tám con luôn kiên trì viết nhật ký, từ khi tốt nghiệp bậc tiểu học con luôn kiên trì cùng tôi tập thể dục theo chương trình của đài truyền hình, từ khi học phổ thông cơ sở con bắt đầu học tiếng Anh trên ti vi. Tất cả những hoạt động trên luôn được duy trì nên có tác dụng rất lớn.Hiện nay, Aya đã học tiếng Anh được mười một năm và tiếng Pháp được bốn năm trên ti vi và càng ngày con càng có hứng thú với những chương trình đó. Có lúc con vừa xem ti vi vừa hát hoặc có đôi khi con vừa xem vừa cười lớn.

Theo cách “mưa dần thấm lâu”, duy trì một hoạt động mà không có áp lực thì nhất định sẽ có kết quả. Người ta thường nói “có hứng thú thì mới thành thục” nhưng ngược lại, hoạt động nào cũng dồn dập khiến người ta dễ chán.

Nhưng có nhiều việc chúng tôi chủ động yêu cầu Aya làm. Đó là nhắc nhở con luyện tập năng lực đặt ra kế hoạch. Bắt đầu từ tháng tám khi bắt đầu bước vào bậc phổ thông đến khi kết thúc bậc trung học, Aya có tổng cộng 12 cuốn sổ để luyện tập việc ghi chép những sự việc liên quan đến Aya gọi nôm na là “sổ kiên trì ghi chép”. Để tăng cường giúp Aya luyện tập môn toán – môn mà Aya còn yếu- hai vợ chồng tôi hễ có thời gian là dựa theo tiến độ chương trình, tạo ra từ năm đến mười bài tập cho Aya luyện tập. Cuốn sổ ghi chép riêng cho môn toán, ý nghĩa ban đầu là luyện cho Aya năng lực làm tóan cơ bản. Trang đầu tiên trong cuốn số này – bắt đầu từ ngày 25/9/1986 ghi lại 28 bài tập nhỏ như kiểu : 18 +15 = ?; 46 + 18 = ?; 17 – 9 = ?……… . Đến cuốn thứ 12 năm 1992 thì ghi lại những bài tập hàm số lượng giác hoặc những bài tập phân giải thừa số. Mức độ khó của bài tập cứ tăng dần lên hàng năm.

Mặc dù từ vựng tiếng Nhật và tiếng Anh không phải tốn nhiều thời gian dạy Aya, nhưng môn toán thì ngược lại phải tốn rất nhiều thời gian. Mỗi người đều có sở trường và sở đỏan, đối với Aya , môn toán giống như kẻ thù tự nhiên vậy.

Trước khi học phổ thông, Aya rất khó hình dung về số âm, chính vì thế khi học tới lớp năm tiểu học con bắt đầu luyện tập. Hai cuốn sổ ghi chép khi học tiểu học, trang bìa có ghi “mỗi ngày dùng 5 phút luyện tập” , sau này cuốn số đó đổi tên thành “sổ duy trì ghi chép”. Cái gọi là “luyện tập ghi chép” đó là đặt kế hoặch sử dụng thời gian để không thể “nửa đường bỏ dở” được. Do đó có một số cuốn sổ trang bìa viết “Kiên trì chính là sức mạnh”, có cuốn khác còn ghi “Sự nỗ lực của Aya từ phổ thông đến trung học, tuy có chậm nhưng luôn được duy trì

Tôi thường giao cho Aya hơn 10 bài tập, trả lời đúng tôi đánh dấu tròn, trả lời sai thì tôi đặt ra bài tập khác để tiếp tục luyện. Có những lần, Aya trả lời đúng tất cả, tôi dùng bút đỏ viết chữ “good” để khích lệ con.

Trong thời gian tôi phải đi làm xa, số lần giao bài tập chậm dần. Khi Aya nói “ Ba ơi, không có bài à” tôi lại căn cứ vào những chỗ mà Aya còn yếu trong chương trình học để giao bài cho con. Đối với Aya môn toán không hấp dẫn bằng môn tiếng Anh học trên ti vi. Thực tình, con người thường không thích làm những việc mình không có sở trường. Khi Aya không tiến bộ hoặc mắc đi mắc lại những lỗi đã được chỉ, tôi đã có lúc rất giận Aya, thậm chí còn mắng con, trở thành một người cha không có phương pháp sư phạm. Cho dù như vậy con vẫn không bỏ dở giữa chừng, đó là ưu điểm của Aya.

Đưa những vấn đề ứng dụng thành biểu thức số học, suy nghĩ ý nghĩa đại diện cho số âm, cho đến những tính toán trực quan, làm tất cả những điều đó chúng tôi mong muốn sau khi con hiểu được đầy đủ ý nghĩa sẽ có đáp án chính xác, nhưng cũng rất dễ biến con trả lời máy móc. Có điều, lựa lúc hai cha con chúng tôi cảm thấy tinh thần thần thỏai mái nhất, tôi mới khiêu khích con lý giải vấn đề. Điều này được lặp lại nhiều lần nên tôi phát hiện ra rằng, ngòai tóan học ra, năng lực đọc hiểu những từ trừu tượng của con cũng được nâng cao. Đến tận bây giờ tôi vẫn cho rằng, một ngày nào đó nếu như Aya có hứng thú với môn toán học, tôi sẽ khiêu khích con tiếp.

Khi kỳ thi cuối cùng ở bậc trung học kết thúc, hai bố con tôi nghĩ, đây là lúc tạm thời chia tay môn toán. Tôi gặp thầy giáo dạy toán của Aya, bắt tay thật chặt bày tỏ sự cảm ơn chân thành. Đồng thời, nhìn thấy việc Aya bồi dưỡng tính kiên trì của bản thân, cho dù gặp khó khăn một số môn nhưng quyết không “trốn chạy” khiến tôi cảm thấy sức mạnh để chiến thắng đó là sự nỗ lực của bản thân, có nó bạn nhất định làm được những việc mình mong muốn.

 

CHƯƠNG IV: TRƯỜNG TRUNG HỌC Ở MAKIZONO

ÁP LỰC THI CỬ ĐẦU TIÊN

Đối với gia đình tôi, đặc biệt là đối với Aya việc thi tuyển vào trung học là áp lực đầu tiên. Mọi người phải tham gia vào cuộc chiến mà ở đó có sự cạnh tranh thật sự. Theo lời giới thiệu của thầy Duma, gia đình tôi đến trường trung học huyện Makizono tham quan.

Mặc dù thầy Duma e dè chuyện sức khỏe của Aya, thầy nhắc nhở chúng tôi “Trường nằm trên sườn dốc đó nhé”, nhưng khi lái xe trên đường đến trường được hưởng không khí yên tĩnh nên chúng tôi quyết định để cho Aya thi vào trường này. Có điều, sau này sườn dốc lại trở thành trở ngại không nhỏ cho sức khỏe của Aya. Ngòai ra, không khí ở khu vực trường học rất rét và đúng ngày con gái thi chúng tôi mới lĩnh hội đủ.
Hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở đưa Aya và các bạn khác đi trước, tôi cũng quyết định bắt xe đi theo. Có điều, chúng tôi bắt nhầm chuyến xe trở tới địa điểm tập trung khác, chỉ đến khi vượt quá thời gian quy định tôi mới bắt đầu hoang mang, phát hiện ra tâm lý của mình vẫn chưa thật ổn định khi chuẩn bị cho Aya thi vào trung học công lập, trước tình hình đó, tôi cảm thấy rối không biết xử lý thế nào. Chỉ đến khi đổi sang chuyến xe khác, tôi mới bình tĩnh lại được.

Sách lược” dự thi của Aya hòan tòan dựa vào môn toán học “Chỉ cần giải được hai đề tóan, các môn khác không quan trọng”- trong lúc ra bài cho Aya luyện tập chồng tôi đã nói câu đó. Mỗi ngày Aya luyện giải mười bài tóan.

Đầu vào của trường không khó, chỉ cần nắm vững chương trình phổ thông và có tinh thần thỏai mái là đạt yêu cầu, nhưng môn toán là môn kém nhất của Aya. Chính vì thế đây đúng là trận chiến mà Aya phải vận dụng hết khả năng của mình để chiến đấu.

Đảo Bier đã bước vào tháng ba, không khí vẫn còn nhẹ nhàng chứ những ngày này năm trước những đợt gió rét khiến người ta rùng mình. Các thầy cô giáo đưa học sinh đi thi tập trung trong một căn phòng ấm áp, và tôi cũng ngồi ở đó chờ Aya. Ngồi trong căn phòng đặc biệt này, có thể cảm nhận được sự nhiệt tình của các thầy cô giáo ở đây. Đối với các học sinh đến từ những vùng nông thôn, hòan cảnh gia đình không được khá giả, không đủ điều kiện để học ở những trường dân lập thì ngôi trường công lập này là “thành trì mà họ phải phá”. Aya cũng giống họ. đây là ngôi trường cuối cùng không thể ‘rút lui”.

Kết thúc môn thi cuối cùng, Aya bước vào phòng giáo vụ, mặt Aya tái xanh vì rét và căng thẳng. Thật may mắn là con đã cố gắng khắc phục bản thân để hòan thành kỳ thi đầu vào diễn ra trong hai ngày.

Danh sách học sinh thi đậu được công bố sau lễ tốt nghiệp trung học cơ sở hai ngày. Nếu 10 giờ ngày công bố kết quả mà thí sinh không nhận được điện thoại “rất tiếc, bạn đã trượt” thì có nghĩa là bạn đã trở thành học sinh trung học. Cả nhà tôi như trút được hòn đá tảng đè lên ngực và tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Mang tâm trạng vui vẻ đi gặp các bạn cũ, không lâu sau Aya trở về với bộ mặt thất vọng: “Bạn A bị trượt rồi”, con nói mà nước mắt tuôn rơi.

Tôi và mẹ của A đã đáp xe đợi các con thi tuyển. Đó là người bạn cùng lớp với Aya, cả hai có điểm chung là sức khỏe yếu, cả hai đều được xếp chỗ ngồi ở hàng đầu trong lớp. Thầy Duma yêu thương và quan tâm đến Aya và A như nhau nên trong thâm tâm Aya luôn nghĩ bạn A va mình sẽ được học cùng một trường.

Hai vợ chồng tôi có chung suy nghĩ, điều quan trọng số một là sức khỏe của Aya, ngòai ra, chúng tôi cố gắng hết mình để Aya có điều kiện hòa nhập với tập thể trường học. Trong khi mọi người lo lắng cho kỳ thi của con thì con dường như đứng ngòai cuộc chiến cạnh tranh này. Có lúc, do quá lo lắng tôi đã nói một câu “một mình Aya đi thi, cho dù là ba, mẹ hay bất kỳ người nào cũng không giúp được” nhưng dường như con không mảy may cảm nhận được sự lo lắng của tôi. Một đứa trẻ như con, lần đầu tiên sau khi cảm nhận được “sự tàn khốc” của “cuộc chiến thi cử” đã khóc vì bạn không đậu là lẽ đương nhiên.

Nhớ hồi còn nhỏ Aya rất sợ nghe sấm chớp, mỗi lần trời đổ mưa có sấm chớp là hay cánh tay nhỏ xíu của con lại ôm chặt lấy mẹ. Đến giờ, khi con đã lớn con vẫn còn ghét sấm chớp. Ngày còn ôm đứa bé yếu ớt bám chặt lấy mẹ, run lẩy bẩy khi nghe tiếng sấm tôi không tưởng tượng được có ngày đứa bé đó lại thi đỗ vào trường trung học.

Aya có thể khắc phục được sự cạnh tranh ác liệt của kỳ thi chuyển cấp là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô giáo trường phổ thông, của cậu, của dì, các bạn thân ….. Người tận tâm tận lực giúp đỡ con từ khi Aya vào học tiểu học là anh trai tôi, mười ngày sau khi biết Aya thi đỗ vào trường trung học đã mất vì căn bệnh ung thư.

Ngày 8/4/1991 được sự chúc phúc của mọi người Aya chính thức là học sinh trung học. lễ khai giảng được tổ chức ở sân vận động trong cái rét đầu mùa xuân, trong cái rét cắt da cắt thịt tôi dắt Aya bước tiếp vào “môi trường hòa nhập”, tâm lý bất an bất giác lại đến với tôi.

BỊ BẮT NẠT

Lần đầu tiên bắt tàu đến trường, Aya đeo một cái cặp sách nặng, từ đây con bắt đầu hành trình đi đi về về trên quãng đường từ nhà đến trường trung học. Điểm khác khi học phổ thông là, những người bạn mà con quen chỉ có sáu, bảy bạn, chính vì thế Aya nảy sinh tâm lý bất an, lúng túng khó xử trước môi trường mới, nhưng khi được những người thân chúc phúc thì con đã có thêm dũng khí.

Tuy nhiên, có một số học sinh nữ đáp chung một chuyến tàu với con bắt đầu bắt nạt Aya. Vì mới nhập học, nên các mối quan hệ chưa được thân thiết, một số bạn đã từng học với con ở trường phổ thông thì bị phân biệt, một số học sinh tính tình nghịch ngợm thích thể hiện mình. Việc Aya bị bắt nạt không hẳn xuất phát từ một nguyên nhân mà có nhiều nguyên nhân, sau này thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 10, 11 của Aya nói “ Tôi đến dạy ở trường này mới biết, một số đứa trẻ khi học ở trường phổ thông ở thế yếu, hay bị bắt nạt, sau khi sang trường mới chúng bắt đầu quay sang bắt nạt những học sinh yếu hơn”. Câu nói này của thầy khiến tôi rất nhớ.

Việc bị bắt nạt, hình như là phát sinh sau khi nhập học không lâu, có điều, Aya không nói gì cả. Vào trung học Aya không duy trì viết nhật ký, sổ “nhậ ký của lớp” cũng không có, hơn nữa do khỏang cách xa, nên tình hình cuộc sống của Aya ở trường chúng tôi cũng không được hiểu rõ. Chỉ đến khi Aya bất ngờ nhận được cú điện thoại, phía bên kia hỏi con “có mang hộ cặp sách về nhà hộ không.” Nghe khấu khí cứng của con – từ trước đến giờ chư từng nghe- trả lời điện thọai “Tớ làm sao phải mang về nhà?” chúng tôi mới vỡ lẽ.

Sau này Aya nói với về sự việc lúc đó. “Lúc đó con nghĩ rằng, chắc tại mình không bắt được tàu nên mới gọi con trông hộ cặp sách.” . Mấy đứa học sinh nữ chỉ nhờ Aya trông hộ cặp sách, lúc sau chúng bỏ đi, chờ rất lâu không thấy mấy đứa quay lại. Nếu như lỡ một chuyến tàu, phải chờ nửa tiếng sau mới có chuyến nữa, nếu như Aya không bắt đúng chuyến tàu cố định, nhất định mẹ sẽ lo nên mới để lại cặp sách trên ghế chờ ở nhà ga để bắt tàu về nhà.

Sau sự việc này, mấy ngày sau, khi Aya đi học về, tay bị thương, con vừa khóc vừa nói : “Cặp sách và camen (cặp lồng) mang cơm bị mất ở trên đường ray”. Đến lúc này chúng tôi mới thấy sự việc trở nên nghiêm trọng, dù thế nào cũng phải giải tỏa sự lo lắng và sự an tòan cho con. Ngay lập tức tôi gọi điện thoại cho thấy giáo chủ nhiệm, đồng thời gọi đến nhà học sinh cầm đầu nhóm bắt nạt Aya. Học sinh này không để cho cha mẹ tiếp điện thoại, cũng không để cho chúng tôi gặp được phụ huynh, đúng là một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình khó hiểu. Những đứa trẻ khác, đứa thì không có người lớn ở nhà, đứa thì điện thoại không liên lạc được.

Có điều, các thầy cô giáo thì ứng phó kịp thời khiến chúng tôi yên tâm hơn “Hy vọng Aya đừng bỏ học vì những chuyện như vậy.”. Thầy chủ nhiệm lớp 10 năm đó, cả vợ thầy nữa đều lo lắng nói câu đó. Có lẽ vì bản thân thầy là một thầy giáo bị tật ở chân trái, phải chống gậy khi đứng trên bục giảng nên thầy có sự đồng cảm. Vợ thầy – người mà tôi quen biết ở coop – cũng thường đến bến tàu đón Aya, hoặc khi Aya tan học còn nhắc thầy giáo giúp Aya kiểm tra đồ đạc, vé tàu, những hành động đó khiến Aya cảm động và luôn ghi nhớ trong lòng.

Sau này thầy giáo Gecun nói với tôi “Còn phát sinh một chuyện nghiêm trọng nữa đó là mấy học sinh nữ tống đồ ăn bịt miệng Aya. Sau khi nghe Aya nói tôi giật mình

Khi học Trung học, mẹ phải làm cơm trưa để con mang đi. Vì chồng thường ăn cơm trưa ở trường cho nên lúc đầu việc làm cơm cho Aya mang đi cũng thấy “lích kích”. Sau này tôi lại cảm thấy rất vui khi làm việc này, thậm chí lo lắng về dinh dưỡng của con có khi tôi làm hai phần cơm trưa. Do nhà trường chỉ có một máy bán đồ uống tự động, người chậm chạp như Aya chắc chẳng bao giờ mua được nước uống nên tôi dùng một bình giữ nhiệt nhỏ pha trà ô long bỏ vào bình cho con mang đến trường. Ngòai ra, tôi cũng dùng một mảnh vải sợi bông sáng màu “mặc áo” cho bình trà và cái càmen đựng cơm. Aya thích lắm, luôn đem theo bên mình.

Khi học phổ thông, các học sinh ăn cơm trưa tập trung, nhưng khi học trung học, học sinh chỉ có thể ăn thức ăn nhanh, bánh bao, trái cây bán ở cái xe trước cửa siêu thị, ăn uống qua loa cho xong bữa. Cái khó là ở chỗ đó, nhiều học sinh không được ăn no đã ghen ghét với Aya nên mới tống đồ ăn vào miệng Aya như vậy, hoặc lấy càmen để trên ghế chờ tàu của Aya ném đi? Tôi cứ nghĩ mãi biện pháp giải quyết vấn đề, hay nhờ những học sinh học chung trường phổ thông với Aya và đã từng đến nhà tôi chơi vài lần giúp đỡ.

Tuy nhiên, việc bị bắt nạt không dễ giải quyết như vậy được. Đến lễ thể dục mùa thu, biết rõ Aya vừa trải qua phẫu thuật không để bước được vậy mà những học sinh này còn bầu Aya làm tuyển thủ, những việc như thế liên tiếp phát sinh. Nhưng đến mùa hè năm đó, Aya phải vào bệnh viện chấn thương chỉnh hình phẫu thuật xương chân, trong thời gian nằm viện hai tuần, phải ngồi trên xe lăn con đã hiểu được nhiều điều.Những đứa trẻ điều trị ở đây, có rất nhiều trẻ bị khuyết tật, lại không có cha mẹ, thậm chí có những đứa trẻ đến từ những đảo rất xa, Aya tận mắt chứng kiến sự cô đơn, đau khổ mà những đứa trẻ này phải chịu. Thời gian điều trị ở bệnh viện khiến Aya không thể nào quên, thậm chí đến tận bây giờ, mỗi lần trên đường từ bệnh viện Đại học về nhà con đều muốn ghé qua nơi đó. Quãng thời gian này cũng khiến tinh thần con cứng cỏi hơn rất nhiều.

Những đứa trẻ mắc hội chứng Down phần lớn đều hiền lành, Aya thiên tính đã hiền lành, từ xưa đến giờ chưa biết thù hận ai. Nhưng sau khi bị bắt nạt liên tục, Aya cũng tỏ thái độ cứng rắn của mình. Một buổi sáng khi được ba trở tới bến chờ tàu, ba Aya đã rất ngạc nhiên khi Aya không thèm chào hỏi những bạn này, khi ba hỏi sao không chào bạn, Aya đã trả lời “Con phải cố gắng, tuyệt đối không thể thua bọn nó

Gần đây, xã hội bắt đầu quan tâm đến vấn đề bắt nạt bạn trong trường học, đài truyền hình một số địa phương còn làm phóng sự phỏng vấn. Trong đó thảo luận tìm nguyên nhân tại sao bắt nạt bạn, có hai giả thiết, đó là lý do đặc thù hay chỉ là đùa vui?. Aya lập tức trả lời “Đương nhiên là đùa vui thôi. Nói là lý do đặc thù thì chỉ đứng sau lý do đùa vui”. Cuộc điều tra kết luận, quả nhiên những người trả lời “vì lý do đùa vui” chiếm đa số.

Cách đây không lâu, trong một lần chúng tôi đi tham quan cửa hàng sách tự chọn lớn mới mở ở thị trấn, tôi bất ngờ quay lại sau khi nghe tiếng “Ai ô” của Aya, nhìn thấy hai đứa con gái mặc áo ghi lê đồng phục của cửa hàng sách đang lén lút trốn chạy. “Không cần trốn đâu, lâu lắm mới gặp nhau mà” Aya nói với họ. Lúc sau Aya nói với tôi “Đấy là những bạn trước đây bắt nạt con” .Tôi ngạc nhiên trước thái độ tha thứ của con. Tôi hiểu ý con muốn nói “mặc dù có những chuyện không vui xảy ra nhưng con không nghĩ đến, con chỉ nghĩ những chuyện tích cực mà thôi

Mặt khác, tôi cũng nhận ra một điều những người hay bắt nạt kẻ khác, đến một lúc nào đó cũng phải ăn năn.

XIN LỖI, NHÀ TỚ NGHÈO LẮM!

Một ngày mùa đông khi Aya đang học Trung học, vì sợ Aya bị lạnh nên tôi đã may một cái túi nhỏ ở đằng sau áo sơ mi của Aya và bỏ vào đó một cái bao ấm. Trước giờ thể dục, Aya cởi áo khoác ra, mấy đứa bạn đứng gần thấy vậy cười ầm lên.
– Đây là cái gì vậy? Các bạn khác chạy lại xem.
– Chắc là nhà Aya nghèo lắm.
Bọn trẻ đều nghĩ cái túi trên lưng áo của Aya là một miếng vá.
– Xin lỗi, nhà tớ nghèo lắm.
Aya chỉ có thể cười nói với các bạn như vậy.

Sức mạnh nào khuyến khích Aya có thể tự đi trên con đường của mình? Đến bây giờ tôi vẫn đặt ra câu hỏi đó cho mình. Tôi cũng chỉ có thể trả lời được rằng, đó là từ nhỏ đến lớn Aya không chỉ nhận được tình yêu của ba mẹ mà còn được lớn lên trong môi trường “ấm áp tình người”.

Aya đi học chúng tôi chỉ hy vọng, có thể nuôi dưỡng con trở thành một con người sống tự nhiên thoải mái, có tính cách của riêng mình.

Khi chồng tôi đến đón Aya ở trường, hoặc có lúc tôi họp hội phụ huynh thường nhìn thấy Aya ngồi ăn cơm một mình. Chúng tôi không khỏi băn khoăn trước việc đó.

– Chẳng lẽ không có bạn nào mời con ăn cơm cùng sao ?
– Các bạn có mời con, nhưng các bạn đều ăn rất nhanh, con ăn không kịp các bạn, một mình con ăn cảm thấy tự do.

Lúc còn nhỏ Aya ăn nhanh một chút là ói , do đó lâu dần hình thành thói quen ăn chậm. Mặc dù các bạn ngồi cùng bàn rất quan tâm đến Aya, nhưng khi các bạn ăn xong liền thu dọn bàn ghế và ra ngoài sân chơi.

Tôi cũng là một người làm việc chậm chạp, đôi khi tôi nghĩ việc đó làm phiền tới người khác, có lẽ Aya cũng suy nghĩ giống tôi, ăn một mình thì cũng không hề gì.
Chúng tôi nghe Aya nói “một mình con ăn chầm chậm cũng không hề gì” cũng cảm thấy yên tâm và thanh thản.

Khi Aya bắt đầu cố gắng duy trì những nhịp điệu phát triển của bản thân, thì cũng là lúc trách nhiệm quản lý của tôi đối với Coop đi vào giai đoạn cuối.

Trong hoạt động kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Co.op, tôi phụ trách chỉ đạo tập luyện vở kịch “WARABIZA” với mục tiêu công diễn thành công.

Buổi công diễn kết thúc, các công việc hòan tất tôi về nhà khi đồng hồ điểm hơn 12 giờ đêm. Aya chờ mẹ không được đã đi ngủ trước nhưng con để lại trên bàn một mẩu giấy viết “Mẹ vất vả quá. Trong một ngày mưa rét mà mẹ hết nhận điện thoại lại chạy đôn chạy đáo lo công việc, răng mẹ lại đang đau, mẹ đã cố gắng rất nhiều. Con và ba rất vui và cũng hy vọng vở kịch công diễn thành công. Trong thời gian này mẹ thật vất vả!

Tính tình Aya hiền hậu, trong mỗi bước thành công của tôi luôn có sự ủng hộ gián tiếp của con.

Khi Aya học lớp 11, tôi nhận thấy nội dung các môn học ngày càng khó hơn nhưng tôi cũng không cho Aya đi học thêm cũng không mời giáo viên về nhà dạy mà tôi hy vọng với khả năng của mình có thể kèm Aya học ở nhà. Với suy nghĩ đó tôi quyết định từ chức quản lý Coop.

NUỐT ÂM À?

Vào cấp ba, môn học tự chọn của Aya là âm nhạc. Vì sao lại chọn âm nhạc? Nguyên nhân không phải là do con giỏi về môn này, nhưng vì thưởng thức âm nhạc là điều con thích nhất so với bất cứ điều gì. Nói khoa trương một chút, thậm chí chỉ cần nói đến âm nhạc phần lớn mọi người đều thích.

Có một ngày, lúc tan học về vừa bước đến thềm nhà con đã nói với tôi : “Buổi học âm nhạc hôm nay, bạn Shanguyan hỏi con : Aya có phải bạn nuốt âm không?

Nghe giọng nói của con tôi biết Aya không có gì là thất vọng mấy nhưng để một bạn trai hỏi câu đó thì cũng hơi ngượng. Trước đây tôi đã từng nghe nói trẻ mắc hội chứng Down không hát được, và cũng đã chuẩn bị tâm lý về điều này rồi. Có điều, khi hai, ba tuổi con bắt đầu tập nói, chúng tôi thường hát những bài đồng dao, sau khi Aya vào học tiểu học, trên con đường đưa con đi đi về giữa Bệnh viện Đại học và nhà, ba người chúng tôi thường hát những bài hát thiếu nhi, nhưng trong một bài hát ngắn thì hiện tượng nuốt âm không biểu hiện rõ lắm.

Khi Aya học những năm cuối tiểu học, những bài hát mà Aya hát đều ngắn dễ lướt qua, nhưng đến khi vào học cấp hai, phần lớn các học sinh đều bước vào giai đoạn đổi giọng, không quá khó để hát, do đó hiện tượng nuốt âm của Aya trong giai đoạn này cũng không rõ lắm. Phần lớn những người dễ nuốt âm, thanh âm thoắt cao thoắt thấp, âm vực tương đối rộng, nhưng tình trạng của Aya lại là thấp âm độ. Do đó, khi tham gia đòan hợp xướng cô giáo nói “những âm thấp Aya hát rất khá”, tôi cũng cười và nói với cô rằng: “Đó là do con hát không nổi

Trong thời gian này, tôi đọc được thông tin của những học giả nghiên cứu về hội chứng này cho rằng : đa số những trẻ em mắc hội chứng này thanh âm bị “điếc”, nhưng âm sắc thì tương đối thấp. Tôi đã mang cái băng thu giọng nói của Aya khi được ba, bốn tuổi nghe lại sau mười năm tôi bỗng giật mình. Con dùng giọng trầm để gọi ba.

Con dùng giọng trầm để gọi ba “Ba lại đi ra ngòai à?

Chồng tôi thường tranh thủ về nhà giúp Aya tắm rồi lại phải đi làm. Câu “ba lại đi ra ngòai à?” nghe có vẻ giận dỗi, dường như là con hờn trách ba không chơi cùng con, là một câu nói có ngữ điệu rất đặc biệt. Đến nay, Aya vẫn dùng ngữ điệu đặc biệt đó khi nói câu “ba lại đi ra ngòai à?

Sau khi nghe lại đoạn băng đã ghi trước đây tôi phát hiện, giọng của Aya dường như ngày càng có xu hướng cao hơn. Như bình thường, con người càng lớn tuổi thì giọng càng trầm. Nếu như thanh âm của Aya trở nên cao hơn vậy thì có thể dựa vào những tiêu chuẩn về âm cao để chỉnh sửa phần nuốt âm, cũng có thể nói, các bé bị Down cũng có thể hát chính xác những âm chuẩn ở một phạm vi nào đó. Nghĩ sao làm vậy, tôi bắt đầy luyện tập với Aya khi hai mẹ con ở trong bếp, hay ở khỏang sân sau nhà. Những bài hát dùng để luyện là những bài hát đồng dao, đó là những bài cả nhà tôi thường hợp ca khi ở trên xe.

Ngòai ra, còn có rất nhiều những bài hát chúng tôi thường hát trước đây có thể dùng âm cao để hát. Trong những buổi học hát đó, mặc dù những bài hát được rất ít, nhưng nếu như tôi cùng hát với con những bài hát tràn đầy kỷ niệm thì cảm thấy rất hạnh phúc. Những giây phút chăm chú hát theo mẹ những bài hát âm vực cao cũng là động lực giúp Aya trưởng thành (ba Aya nói cái từ “phát triển” nghe ra có cảm giác phân biệt đối xử, nên ba Aya không thích xử dụng). Đến tận bây giờ tôi vẫn có một hy vọng mãnh liệt là các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu mối tương quan giữa việc phát triển với thanh âm của trẻ Down.

Trong buổi diễn thuyết tiếng Anh khi Aya học lớp 12 kết quả đạt được sau những ngày luyện tập miệt mài thật đáng kinh ngạc. Khi nghe Aya đọc diễn cảm với giọng cao trong vắt, đã khiến tôi giật mình ngạc nhiên. Nhớ lại hồi đó, em trai tôi có mặt dự buổi diễn thuyết đã nói “Giọng đọc của Aya nghe rất vui tai”.

Tham gia những buổi lễ văn hoá ở trường cấp ba của Aya, tôi nhận thấy những buổi lễ đó khác xa những buổi lễ trước đây, khi tôi còn là học sinh khiến tôi cảm thấy có chút lúng túng khó xử, đồng thời có chút gì đó hòai niệm. Tôi có cảm giác văn hóa dần bị lơ là. Ngẫm lại, khi tôi là học sinh cấp ba, trong đòan ca nhạc có các bạn đem tinh thần ước mơ trở thành sinh viên nghệ thuật làm mục tiêu biểu diễn , trong nhà tôi vẫn còn một số nhạc cụ có thể biểu diễn được, anh trai tôi lại có thể sáng tác được ca khúc, nên tôi được sống trong bầu không khí đặc biệt đó. Anh trai tôi thường nói, khi vào giai đọan bể giọng không được hò hét lớn, còn nữa, trẻ con được sống trong một gia đình mà bố mẹ sống hòa thuận ít cãi nhau, giọng nói tương đối dễ nghe …..Anh còn dẫn cả số liệu điều tra nghiên cứu để chứng minh, hơn nữa khi có buổi ca nhạc nào anh cũng dẫn tôi đi. Tất cả những điều nói trên đã giúp tôi có kinh nghiệm khi nuôi dạy Aya.

Sau này, những lúc ở nhà (dù có hiếm hoi) tôi đều cùng Aya nghe đĩa “những tác phẩm âm nhạc cổ điển”. Aya vốn dĩ đã yêu âm nhạc, lại được nghe nhạc thường xuyên nên “mưa dần thấm lâu”, đến bây giờ chỉ cần nghe giai điệu đầu tiên con đã có thể nói tên bài. Ngòai ra, loại hình ca nhạc mà con thích cũng tương đối phong phú , cả những bài hát tiếng Anh con cũng rất thích.

 

CẢM GIÁC YÊN ỔN.

Thời gian thấm thoắt trôi, mới đó mà Aya đã vào học lớp 12.

Sau khi phát hiện ra việc Aya bị các bạn ăn hiếp chồng tôi đành phải đưa đón Aya đi học. Mặc dù đoạn đường đi đi về về sẽ dài hơn nhưng nó đem lại cho tôi cảm giác yên tâm, Aya thì không phải đi qua đoạn dốc nên cũng cảm thấy thoải mái, điều khiến con vui sướng nhất là được đi cùng ba.

Trong các môn học, có môn tóan là Aya phải tiếp tục học phụ đạo vào mỗi học kỳ. “Các bài tập ở nhà con làm được, khi đi thi chỉ cần con đừng căng thẳng là ổn” trong lúc phụ đạo cho con chồng tôi thường nhắc nhở Aya câu này.

Vợ chồng tôi nghĩ, nếu như ba năm học cấp ba của Aya trôi qua như vậy thì sẽ không có kỷ niệm đẹp nào lưu lại trong ký ức, cứ thế mà tốt nghiệp thì thật đơn điệu. Do đó, chúng tôi thử khuyến khích Aya vận dụng kinh nghiệm thời còn học cấp hai, tham gia diễn thuyết tiếng Anh trong ngày lễ văn hóa.

Aya nói không biết con có làm được không, mặt khác con cũng lo mọi người không đồng ý cho con diễn thuyết.

Cuộc đấu tranh tinh thần để khắc phục sự tự ti thật không đơn giản đối với Aya, khi Aya nói “con quyết định thử xem”, thời gian chỉ còn mười ngày nữa. Aya đã viết một bài văn nói về cuộc sống của con từ nhỏ đến khi vào học cấp ba dưới sự giúp đỡ của thày giáo dạy tiếng Anh. Thầy giáo còn cho Aya mượn một cái đài để ghi âm, lúc đó chỉ còn có năm ngày nữa là diễn ra lễ văn hóa. Từ đó, Aya mượn phòng trống ở trường để luyện tập và nhờ các bạn cùng lớp làm thính giả; buổi tối vừa ăn cơm xong là Aya vào phòng luyện tập với cái máy cát – xét.

Chúng tôi lo ngại rằng nếu như diễn thuyết bằng tiếng Anh e rằng có một số học sinh trình độ tiếng Anh không tốt sẽ không hiểu hết nội dung bài viết của Aya nên chúng tôi còn sử dụng hình ảnh để bổ trợ.

Thế rồi ngày lễ văn hóa cũng đến, Aya đến trường rất sớm với vẻ mặt lo lắng, tôi tới sau, vội vàng chạy tới hội trường đúng lúc nghe tiếng MC cất lên: “Đến lượt Aya, các bạn im lặng nào!”MC đi tới đi lui nhắc nhở các học sinh trong hội trường. Tôi và chị gái nín thở vì hồi hộp nhưng cũng cảm thấy rất vui.

Khi đứng bên cánh gà nhìn xuống hội trường thấy một số học sinh vẫn đi đi lại lại chưa ổn định chỗ ngồi, Aya bắt đầu run “làm sao bây giờ? làm sao bây giờ?” “đừng lo lắng, không sao đâu. Nhất định sẽ rất thuận lợi”. Tôi nắm chặt tay con sau đó tôi nhẹ nhàng đẩy con ra sân khấu.

Khi vừa ra sân khấu mặc dù nét mặt Aya có căng thẳng nhưng ngay lập tức con cúi đầu giống như hạ quyết tâm bắt đầu diễn thuyết. Lúc đầu, giọng đọc không được lưu loát, nhưng ngữ điệu dần dần có cảm xúc. Ngồi ở dưới, chăm chú quan sát con, nghe con đọc tôi cứ như nghe giọng nói của thiên thần. Phảng phất đâu đó như những âm thanh trong trẻo của con khi con còn là một đứa bé.

Những tiếng thì thầm ban đầu của các học sinh nhường chỗ cho sự im lặng, chỉ còn nghe thấy giọng đọc của Aya.

Sau khi đọc câu kết “Đó là ước mơ của tôi” Aya cúi đầu nói “cảm ơn” và bước xuống sân khấu.

Cả hội trường rộn lên tiếng vỗ tay, các cô giáo trẻ giúp đỡ các học sinh chuẩn bị lễ văn hóa cũng chạy ùa lại chúc mừng, mọi người đều vui mừng. Aya dõi mắt tìm tôi, tôi nhìn thấy giọt nước mắt hạnh phúc đọng trên mắt con, và vẫn câu nói như thường lệ “thế nào hả mẹ?” “tốt lắm, tốt lắm, con đọc diễn cảm lắm”- chỉ mới nói đến đó là nước mắt của tôi trào ra và không nói được gì nữa. Kỳ thực, trong lòng tôi tràn đầy cảm xúc muốn chia sẻ với con rằng con đã diễn đạt đầy đủ suy nghĩ của mình khiến moị người cảm động. Tôi chỉ muốn nói vậy với con, rồi ôm chặt lấy con vào lòng.

Đây là bài viết Aya đọc trong buổi diễn thuyết tiếng Anh.

“HỒI ỨC VỀ CON ĐƯỜNG ĐÃ QUA

“Từ khi sinh ra tôi đã mắc nhiều bệnh. Vì ảnh hưởng của hẹp môn vị và trương cơ lực nên tôi rất hay bị ói, có khi vừa uống xong sữa hoặc ăn xong cháo tôi có thể ói ra thành vòi tất cả thức ăn, một ngày có thể ói mấy lần. Hơn nữa, tôi thường xuyên bị cảm, sốt, nằm xuống cũng có thể ói, do đó có nhiều lần mẹ tôi phải ngồi cả đêm ôm tôi ngủ. 

Đi học mẫu giáo, cơ thể tôi rất yếu, nhiều lúc chỉ có thể ngồi im một chỗ.

Vào tiểu học, bác sĩ nói tôi có bệnh tim, tim của tôi chỉ bằng 2/3 của một đứa trẻ bình thường, chính vì vậy để dưỡng bệnh gia đình tôi phải chuyển về Richangshan – nơi có suối nước nóng.
Khi bắt đầu đi học, đừng nói là bạn, cả đến một người quen tôi cũng không có, mỗi tuần lại còn phải đến bệnh viện để kiểm tra, phải trải qua những ngày đau khổ. Có điều, được sống trong môi trường trong lành có mạch nước nóng và có rừng nên cơ thể của tôi dần dần hồi phục hơn nữa được sự khuyến khích của các thầy cô, bạn bè và gia đình, năm lớp bốn tôi đã tham gia cuộc chạy thi 600m và đã chạy hết được hết quãng đường đó để về đích.

Sau khi vào cấp hai, năm lớp bảy tôi được các bạn cử đi thi đọc diễn cảm bài văn của mình. Đó là lần đầu tiên tôi đọc diễn cảm trước đám đông, nhưng kinh nghiệm của lần đó khiến tôi tự tin hơn rất nhiều. 

Khi học lớp tám, tôi tham gia cuộc thi chạy maraton của trường và đã chạy hết quãng đường dài 3km. Lúc đó, đầu gối bên trái của tôi có một khối u nên khi chạy phải cà nhắc mới có thể chạy nổi, nhưng đó cũng là quãng thời gian tuyệt đẹp khi tôi học cấp hai.
Ngòai ra, tôi còn được các bạn cử làm đại diện cho lớp tham gia buổi diễn thuyết bằng tiếng Anh, khi tôi đọc xong bài diễn thuyết của mình, cả hội trường đã dành sự cổ vũ nhiệt liệt cho tôi, tình cảm của mọi người ngày hôm đó, cả cuộc đời này tôi không bao giờ quên.

Sau khi vào trường cấp ba, vì phải mổ khối u ở đầu gối mới có thể ngồi được nên tôi đã chọn môn học trà đạo để tham gia hoạt động ngọai khóa. Hàng ngày, trên con đường ba đưa tôi đi học, tôi được ngắm cảnh đẹp bốn mùa khiến lòng tôi thư thái. Hiện tại, tôi đang có mục tiêu thi vào đại học và sẽ đi học phụ đạo vào thời gian sớm nhất.

Ở trường mình, tôi may mắn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè. Tôi sẽ cố gắng nỗ lực hơn nữa để không phụ công của mọi người, hy vọng có một ngày tôi sẽ đóng góp được công sức của mình giúp đỡ những đứa trẻ khuyết tật.

Cảm ơn các bạn, các thầy cô đã lắng nghe.

Ngày  29/10/1991”

Lễ văn hóa kết thúc sau hai ngày diễn ra các họat động. Trong bài phát biểu bế mạc, thầy giáo đọc diễn văn đã khen ngợi Aya, thầy nói rằng bài diễn thuyết của Aya đã khiến thầy xúc động sâu sắc và trao phần thưởng duy nhất cho Aya. Quá bất ngờ nhưng Aya vô cùng vui sướng.

Những người dự lễ văn hóa không ai biết được những lo lắng, băn khoăn của Aya trước khi buổi lễ diễn ra nhưng sự thành công của Aya đã khiến mọi người cảm động. Ngược lại, Aya cũng trải qua những giây phút khó quên. Trải nghiệm đó không những giúp Aya trưởng thành mà còn “cải thiện bầu không khí xung quanh” khiến mọi người hiểu hơn về Aya và cũng tăng cường quyết tâm theo đuổi mục tiêu thi đại học của Aya.

Lễ văn hóa năm Aya học cấp ba, tôi đánh giá là một lễ thành công và có ý nghĩa khi nó được các thầy cô giáo trẻ đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức.

 

XA CÁCH 12 NĂM

Các trường đại học mà học sinh cấp ba vào học đều tuyển sinh theo cách xét chọn, nhưng tiêu chuẩn trường đại học mà Aya có nguyện vọng muốn vào là điểm số bình quân trong năm giai đoạn của cấp ba phải đạt 3,5 trở lên. Đối với một học sinh có thành tích thấp về môn toán và môn thể dục như Aya thì tiêu chuẩn trên cũng tương đối khó. Hơn nữa, các môn tự nhiên như môn sinh vật, đặc biệt là môn vật lý và môn hóa học hai mẹ con tôi đều gặp khó khăn.

Thời tôi học cấp ba, môn tự nhiên chỉ chọn sinh vật và địa khoa, nên tôi cũng rất kém khi phải hướng dẫn Aya học. Tôi thường xuyên dán mắt vào cuốn giáo trình, chỉ biết phần này rất quan trọng, những lúc làm không được đành phải dựa vào trí nhớ của Aya. Cho dù như vậy, trong tình trạng không hiểu gì, cũng rất khó đánh giá.

Trong lúc đang băn khoăn tìm hướng giải quyết, tôi chợt nghĩ ra một cách, dựa vào sở thích âm nhạc của Aya, đặc biệt là những bài hát đồng dao mà Aya thích hát từ nhỏ đến lớn. Không ngờ, có kết quả liền, Aya không những thoái mái về tư tưởng mà còn có thể vận dụng học thuộc bảng tuần hòan hóa học Mendeleev. Tôi có thể chọc cho Aya cười bằng những câu nói vui của mình nhưng khi tôi đối diện với môn vật lý, hóa học thì nghĩ nát óc cũng không tìm ra đáp án, cuối cùng đành phải đầu hàng. Ngòai cách ghi nhớ bảng tuần hòan hóa học, còn vận dụng linh hoạt vào môn lịch sử Nhật Bản khiến điểm số bình quân của Aya cũng tăng lên đáng kể.

Lúc đó, cách học thuộc lòng hòan tòan để đối phó với thi cử, tôi vẫn cho rằng cách đó không có ích trong thực tế, nhưng khi Aya chính thức vào đại học, khi học lịch sử thế giới và lịch sử Nhật bản, có thể lấy từng chút kiến thức liên kết lại thành mạch.

Ngoài ra, nội dung thi còn bao hàm viết tiểu luận và vấn đáp. Những môn thi này phải ôn tập đầy đủ mới có thể thi tốt. Điều khiến tôi đau đầu nữa là, tốc độ viết của Aya rất chậm. Đặc biết, nét chữ của Aya rất nhẹ nên chữ khó đọc. Trong một khỏang thời gian giới hạn có thể viết được bao nhiêu, có ổn định tâm lý để viết văn có nội dung , đối với Aya lại là một thử thách thứ hai.

Một mùa thu lại đến, những dãy núi bắt đầu chuyển sang màu đỏ, màu vàng của lá, trong một năm đây là mùa đẹp nhất. Chồng tôi vẫn hàng ngày đưa đón Aya đi học, tôi nghĩ đây là quãng thời gian tinh thần Aya ổn định nhất trong thời gian học trung học và cũng là khỏang thời gian hạnh phúc nhất của con.

Với tinh thần ổn định như vậy, những bải tiểu luận mà Aya luyện viết hàng ngày có sự tiến bộ rõ rệt, nội dung được viết trong khỏang thời gian quy định cũng dần dần được tăng cường.

Giai đoạn Aya vào học đại học, còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người hơn thời học cấp ba. Gia đình anh trai tôi thường xuyên tới chùa ở Kyoto cầu nguyện cho Aya.

Khi giao nộp đơn xin nhập học, tiếp xúc với vợ chồng tôi thầy giáo hướng dẫn Hongkou cứ do dự không biết có nên ghi rõ bệnh tình của Aya vào hồ sơ hay không. Bởi vì Aya đồng thời mắc nhiều bệnh, các bệnh khác thì không nói làm gì, điều khiến chúng tôi do dự không quyết định được là có nên viết cụm từ Hội chứng Down hay không. Chúng tôi tìm ở Nhật bản chưa có trường hợp nào một học sinh mắc hội chứng Down vào đại học.

Gần đây, Aya nói với ba một câu rất có ý nghĩa “Ba à, đối với con người không thể dĩ tiên vi chủ (không phải nhận thức, quan niệm nào được tiếp thu trước cũng thường chiếm ưu thế)”. Vì thế, nếu chỉ vì cụm từ “Hội chứng Down” mà con không được học đại học thì thật đáng tiếc, điều này khiến chúng tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, chúng tôi tìm ra một giải pháp là đến Trung tâm tư vấn tổng hợp của bệnh viện nhi xin ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ Tianzhong – người đã ít nhiều nghiên cứu về HC Dow đã viết một giấy giới thiệu như thế này:

“Kết quả trị liệu trong thời gian gần đây chỉ ra rằng, cách nhìn nhận về Hội chứng Down đã có nhiều thay đổi. Nhưng, do cách nghĩ của moị người xung quanh về sự khác biệt, hơn nữa do cách tiếp thu của mọi người khác nhau nên kết quả không tốt như dự đoán, đó là sự thực. Nguyên nhân chủ yếu, là do phương pháp mang tính quyết định trong những vấn đề đa dạng hóa đến nay vẫn chưa được xác lập. 

Tuy nhiên, Gia đình Akiko đã đem lại cho chúng ta một thực tế hòan hảo. Aya đã phát triển hết khả năng của mình trong một gia đình luôn có niềm tin, tôi cũng tin tưởng vào sự trưởng thành sau này của Aya.

Mặt khác, đối với cá nhân Aya, tôi cho rằng hòan tòan không nên gắn mác Hội chứng Down cho cháu, mà hãy xem cháu như một học sinh cấp ba bình thường khác. Tôi hy vọng trong tương lai xã hội có cách suy nghĩ như vậy.

Tôi tha thiết mong các vị dành cho một nữ sinh trưởng thành trong hòan cảnh như vậy sự giúp đỡ, khuyến khích và tôn trọng.

Cảm ơn các vị – Bác sĩ Khoa nhi , TianZhongyán”

Bức thư này làm tăng dũng khí cho chúng tôi, chúng tôi đã gửi kèm bức thư này vào hồ sơ đăng ký dự thi đại học Trường nữ Kagoshima cho Aya. Có điều, lúc đó Aya chưa hề biết mình mắc Hội chứng Down.

Chúng tôi tới ngôi trường đại học Kagoshima dành cho sinh viên nữ, điều đầu tiên gây ấn tượng cho chúng tôi là quang cảnh rất đẹp của ngôi trường. Mặc dù sống gần đó, nhưng chúng tôi không nghĩ có một nơi đẹp đến vậy. Thời tiết đã vào giữa mùa thu, những dãy núi xa xa, bình nguyên bao la… đã thu hút tầm mắt chúng tôi.

Từ khi Aya học tiểu học đến khi vào đại học, chúng tôi đã cùng nhau chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp, tôi còn nhớ khi mơ màng ngắm cảnh Aya thường nói: “Giá như ở trường không có môn toán học thì hay biết mấy”. Chúng tôi nghe con nói như vậy thường cười vui và hỏi khéo “Thật sự có muốn học ở trường nào không có môn tóan không? Trường đại học nữ không biết có môn toán không nhỉ?” Mơ ước và hiện thực, cuối cùng cũng đến ngày thi.

Ngày 5 tháng 12, vừa bước vào trường thi, Aya cảm thấy lúng túng vì số thí sinh dự thi nhiều hơn tưởng tượng, con đứng ngoài phòng thi tần ngần chờ một bạn cùng trường. Đúng lúc đó, con gặp thầy Jichuan – người thường xuyên quan tâm đặc biệt tới con từ khi con còn là đứa trẻ mới bi bô tập nói, là hàng xóm cũ của chúng tôi. Thầy động viên “Aya, cố gắng lên nhé” vẫn bằng cái giọng ấm áp ngày nào. Aya gật gật đầu và quyết tâm đi vào phòng thi cùng một bạn vừa đến. Cuối cùng , chúng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm nhìn theo bóng của con. Việc bất ngờ gặp lại thầy Jichuan sau 12 năm xa cách ngay tại ngôi trường thầy đang dạy học đối với Aya là sự may mắn lớn. Được nghe thầy gọi tên mình đầy trìu mến như hồi còn bé, mang lại cho Aya không ít hòai niệm khiến con an tâm hơn rất nhiều.

Buổi thi viết văn kết thúc, Aya yên tâm rời khỏi phòng thi. Giờ thi vấn đáp thì do nhân viên hành chính dẫn thí sinh vào phòng. Vì quá căng thẳng nên Aya bị té ở cầu thang. Đối với một đứa trẻ như Aya, con không giỏi diễn đạt những suy nghĩ của bản thân. Trong lúc căng thẳng con không nói được ra suy nghĩ của mình. Nếu như gặp người nào không hiểu sẽ ngộ nhận cho rằng con chẳng biết gì.

Aya nhất định sẽ rất căng thẳng khi thi vấn đáp, tôi nghĩ thầm “Aya, phải cố lên nhé con”. Tuy có chút cực đoan, nhưng tôi cho rằng sự căng thẳng có lợi cho sự phát triển của con, nên cảm giác này hòan tòan cần thiết. Nếu như Aya lần một lần hai chế ngự được tinh thần căng thẳng, con sẽ diễn đạt được bằng lời những suy nghĩ trong đầu. Khi diễn đạt được ý của mình con sẽ tự tin hơn, nên cảm giác đó có sự trợ giúp nhất định cho sự phat triển của con.

Thi cử khiến người ngồi chờ cảm giác thấy thời gian trôi thật chậm. Lúc đầu tôi nghe nói chỉ vấn đáp bằng tiếng Nhật, ai dè thực tế có cả tiếng Anh, do đó khi môn thi kết thúc, Aya lộ rõ vẻ mệt mỏi. Đúng là một ngày dài!

Một tuần sau, trong thời khắc nhận thông báo trúng tuyển, cảm giác vui sướng này cả nhà tôi sẽ suốt đời không thể nào quên. Vì Aya muốn đến tận trường để xem kết quả, do đó cả nhà tôi đã đến trường. Phát hiện bạn học cùng trường cấp ba cũng đỗ niềm vui của Aya còn nhân lên gấp bội.

Nhận lời chúc mừng của mọi người ở khắp nơi, khiến chúng tôi thậm chí không biết trả lời thế nào cho hết, mọi người đều chia vui với chúng tôi.

Cảm giác này cũng được Aya viết trong cuốn sổ lưu bút tốt nghiệp cấp ba.

“Trong ba năm học cấp , tôi có nhiều kỷ niệm đẹp : lễ thể thao, lễ văn hóa và cả buổi dã ngoại tốt nghiệp. Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi là sự kiện đọc diễn văn tiếng Anh trong lễ văn hóa. Do lúc đó, tinh thần của tôi rất căng thẳng. Mẹ tôi cười và đề xuất: “con cứ tưởng tượng những người ngồi dưới khán đài giống như những quả dưa leo thì sẽ ổn thôi”. Tôi sực tỉnh và nghĩ mình phải thỏai mái để đọc hết bài văn, có điều tôi vẫn run đến mức hai đầu gối va vào nhau. Cho dù như vậy, tôi cũng đã cố gắng đọc to bài văn. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của mọi người, tôi đã biểu diễn thành công. Tôi chân thành cảm ơn mọi người đã im lặng khi nghe tôi đọc.

Trong buổi lễ bế mạc, thời khắc nhận phần thưởng từ tay thầy hiệu trưởng, tôi vui tới mức không có từ nào để diễn tả.

Ngòai ra, một việc khác khiến tôi vui mừng đó là tôi đã trở thành sinh viên khoa Anh văn trường đại học nữ Kagoshima như tâm nguyện. Thi tuyển sinh có hai môn bao gồm viết tiểu luận và thi vấn đáp, thi xong tôi rất lo lắng không biết mình có đỗ không. Có điều, khi nhận giấy báo trúng tuyển tôi đã không tin vào mắt mình.

Ngòai bố mẹ tôi ra, còn có rất nhiều người chia sẻ niềm vui với tôi. Tôi vô cùng cảm ơn mọi người, những người đã dắt tay tôi tiến về phía trước. Những người tôi muốn cảm tạ là những thầy cô giáo cấp ba, các thầy đã hướng dẫn tôi thi đại học và còn cả những bạn đã cổ vũ cho tôi. Xin cảm ơn tất cả mọi người.

Ngày 1 tháng 3 năm 1993 – Aya Iwanmoto”

ĐÓN GIÓ.
Sau khi vào cấp ba, tinh thần Aya buồn bã và bất an vì bị bắt nạt và phải thi bù (điều này lúc học cấp hai không có). Tuy nhiên được các thầy giải quyết một cách thiết thực nên khả năng ứng phó của Aya được nâng cao, lối ứng xử cũng tự tin hơn. Tôi càng ngày càng tin rằng con sẽ dần khắc phục được tất cả yếu điểm để phát triển theo lứa tuổi.

Trong ba năm học cấp ba, nửa thời gian đầu Aya đáp xe lửa đi học, sau này tôi đưa con đi học. Tôi luôn cảm thấy ân hận vì bận rộn không dành nhiều thời gian để trò chuyện với con nên khỏang thời gian hai cha con đi về cùng nhau là những thời khắc tuyệt vời để tôi bù đắp cho con.
Tuyến đường này được hai cha con đặt tên là “thung lũng – suối nước khoáng”, những khe nước nóng men theo sườn núi tuyệt đẹp, yên bình gợi không khí xa xưa. Trong khe núi hẹp còn có những xưởng phát điện thủy lực, đi về phía trước có thể nhìn thấy thung lũng kéo dài trên cao nguyên, là một tuyến đường có cảnh quan phong phú, nhiều biến hóa. Khi hoa mai bên đường nở rộ là thời gian cuối của học kỳ ba, nhưng khi trên sườn núi xanh biếc điểm hoa anh đào là lúc năm học sắp kết thúc.

Lúc hương hoa dó thơm nức mũi, tòan cây phủ một màu xanh non cũng là lúc hoa dạ hợp (loại hoa mà Aya thích nhất) cũng bắt đầu ra hoa. Cây dạ hợp được trồng rất nhiều quanh khe suối, nhiều người tích cực ở địa phương thậm chí còn trông coi “con đường hoa dạ hợp”. Cảnh sắc thay đổi theo bốn mùa, cũng là cảm hứng cho nhiều văn nhân sáng tác những bài thơ cú (một loại thơ ngắn của Nhật, gồm 17 chữ) và những bài hát ngắn. Trên đường chúng tôi thường đọc thuộc lòng những bài thơ ngắn và những câu tiếng Anh cơ bản.

Kết thúc nghỉ hè, bước vào mùa thu, không lâu nữa là đến ngày hội thể thao. Thời gian này, trên những con đường nhỏ ven khe suối hoa cát căn bắt đầu nở.


Thái trước cát căn hoa biện sơn sắc nhất tân.

Sơn lộ diệc hữu lộ nhất hành

( Zhaokong)

Đây là bài thơ của nhà văn nổi tiếng cũng là học giả dân gian, bài thơ ngắn nhưng tôi rất thích, tôi đã từng nhìn thấy hình ảnh những cánh hoa màu phấn hồng rơi rải rác trên mặt đất, tôi nói chuyện này cho Aya nghe khi đọc bài thơ. Có điều, sau này hỏi lại con, con hòan tòan không nhớ. Nhưng có một việc để lại ấn tượng rõ với con, giữa thu là lúc lá phong đang trong thời kỳ đẹp nhất, hai cha con muốn chụp một bức hình kỷ niệm, lên hình mới phát hiện ra phía sau có cái nhà vệ sinh công cộng, bên cạnh còn bán nấm và rau quả nữa, hai cha con vì thế mà tiếc hùi hụi. Việc đó khiến Aya cảm thấy hứng thú nên nhớ rất rõ. Không ngờ, việc ba bình thơ rốt cuộc lại không được Aya yêu thích mãnh liệt như ba tưởng tượng.

So sánh các cuộc nói chuyện của ba và Aya với các cuộc nói chuyện của Aya với mẹ, nội dung các cuộc nói chuyện giữa Aya và mẹ bao giờ cũng tỉ mỉ, phong phú hơn, việc này từ xưa tới nay vẫn thế. Đó chính là sức mạnh của mẹ. Cho dù người cha có chủ động nói chuyện với con thì cũng chỉ có thể trở thành một thính giả “tồi”, ngược lại, người mẹ biết kiên trì lắng nghe , không chỉ biết gợi ý ra những suy nghĩ của con, mà còn biết tiếp thu ý kiến. Tôi nghĩ, điều đó không phải chỉ là suy nghĩ của tôi mà còn là suy nghĩ của nhiều người cha khác nữa.

Tuy vậy, trong khỏang thời gian 40 phút trước khi tới trường, ngồi trong xe tôi có thể nói chuyện một cách vui vẻ với Aya cho dù con phải suy nghĩ lâu để dùng từ. “Thật là chết người! Hôm nay lại có thể đọc một đoạn”- cách nói chuyện của Aya thường là như thế, con thích dùng từ cảm thán và thụ từ trước sau đó mới là chủ ngữ hoặc động từ. Chính vì vậy khi đối thoại trực diện khiến tôi không đủ kiên nhẫn để nghe hết. Có điều vì phải lái xe cho nên có thể từ từ nghe Aya nói. Ngòai việc khiến cho Aya cảm thấy an tâm ra, tôi cũng cùng con tán gẫu theo tiết tấu đều đều của con. Sinh hoạt của Aya tại trường, cách đối xử của Aya với các thầy cô giáo, các bạn học đặc biệt là đối với các bạn trai đều trở thành đề tài nói chuyện hấp dẫn. Bất kể là tin tức trên các phương tiện truyền thông như báo, đài hay sự thay đổi cảnh sắc tự nhiên cho đến văn học, âm nhạc đều là đề tài của hai cha con. Aya kể cho tôi nghe nhiều tên bài hát, ca sĩ, đòan ca nhạc được các học sinh trung học bàn luận sôi nổi, điều này khiến tôi có thêm đề tài để nói chuyện với các học sinh của tôi khi tôi đứng lớp.

Khi Aya còn nhỏ, mỗi khi trường tôi dạy có hoạt động hay hội nghị vào thứ bảy, chủ nhật tôi đều thương lượng đổi cho các giáo viên khác, khi không tìm được ai đáp ứng cuối cùng tôi đi dự. Khi đó, tôi cảm thấy rất tiếc vì không còn thời gian để nói chuyện với con. Cho dù như vậy, trong khỏang thời gian đưa đón con tới trường, hai cha con tôi thường sử dụng cách nói chuyện đó, và đó cũng là quãng thời gian hạnh phúc của hai cha con.

Các trẻ em khuyết tật dù trình độ có khác nhau, nhưng việc nói chuyện với trẻ em là điều hết sức quan trọng. Cho dù các em nói không nhiều, thậm chí ít tới mức dường như không nói gì, nếu như chúng ta kiên trì nói chuyện với các em, mỗi ngày tác động tới các em một chút, dần dần vốn từ của các em tăng dần đến một ngày nào đó các em cảm thấy tự tin bật ra lời nói.

Mới ngày mùa đông năm nào, khi những giọt sương đóng băng đọng trên cành cây sồi khẳng khiu lấp lánh trong nắng sớm, Aya phải đến trường ôn bài trước khi dự lễ khai giảng. Vì bận tham gia các hoạt động đòan thể ở trường nên tôi đến đón con muộn, khi lái xe đến trường trung học trời cũng bắt đầu lờ mờ tối, từ xa tôi đã nhìn thấy bóng con đứng lặng lẽ chờ tôi. Vậy mà giờ đây con đang phải đối diện với kỳ thi tốt nghiệp trung học và kỳ thi đại học, trái với tưởng tượng của tôi tâm trạng con ổn định hơn những gì tôi nghĩ khi bước vào giai đoạn căng thẳng này. Có lẽ những câu chuyện không đầu không đuôi giữa hai cha con tôi trong suốt ba năm qua trên quãng đường đi đi về về giữa nhà và trường học đã giúp ích rất nhiều cho con.

Ngoài ra, cảnh sắc thay đổi theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cũng có tác dụng kích thích rất nhiều đến các giác quan của con, giúp con cảm thụ cảnh sắc như một món quà mà thiên nhiên ban tặng và thêm yêu mến chúng.

Khi mới là học sinh trung học, Aya bị các bạn khác bắt nạt, để thích ứng với cuộc sống sinh hoạt ở trường con đã cố gắng rất nhiều. Tôi cứ nghĩ, quá trình thích ứng của con cũng giống như hình ảnh: những cách hoa màu hồng phấn như những chiếc lông chim trên hoa bồ kết tây bay đi theo những cơn gió mùa thu, những chiếc lá rụng hết chỉ còn trơ lại cành cây khẳng khiu trên cành lúc lỉu những chùm quả vỏ cứng. Đây là thời gian con tiếp xúc với thế giới tự nhiên và sống cuộc sống tập thể, vô hình chung trở thành những kinh nghiệm làm phong phú cuộc sống nội tâm của con.

Bọn trẻ ngày nay, từ khi học mẫu giáo đến khi bước vào học trung học là quãng thời gian hết sức bận rộn. Chúng có rất ít cơ hội tiếp xúc với các thành phần khác nhau càng ít cơ hội cảm nhận nét đẹp thiên nhiên thay đổi theo từng mùa. Tôi cho rằng, mỗi một đứa trẻ nên tiếp xúc nhiều với hai đối tượng con người và thiên nhiên.

 

CHƯƠNG V: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỮ KAGÔSHIMA

Sau khi hòan tất các thủ tục nhà trường giới thiệu, trường đại học xem xét các điều kiện dự thi, ngày 10 tháng 12 năm 1992 Aya đã trúng tuyển vào trường đại học nữ Kagoshima. Sự kiện này là một trong những niềm vui của gia đình chúng tôi, cũng là sự kiến đánh dấu nỗ lực vượt qua thử thách của gia đình.

Ngày 9 tháng 4 năm 1993, Aya trở thành sinh viên khoa Anh văn trường Đại học nữ Kagôshima. Con đường học vấn của Aya dường như đang bước vào chặng cuối cùng. Từ trước tới giờ chưa có một người mắc Hội chứng Down nào học đến đại học, hiện tại Aya đang đứng trước thử thách phải vượt qua ngọn núi cao này. Vui vì con đạt tiêu chuẩn, nhưng trong lòng vợ chồng tôi không tránh khỏi những lo lắmg.

Ngoài ra, khi tham dự kỳ thi vào đại học, chính Aya đã chọn khoa Anh văn. Việc này khiến chúng tôi cảm thấy lo lắng buồn phiền. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu nhữ con chọn khoa quốc văn, chúng tôi ít nhiều còn có thể giúp đỡ con qua những kinh nghiệm của bản thân, đằng này, chúng tôi biết tiếng Anh rất ít, giống như có bức tường cao chặn ngang lối đi, không có cách nào dự đoán xem mặt bên kia của bức tường có cái gì.

Đối với việc Aya sẽ hòa nhập với cuộc sống sinh viên như thế nào? việc học sẽ tiến triển đến đâu? chúng tôi cũng hòan tòan không có cách nào dự đoán được. Aya không phải là học sinh khiếm thính, cũng không phải là học sinh khiếm thị, càng không phải là học sinh ngồi xe lăn, mà con vào đại học với thân phận là một cô gái bình thường. Nhưng trở ngại của con là một sinh viên có hội chứng Down và sự thực này cũng không có cách nào thay đổi được.

Về tính cách, Aya có một đặc điểm đó là khi con đối diện với một sự việc mới, sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, lúng túng có nhiều khi tinh thần bấn lọan. Trong học tập, cho dù tốn vài năm để hiểu biết cũng không sao , nhưng gánh nặng về tinh thần, thì bất luận là thế nào đều phải giảm nhẹ mới được. Đó là điều hai vợ chồng tôi kết luận sau khi bàn luận.

Sau khi làm các thủ tục nhập học, tôi nhận được một ưu tiên của phía nhà trường, cho phép tôi học dự thính, lần đầu tiên đi học dự thính cùng Aya là học môn tiếng Pháp – cũng là môn học khiến Aya đau đầu nhất. Tôi cũng có dịp dự thính lại các bài giảng văn học cổ điển – môn mà tôi không được nghiên cứu hòan chỉnh khi còn là sinh viên. Được nghiên cứu sâu nguyên bản những tác phẩm nổi tiếng đó là một trong những niềm vui chung của hai mẹ con chúng tôi.

Trong ngày lễ khai giảng, thầy hiệu trưởng nói: “Các sinh viên học tập bốn năm tại trường nhất định sẽ có đầy đủ kiến thức và bản lĩnh, giúp ích cho tương lai của các em” . Câu nói của thầy hiệu trưởng khiến chúng tôi yên tâm hơn rất nhiều.

Từ trước tới nay tôi hay băn khoăn về thể trạng bé nhỏ của Aya, có điều khi nhìn trong sân trường có nhiều sinh viên giống thể trạng của Aya nên tôi cũng yên tâm hơn rất nhiều.Ngòai ra, khi chúng tôi đến phòng nghiên cứu của thấy Gechuan, thầy cũng rất yên tâm với tình hình sức khỏe của Aya “Aya, nếu cháu cảm thấy mệt cứ đến đây ngủ trưa nhé”, thầy vừa cười vừa nói khiến chúng tôi vốn mang tâm trạng căng thẳng cảm thấy nhẹ nhõm hẳn, vui vẻ chào thầy ra về.

Sau khi vào trường đại học, phát hiện ra ngòai hai thầy giáo đồng hương với ba Aya, còn có một vài người bạn khác cũng ở đây khiến chúng tôi bắt đầu hạ quyết tâm thử thách lòng kiên trì của của chúng tôi ở ngôi trường mới này.

Hàng ngày Aya đi bộ 10 phút ra trạm xe bus đón xe đến trường. Khi tôi có giờ học, tôi cũng đón chung một chuyến xe với Aya.

Cứ như thế ba người trong gia đình chúng tôi lại bắt đầu một chặng đường mới.

“HOÀNG TỬ BÉ”.

Aya chọn học ngoại ngữ thứ hai là tiếng Pháp. Với môn học chưa hề biết này, liệu có đạt được học phần một cách thuận lợi hay có nhiều khó khăn ? Nếu như ngay từ đầu đã gặp thất bại, liệu có trở thành gánh nặng đối với con đường học vấn của Aya hay không ? . Với hàng loạt các câu hỏi đặt ra như vậy nên tôi quyết định học tiếng Pháp với Aya.

Mỗi buổi tối thứ 6 hàng tuần tôi và Aya thường chuẩn bị bài mới cho môn tiếng Pháp. 55 tuổi mới bắt đầu học ngoại ngữ là việc không hề đơn giản đối với tôi. Vừa nâng kính tra từ điển. Nhiều lúc nhìn những từ đơn được Aya viết rất ngay ngắn tôi cũng không tài nào hiểu được. Tôi hỏi đi hỏi lại mấy lần nghĩa của từ đơn ấy là gì, mặt tôi lộ rõ vẻ bất lực. Không biết cái biểu hiện của tôi thế nào mà khiến Aya nhìn tôi rồi bật cười .

Trong thoáng chốc tôi dường như quên là con mình mắc Hội chứng Down. Nỗi vất vả, khó khăn trong 20 năm từ khi Aya chào đời dường thóang qua, chỉ còn đọng lại những giây phút hạnh phúc. Tôi chợt quên đi môn tiếng Pháp khó học, quẳng những trở ngại trong việc nhớ từ đơn để cùng cười với Aya.

Tôi còn nhớ khi Aya học lớp 11, một lần xem ti vi thấy cô hướng dẫn viên giới thiệu về tháp Effen con nói với tôi :

– Mẹ ơi, con muốn được đến thăm tháp Effen
– Thế à, cả đời ít nhất sẽ được thăm một lần con à.- Tôi phụ họa theo.

Tuy nhiên việc này dường như con nhớ rất kỹ .

– Mẹ ơi, sau khi học tiếng Pháp, chúng ta đến thăm quan tháp Effen một lần mẹ nhé.

Có mục tiêu thì vẫn tốt hơn là không có, hơn nữa tốt nhất vẫn là có mục tiêu lớn, mơ ước cũng giống như vậy. Câu nói này, có thể nói là câu ghi nhớ đối với Aya và đối với vợ chồng tôi.

Việc ôn luyện tiếng Pháp của mẹ con tôi cứ như thế mà diễn ra. Mỗi tối, việc đầu tiên nhất định là chuẩn bị bài mới, đến sáng thứ bảy, hai mẹ con tôi lại ngồi hàng ghế trên cùng trong giảng đường để học tiếng Pháp. Từ xưa đến nay chuyên tâm là người phụ nữ của gia đình nên có lẽ não tôi ‘bị gỉ” rồi, không làm cách nào mà nhớ hết được nội dung của bài giảng.

Aya dường như thoát khỏi những lo lắng ban đầu của ba mẹ, con học tiếng Pháp tương đối hiệu quả bằng trí nhớ của tuổi trẻ bằng nghị lực và cả bằng trực giác nữa. Cũng có thể vì có mẹ ngồi bên cạnh mỗi buổi học nên cũng tạo được cảm giác yên tâm cho con. Kết thúc năm thứ nhất, Aya đạt được thành tích tương đối tốt, hơn nữa con còn quyết định tiếp tục học lên chương trình B.

Tháng tư năm sau, con bắt đầu học chương trình B môn tiếng Pháp trong một lớp nhỏ chỉ có sáu học sinh. Vì là học sinh dự thính nên tôi cảm thấy rất thỏai mái, hơn nữa tôi còn có lý do bận rộn khác, do đó việc học tiếng Pháp của tôi có thể dừng lại một cách dễ dàng. Nhưng, khi cầm cuốn giáo trình mới, cái gì cũng không biết, lại không thể vì đó mà bỏ cuộc, rốt cuộc tôi lại theo Aya học tiếp bằng B.

Tuy nhiên, điều khiến tôi cảm thấy bất ngờ là sinh viên trong cái lớp nhỏ này tất cả đều không rành tiếng Pháp lắm. Giờ luỵên tập, Aya là người nói cuối cùng, vì quá căng thẳng, con dường như nói không ra tiếng, ấy vậy mà khi con nói xong thầy giáo nói “Phần em đọc vừa rồi, nếu như người Pháp nghe kỹ cũng có thể hiểu được”. Nghe thầy giáo khích lệ như vậy, Aya càng tăng thêm tính tự tin.

Có một điều khiến tôi giật thột đó là khi dịch, Aya có giọng điệu đặc thù của đảo Bier. Con vẫn thường sử dụng tiếng phổ thông (ngôn ngữ tiêu chuẩn) – ngôn ngữ bình thường khi con nói chuyện với người nhà hoặc khi đọc sách. Từ trước đến giờ đây là lần đầu tiên tôi nghe con sử dụng tiếng địa phương. Đây cũng là một khía cạnh mà vợ chồng tôi không biết, có thể con sử dụng ngôn ngữ này trong trường học phổ thông và con học trong tuổi dậy thì, hoặc con chỉ sử dụng giọng điệu này trong những lúc căng thẳng… đúng là điều này thật khó hiểu. Dù vậy, cũng là dịp giúp tôi nhận ra được những bí hiểm trong cõi lòng con.

Aya cũng bắt đầu có hứng thú với những bài đồng thoại của Pháp. Thầy giáo cho Aya mượn tài liệi về đồng thoại của Nhật, và cho con mượn cả những bài hát đồng giao tiếng Pháp. Ba Aya thu những bài hát đó vào băng và dùng những hình ảnh có màu sắc trang trí bìa ngòai và các bài hát trong cuốn sách. Hiện tại, Aya thường xuyên nghe băng, giống như hưởng thụ niềm vui khi học tiếng Pháp.

Tới nửa học kỳ, lớp tiếng Pháp chương trình B chỉ còn hai sinh viên chính thức và tôi một sinh viên học dự thính nữa là ba. Do đó, cuối cùng đành chọn đọc tác phẩm “Hòang tử bé” của Saint-Exupéry, không những nội dung khó mà phần chuẩn bị bài mới cũng rất vất vả. Có điều, ba người chúng tôi vẫn hạ quyết tâm cố gắng tới cùng, đối với hai mẹ con tôi đây là một quãng hồi ức tuyệt đẹp.

Môn tiếng Pháp từ khi bắt đầu đến giờ chỉ có hai em là học tập chăm chỉ, chỉ có hai em tôi dạy cũng rất thỏai mái”- Thầy giáo động viên hai sinh viên tích cực. Chúng tôi cũng cảm ơn thầy giáo tiếng Pháp vì đã dành cho chúng tôi cơ hội tìm hiểu nguyên bản tác phẩm nổi tiếng.

Năm thứ hai đại học, Aya đạt được học phần tiếng pháp bằng B một cách thuận lợi, sau này con vẫn nói vẫn muốn đi nghe dự thính lại.Vì giáo trình học tiếng Pháp phần lớn là những câu truyện đồng thoại, đọc rất hấp dẫn. Vì dụ, chuyện một anh chàng yêu một cô thôn nữ, nhưng vì anh ta béo quá nên không có cách nào đi lọt vào cửa của nhà thờ để làm lễ cưới, anh chàng phải tìm mọi cách để trở thành một người bình thường – câu chuyện này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến luận văn tốt nghiệp của Aya. Những câu chuyện nhỏ diễn ra ở trường và ở nhà trong truyện “Nhóc Nicôla” cũng khiến Aya cười không dứt mỗi khi đọc. Ngòai ra, truỵện hấp dẫn Aya nhất là truyện cô tiên có thể biến hóa tùy thích, cả tôi cũng bị cuốn hút vào câu truyện đó. Sau này, mặc dù tôi thường xuyên nhắc nhở Aya, nhất định đừng vì lý do gì mà lơ là môn Anh văn, nhưng Aya dường như vẫn tranh thủ đi nghe dự thính môn tiếng Pháp.

Năm nay, Aya chọn đọc tác phẩm “Tam kiếm khách” của Dazhongma. Mơ ước hiện tại của Aya đã vươn xa hơn. Con muốn dịch những câu truyện đồng thoại đã được đọc từ tiếng Pháp sang tiếng Nhật để có thể đọc cho các trẻ khuyết tật khác nghe. Ngòai ra, con còn muốn dịch các bài hát đồng giao từ tiếng Pháp sang tiếng Nhật để mẹ hướng dẫn đội văn nghệ hát.

NHỮNG GIA ĐÌNH KHÔNG THỂ QUÊN.

Từ sau khi gia đình chúng tôi xây dựng “Hội bầu trời xanh” dành cho các gia đình có con mắc Hội chứng Down thuộc Trung tâm từ vấn nhi đồng tổng hợp, chúng tôi có nhiều bạn mới.

Năm ngoái, thầy Tianzhong và các bảo mẫu phụ trách trung tâm nhiệt tình mời Aya đến nói chuyện với mọi người trong hội, con mới là một cô bé học phổ thông cơ sở, do đó chỉ mình ba Aya đến chia sẻ kinh nghiệm. Có điều, sau khi còn là sinh viên đại học, thấy Tian zhong vẫn tha thiết mời Aya tới hội chơi, do dó con đã đến chơi và nói vài câu với mọi người.

Lần đầu tiên, con dự định kể đoạn mở đầu của truyện “những phút tự do của chú heo” cho các bạn nhỏ nghe. Nhưng, khi Aya chuẩn bị tốt mọi thứ rồi, còn vừa nói dứt “xin chào các bạn” liền nhìn khắp nơi, chợt con bắt đầu cảm thấy căng thẳng vì dưới hội trường tòan là các bà mẹ ôm con mình. Không biết tiếp tục câu chuyện làm sao nữa. Trong hội trường, tất cả mọi người đều ngồi, chỉ mình Aya đứng nói chuyện, việc này tôi cũng cảm thấy lúng túng không biết xử trí thế nào, huống hồ là một cô gái không giỏi về nói chuyện như Aya, giờ nghĩ lại tôi có cảm giác thật thương con.

Vì có kinh nghiệm lần đó, lần sau Aya chỉ giới thiệu tỉ mỉ về bản thân mình là được.

Mỗi khi đến “Hội bầu trời xanh”, con đều có vẻ do dự, nhưng chúng tôi đều cố gắng thuyết phục con đi với vợ chồng tôi.

Có một việc xảy ra khi Aya đang học lớp 11. Đúng dịp chúng tôi đưa con đến kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện Đại học, trên đường về tiện thể ghé qua Trung tâm tư vấn nhi đồng tổng hợp và ba Aya nhận lời mời của “Hội bầu trời xanh”. Lúc chúng tôi ghé qua, cuộc họp đã kết thúc, chỉ còn lại vài người ngồi lại. Tôi nghĩ, đây là dịp tốt liền dắt Aya đến gần giới thiệu với con “Đây là các bạn của mẹ”. Aya lễ phép chào mọi người. Họ nói “Ồ, đáng yêu quá, thật đáng yêu” họ vừa nói vừa xoa đầu con âu yếm. Ngày hôm sau chúng tôi nhận được một số thư viết về cảm nhận hôm đó “Mặc dù cuộc họp có nhiều ý nghĩa, nhưng việc gặp Aya thật quá tốt” “Về cơ bản Aya là một nữ sinh Trung học, được gặp Aya thật tốt khiến tôi có thêm nghị lực” “Sau khi gặp Aya, chúng tôi cảm thấy tinh thần mình tăng lên gấp bội

Mặc dù chỉ một bộ phận nhỏ những gia đình có con mắc Hội chứng Down gặp Aya hôm đó, bất cứ kinh nghiệm nào mà chúng tôi nói cũng không có sức thuyết phục bằng cách tận mắt họ được gặp Aya. Cũng giống như chúng tôi trước đây, không biết con của mình sẽ trở thành người như thế nào, cũng không biết được cuối cùng con có đủ khả năng nào, không nhìn thấy tương lai của con. Sự xuất hiện của Aya, không khác với một cô bé nữ sinh Trung học là mấy đã khiến họ cảm động. Có thể, họ sẽ ấp ủ hòai bão về tương lai của con mình.

Sau kinh nghiệm của lần gặp mặt đó, chúng tôi cố gắng đưa Aya tới Trung tâm tư vấn nhi đồng tổng hợp cùng chúng tôi. Trước đây, chúng tôi thường mềm mỏng từ chối, thậm chí còn tìm cách trốn tránh vì nghĩ rằng việc đưa Aya đến những nơi đó sẽ gây tổn thương cho con.

Trong những gia đình mà chúng tôi quen ở đây, chúng tôi kết thân với một số gia đình, thường xuyên gọi điện hỏi thăm, là những gia đình chúng tôi luôn nhớ đinh ninh trong lòng không bao giờ quên.

Mẹ của cô bé Chuantianyangzi thường gọi điện cho tôi hoặc đến nhà chúng tôi chơi. Còn nhớ khi cô bé vừa vào học tiểu học không lâu, một hôm tôi nhận được điện thoại của mẹ cô bé.
– Khi chúng tôi đến trường mới phát hiện ra con bé ngồi chơi một mình ngòai lớp học – Giọng của chị ấy rất xót xa, đau khổ.
– Ồ, ngày xưa Aya cũng thường xuyên như vậy mà.
Bởi vì Aya đã trưởng thành đến ngày nay nên khẩu khí của tôi mới thỏai mái như vậy
– Thật hả ? Thật là như vậy không hả chị?
Giọng của chị ấy bớt lo lắng hơn.

Hiện tại cô bé đã học lớp 6 tiểu học, hàng ngày đều vui vẻ đến trường tiểu học tư thục của bên đạo Thiên chúa mở. Gần đây khi lựa chọn trường phổ thông để học, mẹ cô bé nói “Hy vọng sẽ theo được mục tiêu của Aya vào được trường trung học, rồi cuối cùng có thể học cao đẳng

Đến tham dự những buổi gặp mặt nói chuyện của Hội bầu trời xanh phần lớn là các bà mẹ và các bé, các ông bố do bận rộn công việc nên rất ít khi có mặt. Ba của bé trai Soshajiantalan – làm nghề tự do là một ông bố ít ỏi thường xuyên có mặt. Đây là đứa con đầu cuả gia đình anh, nên dường như anh chịu một cú sốc rất lớn. Những báo cáo liên quan đến Aya đều được anh thu thập rất kỹ, có cảm giác như anh muốn tìm hiểu tất cả quá trình trưởng thành của Aya. Anh nói về cảm tưởng khi lần đầu gặp con gái tôi “Khi tôi nghe Aya dùng tiếng Anh nói chuyện với mọi người, tôi nghĩ, con của tôi chỉ cần cố gắng nói, cũng có thể nói năng đĩnh đạc trước mặt mọi người như cháu Aya”. Hiện nay, câu bé được hai tuổi và cũng rất cứng cáp, đã có thể đi quanh nhà cùng với đứa em kém bé một tuổi.

Một ngày mùa đông khi Aya đang học năm thứ hai đại học, lần đầu tiên Aya biết mình bị Hội chứng Down từ chính miệng ba mình, ôm nỗi đau trong lòng, Aya chạy tới Trung tâm tư vấn nhi đồng tổng hợp để tư vấn. Hôm đó, cũng chính là khi Aya đang chuẩn bị đến hội bầu trời xanh nói chuyện với mọi người, thầy Tian zhong đến tìm chúng tôi, thầy dừng chân trước cửa phòng tư vấn nói với chúng tôi “Trong phòng có một người mẹ, chị ấy không muốn đưa đứa con mắc hội chứng Down của mình từ bệnh viện về, bởi vì chị ấy không đủ tự tin có thể nuôi đứa trẻ khôn lớn. Chúng tôi hy vọng, Aya có thể đến gặp chị ấy

Sau khi từ tốn giải thích cho chúng tôi, thầy Tian zhong vào phòng tư vấn. Cho dù thầy giáo, bác sĩ Tian zhong cố gắng giữ vẻ bình tĩnh nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy trên mặt thầy nhiều nét căng thẳng.

Đứa con do mình đứt ruột đẻ ra sao lại không muốn mang về nhà? điều này rốt cuộc là tại sao? Tôi cảm thấy kinh ngạc, đồng thời cảm thấy nghi ngờ nên chỉ biết đứng trân trân tại chỗ. Hít một hơi dài để lấy bình tĩnh, miễn cưỡng nở một nụ cười trên khuôn mặt căng thẳng, tôi mở cửa bước vào phòng tư vấn. Ngồi trước mặt tôi là một cặp vợ chồng còn trẻ, họ mang nét mặt của tôi chúng tôi trước đây, người cha lộ rõ vẻ thất thần. Có thể trong thâm tâm những gì họ nghĩ về Hội chứng Down quá xa vời đối với họ. Người mẹ nhìn chúng tôi với ánh mắt đẫm nước, hoang mang.

Đứa trẻ này hiện đang là sinh viên đại học” Tôi cố gắng bắt đầu câu chuyện. Đối với cặp vợ chồng dường như chưa lấy lại tinh thần, cái vẻ của họ cho tôi thấy họ chưa biết việc gì đang diễn ra. “Aya cũng nói vài câu đi con!” Nghe xong, Aya hỏi tôi “Cô ấy sắp sinh em bé hả mẹ?”. Tôi gật đầu “Không, họ đã sinh rồi, con của cô chú ấy đang ở bệnh viện” “Ồ”. Aya ngẩng đầu , nhìn vợ chồng họ và nói một câu rất hay “Cháu tới đó (bệnh viện – cả con đường dài để trưởng thành đến ngày nay), cảm thấy con người rất tốt, cô chú hãy cố gắng nuôi dưỡng em bé”. Trong đôi mắt đẫm nước của người mẹ ấy, dường như cái thần đã quay trở lại. Nhìn người mẹ ấy, tôi muốn truyền cho chị ấy một cảm giác, đó là cảm giác hạnh phúc thật sự khi được nuôi dưỡng Aya thậm chí có cả cảm giác tự hào trong đó. Kỳ thực, Aya của chúng tôi khi đến đây cũng đang mang một trái tim đau khổ khi biết được sự thật về bản thân sau từng ấy năm, con chỉ có thể nói được những lời như vậy, tôi cũng chỉ biết mở to mắt nhìn con.

Nghe nói đây là đứa con thứ hai của họ, tuổi của họ lại còn trẻ nên sẽ không lường trước được tương lai. Ra khỏi phòng tư vấn, tôi cũng không còn bất cứ điều gì để trách giận họ nữa. Người mẹ đó cũng đã thức thức mấy đêm và cũng không thể tránh khỏi đau khổ dằn vặt để đưa ra quyết định này.

Môi trường của Nhật bản hiện nay không phải là điều kiện tốt để nuôi dưỡng một đứa trẻ gặp trở ngại, bất kể là về mặt tài chính, thời gian cho tới tinh thần. Mọi người đều vất vả, lo toan cho cuộc sống, chính vì thế cái quyết định vội vàng của người mẹ trẻ đó, ai có đủ tư cách để trách cứ nào? Trên đường lái xe về nhà, tôi không sao thoát khỏi cái suy nghĩ đó, tinh thần cảm thấy nặng nề. Đó là một gia đình mà tôi không bao giờ có thể quên được.

 

VI TÍNH THẬT KHÓ

Aya học đại học nên cũng có những nỗi khổ mà có thể chúng tôi không nhìn thấy nhưng con không có bất kỳ dấu hiệu nào nản lòng, chỉ có sự nỗ lực miệt mài. Không như những lo lắng của chúng tôi khi con bước chân vào giảng đường, các học phần con đều đạt được khá tốt.

Bước vào năm thứ hai đại học, Aya gặp một trở ngại lớn đó là môn vi tính. Cái công cụ hữu hiệu của nền văn minh thời đại không chỉ khiến mình Aya mà cả vợ chồng tôi cũng đau cả đầu. Aya lại bắt đầu bước vào một trận chiến mới, đó là vì giáo sư hướng dẫn môn “làm văn tiếng Anh” lại là thầy Mantzel người Mỹ. Một số đối tượng Aya chỉ dùng tiếng Nhật để nói chuyện mà còn cảm thấy căng thẳng đến mức không biết làm thế nào để diễn đạt đầy đủ ý kiến của mình. Mặc dù con thích tiếng Anh, nhưng khi học phổ thông và trung học dường như không có cơ hội thực tế để đàm thoại tiếng Anh; vào đại học, Aya không dễ dàng khi tiếp cận môn đàm thoại tiếng Anh, lại gặp thầy Mantzel nói tiếng Anh rất nhanh, có nhiều lúc con cảm thấy căng thẳng, khó khăn thậm chí hốt hỏang vì hai bên đều không hiểu nhau muốn nói gì. Ngoài ra, lại còn tòan dùng tiếng Anh để giảng về phần mềm Twin star, hơn nữa thầy Mantzel lại áp dụng cách thi “một thầy một trò”, không khó tưởng tượng, đó đúng là trận chiến lớn đối với Aya.

Từ trước đến giờ tôi nào biết sử dụng máy vi tính, chồng tôi thì biết sơ sơ nên rốt cuộc một người đàn ông lớn tuổi và một cô sinh viên đại học lại cùng nhau học vi tính.

Thầy Mantzel là một thầy giáo luôn giữ nguyên tắc không chịu thỏa hiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy Aya cũng dần học được môn này. Kiểu học tập thi đua của thầy khiến Aya “đau cả đầu” nhưng cuối cùng con cũng sử dụng được vi tình dù chưa thật dễ dàng và vượt qua được các kỳ thi dù chưa thật thuận lợi.

Thầy Mantzel là cha của Dawei, bạn học đã tham gia cuộc thi đọc diễn cảm cùng Aya khi con học lớp 12. Là một thầy giáo thẳng thắn, trong bài tập làm văn bằng tiếng Anh Aya viết về thầy như sau: “Hai môn học mà tôi không giỏi là vi tính và làm văn tiếng Anh, thầy đã nhẫn nại tỉ mỉ hướng dẫn tôi. Cả đời, tôi không thể quên những lời dạy của thầy

Khi học đại học, thầy Mantzel là thầy giáo mà Aya tiếp xúc nhiều nhất, cũng là một trong những thầy giáo mà vợ chồng tôi không thể nào quên.

Aya thường kể cho các bạn nghe về thầy Mantzel và để đền đáp lại lòng nhiệt tình, sự nhẫn nại mà thầy dành cho mình Aya đều cố gắng làm tốt những bài viết tiếng Anh mà thầy giao cho.

Dưới đây là một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp mùa ở trường đại học mà Aya theo học bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.

“Bốn mùa”
Bốn mùa ở trường đại học nữ Kagoshima đều đẹp.

Tháng ba khi hoa anh đào hé nở cũng là thời khắc sinh viên năm thứ tư chuẩn bị lễ tốt nghiệp, các sinh viên khóa dưới đều nghỉ hè nên sân trường trở nên yên tĩnh.

Dãy núi Kirishima mà chúng ta có thể nhìn thấy từ xa bị che phủ trong sương mù mùa xuân. Dưới hàng cây bạch quả, hoa thủy tiên trở nên mơn mởm.
Tháng tư – mùa nhập học, sân trường trở nên nhộn nhịp hơn khi đón sinh viên năm thứ nhất. Những bông hoa đủ màu khoe sắc trước hội trường Cosmos. 
Đầu tháng năm, hoa hải đường bắt đầu nở hai bên cổng chính của trường, hoa đỗ quyên cũng khoe sắc phía trước tòa nhà văn phòng trường.
Thángsáu6, hoa tử dương lộ rõ vẻ đẹp dưới làn mưa. Nhưng sinh viên chúng tôi lại mỏi mắt mong mùa mưa kết thúc.
Tháng bảy, sau khi thi học kỳ, sinh viên bước vào một kỳ nghỉ dài.
Sân trường đón mùa thu vào cuối tháng chín, bầu trời trở nên trong xanh, dãy núi Kirishima cảm giác như rất gần. Những bông cúc vạn thọ tây đung đưa trong gió mùa thu. Cúc vạn thọ tây màu trắng, màu đỏ đun, mà phấn hồng rực rỡ dưới hàng cây bạch quả, quanh sân bóng. Khi lá bạch quả điểm màu vàng cũng là lúc diễn ra lễ bạch qủa. Tôi là một phần tử của Trà đạo, lần đầu tiên tôi tham gia hội Trà đạo trong lễ bạch quả.
Bạn bè của tôi thậm chí cả bạn bè của ba mẹ tôi đều tham gia hội trà, điều đó khiến tôi vô cùng vui sướng. Ngòai ra, hội trà đạo của chúng tôi còn được chụp ảnh đăng trên tập san của trường.
Trường chúng tôi trở nên tuyệt đẹp vào tháng mười một khi mà không gian được bao phủ bởi màu vàng rực của lá bạch quả.

Tháng mười hai, trường đón những đợt rét đậm của mùa đông. Những đụn tuyết đọng trên dãy núi xa trở nên lấp lánh tuyệt đẹp dưới ánh nắng mặt trời.
Kỳ thi học kỳ kết thúc vào tháng một, trường bước vào kỳ nghỉ dài, chúng tôi háo hức đợi mùa xuân quay lại. 

Tôi cảm thấy rất tự hào vì được học ở một ngôi trường có cảnh sắc đẹp vào 4 mùa trong năm.”

HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI.

Một ngày của Aya bắt đầu bằng việc uống thuốc chống hẹp tuyến giáp trạng sau bữa sáng. Chúng tôi cũng không rõ có phải do tác dụng phụ của loại thuốc này hay không mà sáng sớm và sau ba giờ chiều con bắt đầu ngáp liên tục, ngủ gà ngủ gật. Chúng tôi lo lắng, khi đi học ngồi ở hàng ghế đầu, con chịu không nổi cứ ngáp liên tục như thế khiến thầy giáo cảm thấy khó chịu.

Để khắc phục hiện tượng đó, vào buổi sáng có tiết học con uống vài tách trà đậm. Nhiều khi nhìn thấy nét mặt con không được khỏe tôi hỏi “Vẫn tốt chứ con?”. Con thường giơ tay làm dấu chữ V và nói một từ tiếng Pháp : “Cava”  (tiếng Pháp có nghĩa là không sao, con khỏe, âm tiếng Nhật là Saba – đồng âm với cá Saba của Nhật) rồi tươi cười đi học. Con vẫn thường tưởng tượng ra cảnh trong khuôn viên trường đại học của Pháp, các sinh viên bắt tay nhau và nói “Cava” “Bạn khỏe không?” “Cava! (mình rất khoẻ)” để chào hỏi nhau. Và con đem ra vận dụng trong cuộc chuyện trò với mẹ.

Mới đó mà Aya đã có thể điều chỉnh được trạng thái cơ thể của mình và học cách làm thế nào để sống độc lập. Học kỳ tiếp theo do môn tiếng Pháp trùng với môn học khác, con không có thời gian đi nghe dự thính với các bạn nên cảm thấy tiếc nuối, chỉ tận dụng thời gian rảnh rỗi để tra từ điển dịch sách, tự mình mày mò đọc tác phẩm “Tam kiếm khách

Aya thường cười và nói “Sở thích của con là nghe băng và tra từ điển”. Con còn thích xem tiết mục thể dục trên kênh dành cho thiếu nhi. Mặc dù là fan hâm mộ cuồng nhiệt của đội bóng Người Khổng lồ nhưng con tỏ ra dè dặt khi đội hâm mộ của ba mẹ thi đấu với đội bóng Người Khổng Lồ. Trước đây khi tình trạng thi đấu của đội bóng Người Khổng Lồ không tốt hoặc bị thua con thường lộ rõ vẻ mặt thất vọng, gần đây con chỉ nói một câu “làm sao mà lại thua rồi” chứ không biểu lộ vẻ tức giận ra ngòai nữa. Nhìn biểu hiện như vậy của Aya, chồng tôi nói “Aya lớn thật rồi!

Hàng cây bạch quả trong trường Aya đặc biệt thích giờ đã chuyển sang màu vàng. Con thích ngắm nhìn những chiếc lá vàng trao liệng trong ánh nắng mùa thu và cả cái vẻ lung linh của màu tuyết trắng đọng trên những ngọn núi phía xa vào mùa đông.

Sau khi tốt nghiệp đại học, trong hành trang chuẩn bị cuộc sống độc lập, có thể con sẽ va vào một bức tường cao của hiện thực xã hội nhưng chúng tôi hy vọng con có thể dựa vào tinh thần lạc quan vui vẻ và tính cách kiên nghị để tiếp tục đấu tranh đạt được mơ ước của mình.

Trước khi Aya nhập học vợ chồng tôi vẫn còn do dự chưa quyết trước gửi giấy đề nghị cho trường trường Kagoshima Women’s College. Trước đây, việc nên hay không nên cho con gái học đại học, chúng tôi cũng tranh luận rất nhiều, sau cùng chúng tôi rút ra kết luận bất kể là thành công hay thất bại phải thử qua mới biết được.

Nhưng vợ chồng tôi lại bị một phen “đau cả đầu” khi nghe con gái chọn học khoa Anh văn. Khi học đại học, tôi cố gắng học để trở thành thầy giáo dạy quốc văn, sau này tôi có thâm niên 35 năm dạy quốc văn ở trường phổ thông cơ sở. Vợ tôi cho rằng, nếu như Aya chọn khoa quốc văn thì dù ít dù nhiều cô ấy cũng có thể giúp đỡ được Aya. Có điều khi Aya kiên quyết bảo vệ ý nguyện của mình chúng tôi cũng quyết định tôn trọng nguyện vọng của con.

Vốn tiếng Anh ít ỏi hồi học cơ sở và trung học tôi ít có dịp để sử dụng, khả năng đọc và viết tiếng Anh của vợ tôi thậm chí còn thua cả Aya. Nếu như con chọn khoa quốc văn ngay từ đầu, thì vợ chồng tôi chưa chắc đã cảm nhận được niềm tự hào do những thành tích học tập của con đem lại. Con có cơ hội đứng độc lập với vị trí ưu việt của ba mẹ cũng là dịp nâng cao tính tự tin của con và cũng để con quyết định bước đi của mình. Con đường do con người đi mà tạo thành, tất cả bắt đầu bằng niềm tin vào khả năng của bản thân.

Mặt khác, hai mẹ con cùng học tiếng Pháp, cũng là lĩnh vực mà người làm cha như tôi không thể can dự vào. Nhưng điều đó không can hệ gì, việc quan trọng là chúng tôi muốn Aya có cách nghĩ “ bất kể ai có năng lực cũng không thể nói rằng người đó ghê gớm hơn tôi” . Một sự vật có một hoặc hai điểm giống nhau là do năng lực cảm nhận của mỗi người. Những tín hiệu cho dù nhỏ như việc nhớ tên các loại hoa cỏ và côn trùng, tên của đội bóng và các cầu thủ đá bóng, thậm chí là cách sử dụng ngón trỏ và việc chuyển động mắt của Aya tôi cũng đều cho đó là những tín hiệu tốt. Nói tóm lại, chúng tôi hy vọng Aya có thể nhận được sự khích lệ, sự tin tưởng của mọi người để con có niềm tin vào bản thân. Đó là xuất phát điểm và cũng là thách thức về tinh thần để vượt qua những trở ngại khó khăn khi nuôi dưỡng một đứa trẻ khiếm khuyết về thể chất và tinh thần, cũng có thể áp dụng trong việc nuôi dạy những đứa trẻ bình thường. Nó giống như việc khi xem triển lãm hội họa, thư pháp hay gốm sứ của những người khiếm thị luôn khiến cho người xem cảm động và tăng thêm sự khích lệ đối với người thưởng thức.

Có rất nhiều cách bổ trợ cho những người khiếm khuyết về cơ thể để họ có thể tận dụng sức mạnh của những bộ phận không bị khiếm khuyết, khuyến khích họ tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội. Người có khó khăn về vận động có thể ngồi xe lăn chơi bóng đá, hoặc chạy maratong, người khiếm thính có thể biểu diễn nhạc cụ…..
Đối với những người khiếm khuyết về trí tuệ, cũng có nhiều cách để bộ trợ để họ có thể tham gia vào các họat động đa dạng của xã hội.

Từ khi học tiểu học đến khi học trung học, Aya rất khổ sở khi học môn toán, giờ ngẫm nghĩ lại hóa ra đó không phải là nỗi khổ của riêng Aya mà còn là nỗi khổ của hai vợ chồng tôi. Vì thế nên mọi người thường nói “Học dốt toán lý hóa là do gen”. Do đó, khi vào học đại học, không có môn toán đó là một may mắn lớn của Aya. Aya có thể tăng cường thời gian cho môn học tiếng Anh mà con say mê. Nhưng, chương trình học đại học không chỉ đào sâu nghiên cứu môn ngoại ngữ mà con ưa thích, còn các môn học khác như môi trường học, logic học, phương pháp điều tra xã hội học (thống kê học) ….. bao gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn nhưng ít nhất phải đạt 128 học phần mới có thể tốt nghiệp. So sánh với chương trình học tiểu học, phổ thông và trung học thậm chí với cả giai điạn thi vào đại học thì trạm kiểm soát này là nghiêm ngặt nhất.

Nhưng mức độ khó khăn không giống nhau. Những người có khó khăn về trí tuệ cũng có những mặt mạnh và mặt yếu, mặt yếu nhất của Aya là hiểu chậm nội dung các cuộc nói chuyện với những người nói nhanh. Có những lúc con phải nghe vài lần mới có thể hiểu được nội dung, nếu như đối phương nói nhanh quá, mới nghe một lần con không hiểu. Hơn nữa do trương cơ lực nên con viết chữ vừa mờ vừa chậm, do đó việc viết bài trên giảng đường cũng là một khó khăn đối với con. Sau khi suy nghĩ nhiều lần, chúng tôi quyết định ghi âm bài giảng để khi về nhà con có thể nghe lại. Trước khi thi, cả nhà chúng tôi cùng nghe, những phần nào quan trọng thì ghi lại để ôn luyện kỹ hơn.

Để viết thu hoạch, Aya phải tham khảo tài liệu, sau đó sửa nội dung. Những việc này đều là việc một sinh viên phải làm, chúng tôi thường xuyên trợ giúp con. Để giúp Aya có thêm “lực đẩy”,việc đó có sao đâu. Khi giúp đỡ con hòan thành những môn học con còn yếu, con có thêm lực lượng quan trọng, cũng là điểu tốt. Đó là những suy nghĩ của vợ chồng tôi khi giúp đỡ con.

Để có đủ tư cách phụ trách các công việc chính liên quan đến người khuyết tật, Aya đã chọn môn thuyết hạnh phúc của người khuyết tật. Thầy Qing yuan hao dạy môn này là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhi đồng đảo Bier thuộc Hội nghiên cứu vấn đề người khuyết tật tòan quốc, chính vì vậy thầy rất hiểu thực trạng của Aya. Hôm đó Aya thi học kỳ, đúng như sự lo lắng của chúng tôi, hết giờ thi mà Aya chưa làm xong bài. Đúng lúc đó, con đề xuất “Thầy cho em thêm một chút thời gian” và con nộp bài chậm hơn các bạn mười phút. Sau này lúc kể lại với chúng tôi chuyện đó thầy nói: “Thái độ của Aya lúc đó rất tự nhiên”. Chỉ cần biết con có thể ứng phó một cách linh hoạt trong tình huống đó cũng khiến tôi vui mừng hết sức bất kể là Aya có làm bài thi tốt hay không.

Trong bốn năm miệt mài học môn tập làm văn tiếng Anh, Aya được thầy Mantzel dạy môn này. Thầy giáo người Mỹ hòan tòan không có cái gọi là nhân nhượng bất cứ trong việc học tập. Tuy vậy thầy hết sức nhiệt tình, nhẫn nại khi hướng dẫn sinh viên. Lúc mới học thầy Aya rất lúng túng không biết làm cách nào hiểu lời thầy nói, thậm chí có lúc lo lăng hoang mang. Nhưng đến giờ thì thầy trò đã hiểu nhau nhiều, gần đây Aya còn thường xuyên đến thỉnh giáo thầy. Trong suốt thời gian Aya học thầy chúng tôi có dịp kiểm chứng ý nghiã của câu mà mọi người hay nói về giáo dục của Mỹ “dễ vào khó tốt nghiệp”.

Đối với những người gặp trở ngại về trí lực phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi tìm ra phương pháp hợp lý bổ sung vào những khiếm khuyết. Tôi nghĩ, có rất nhiều người dựa vào đó để có thể vượt quan được “bức tường cao nghiêm ngặt”. Gần đây tôi có những suy nghĩ như trên sau khi Aya bước vào đại học. Hiện nay, dưới danh nghĩa cải cách giáo dục có người cho rằng nên quy hoạch lại chương trình giáo dục từ bậc tiểu học đến trung học “cắt giảm các bộ môn lãng phí, các môn giống nhau không cần phải lặp lại nhiều lần”. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào Aya thì có thể biết điều đó không lãng phí. Chương trình tiểu học không hề có bất kỳ hàm tiếp nhau với chương trình phổ thông cơ sở, số lượng môn học phổ thông cơ sở tăng, bắt đầu nhớ tên gọi các tác phẩm văn học, danh nhân, sự kiện và địa danh lịch sử, đồng thời phân môn chia loại trên đại thể. Trung học cơ sở bắt đầu tiếp nối với chương trình trung học. Những nội dung này sau khi vào đại học lại trở thành tri thức được quy nạp mỗi mặt riêng lẻ, có liên quan mật thiết với nhau.

Rốt cuộc con người có hứng thú với cái gì? Năng lực của bản thân phát triển ở đâu? Chỉ có một hoặc hai cơ hội thì không có cách nào tìm ra được câu trả lời. Do đó trẻ con từ thiếu nhi trở thành thanh niên phải được lớn lên với nhiều điều kiện thay đổi của môi trường sống mới có thể phát hiện ra khả năng của mình. Chính vì thế quan điểm cải cách giáo dục hiện nay e rằng không thu được hiệu quả.

Sau mỗi bữa ăn không cần nhắc nhở Aya cũng tự động đánh răng. Điều này là sau một lần bị bạn hỏi “Bạn vừa ăn cá xong hả, sao miệng hôi thế?”, từ đó con có thói quen đánh răng ngay. Đối với một thiếu nữ, đó là cách khuyên bảo thành thực tương đối không nể mặt. Có điều địa điểm có thể tiếp thu những lời thẳng thắn như vậy chỉ có thể là trường học, đối với Aya là kinh nghiệm quý giá không thể thay thế được.

Học đại học, có nhiều kỳ thi, một số thầy giáo không tổ chức thi lại, nếu như không được thông qua thì không có cách nào đạt được học phần, cũng không thể tốt nghiệp. Mặc dù rất vất vả, nhưng cũng là môi trường tốt nhất để Aya có thể học được nhiều kiến thức ngòai sách vở. Ngoài ra, môi trường cảnh quan tuyệt đẹp của trường đại học khiến tinh thần của Aya vui tươi thanh thản. Tôi thậm chí còn muốn để Aya được sống mãi trong môi trường này. Nhưng, hiện thực không thể như thế. Bởi vậy con lại bắt đầu trận chiến mới.

 

CUỘC ĐỜI TÔI

Hiện tại tôi đang là sinh viên năm thứ tư trường Đại học Kagoshima Women’s College.

Tôi thường thích ngắm cảnh đẹp quanh trường và cả dãy núi Kirisshima phía xa. Một lý do khiến tôi chọn học trường này là do cảnh quan của trường tuyệt đẹp. Năm lớp sáu tiểu học tôi đã từng đến trường này rồi, những bông hoa khoe sắc trong sân trường đã gây ấn tượng sâu sắc trong tôi. Ngòai ra ngôi trường màu trắng cao tầng nằm gần vách núi mà tôi có thể nhìn thấy từ nhà mình càng khiến tôi có mơ ước mãnh liệt được vào học ở đây.

Còn việc chọn khoa Anh văn là do khi còn học phổ thông tôi được xem bộ phim truyền hình “ Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” của Laura Ingalls Wilder, tôi ao ước mình có thể đọc nguyên văn tác phẩm này bằng tiếng Anh.

Bước vào năm thứ hai đại học, lần đầu tiên tôi biết về thực tế bệnh tình của mình. Mặc dù đã từng xuất hiện ý định che giấu sự thực nhưng khi tôi nghe bài hát “Bài ca sinh mạng” có những câu như sau “Trước khi bị gọi là người khuyết tật, tôi muốn đáp rằng mình là con người. Trước khi làm người tàn tật và bị vứt bỏ, tôi muốn mọi người gọi tôi là con người. Tôi, sau khi trở thành người tàn tật, mới nhận nhận ra rằng, mình vốn là con người”. Lời bài hát thúc đẩy tôi mạnh mẽ. Cho dù gặp trở ngại về phát triển tôi cũng quyết không chịu thua. Tôi tự nhủ phải sống tốt!

Khi ba mẹ tôi quyết định viết sách, lúc đầu tôi có chút bất an, thậm chí lo lắng. Nhưng được sự giúp đỡ và khích lệ của nhiều người, tôi cảm thấy yên tâm và quyết định không nên do dự, không nên che giấu điều gì , công bố với moị người quá trình trưởng thành của mình. Tôi hy vọng có nhiều người hiểu thêm về con đường mà tôi đã đi.

Trước đây tôi không bao giờ nghĩ rằng mình mắc hội chứng Down, nhưng hiện tại khi đã công bố bệnh tình của mình tôi không mảy may cảm thấy hối tiếc. Tôi nói rõ quan điểm của mình với bác sĩ Tianzhong thuộc Trung tâm tư vấn nhi đồng tổng hợp. Nghe xong bác sĩ nói với tôi: “Bác rất hiểu tâm trạng của cháu, có thể nói với mọi người về việc này, bác cảm thấy rất tốt”. Nghe bác sĩ nói như vậy, tôi rất vui, bởi vì tôi vẫn cứ cho rằng mình không có cách nào nói rõ sự thật với mọi người, đành phải tìm bác sĩ để tư vấn.

Hiện nay, tôi là sinh viên khoa tiếng Anh, tôi học cả tiếng Pháp nữa, năm nay còn phải “chiến đấu” với tiếng Đức. Được học ngôn ngữ và văn hóa của các nước là một việc luôn khiến tôi có hứng thú.

Luận văn của tôi nghiên cứu về ảnh hưởng của tác phẩm “Gullivers Du ký” của nhà văn Jonathan Swift đến văn học thiếu nhi Nhật Bản. Lấy chủ đề “Trí tưởng tượng phong phú của thiếu nhi – Tình nhân ái của nhân loại – Tình yêu” để làm bản điều tra. Trong quá trình nghiên cứu tôi phát hiện ra một số nghệ sĩ vẽ phim hoạt hình và các tác giả sáng tác đồng thoại cũng chịu ảnh hưởng của tác phẩm Gullivers du ký. Bản điều tra tôi nhờ những người bạn của bố mẹ, người thân và các thầy giáo đại học gửi đến các đối tượng cần hỏi ở cả ngòai thị trấn, ngòai ra thông qua các nhân viên thư viện tôi cũng thu được nhiều bản trả lời có trách nhiệm của các em học sinh tiểu học. Tôi gửi lời cảm ơn tất cả mọi người, khi nhận được sự giúp đỡ của nhiều người lại một lần nữa tôi cảm nhận được sự ấm áp của tình người.

Trước mắt, tôi đang bổ sung kiến thức để có đủ tư cách trở thành nhân viên thư viện thậm chí là làm các công việc chính liên quan đến người khuyết tật. Ngoài nguyện vọng muốn làm những công việc có thể giúp đỡ những người gặp trở ngại, tôi còn muốn đọc và dịch những tác phẩm đồng thoại từ tiếng Pháp sang tiếng Nhật để đọc cho các bạn nhỏ nghe, tôi muốn được làm nhiều việc có ích. Ngòai ra, tôi cũng muốn làm những công việc trong môi trường yên tĩnh như thư viện chẳng hạn.

Trước khi viết những dòng này, tôi đã từng nghĩ mình không thể viết hay được nhưng đến khi cầm bút viết thì có rất nhiều những hồi ức quay lại trong đầu : những năm tháng ấu thơ, trường mầm non, thời kỳ học tiểu học …….Với rất nhiều ký ức đẹp như vậy nên tôi đã hòan thành bài viết này.

Mình viết về mình, mặc dù rất khó viết, nhưng tôi hiểu điều quan trọng là phải viết ra.
Tôi có thể trở thành sinh viên đại học một cách thuận lợi và có thể nỗ lực đến ngày nay đều bởi vì có sự cổ vũ, động viên hết mình của ba mẹ và cả sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều người. Cuối cùng, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả mọi người.

Ngày 19 tháng 10 năm 1997

 

 

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply