
Chúng ta là đấng cứu rỗi của chính chúng ta
Trích từ : Loving and Dying (Yêu và Chết)
của Tỳ kheo Visuddhàcàra
Bản dịch Việt ngữ của Không Tuệ
* * * * *
Là một thầy tu đôi khi tôi được mời đến tụng kinh đám chết. Tôi thấy thương xót cho những người có tang nhưng đôi khi tôi cảm thấy vô vọng vì có quá nhiều ngộ nhận về vai trò của người thầy tu trong việc tụng kinh đám chết.
Hôm nọ có một cô gái đến gặp tôi. Cha cô vừa chết sáng hôm đó. Cô van nài tôi: “Xin thầy đến tụng kinh cầu nguyện. Xin mở con đường cho cha con.” Tôi nhìn cô với tất cả từ tâm mà tôi có thể cóđược. Tôi có thể cảm nhận được sự hoang mang và đau khổ của cô. Tôi nghĩ cô chừng khoảng 20 tuổi, và là một người con hiếu thảo. Trong tim tôi tôi tự nhủ: “Chao ôi, làm sao mà mình có thể mởđường cho ai đây. Mình phải vẽ trên không cái lộ trình tưởng tượng nào cho cái trí tưởng tượng của cô ấy đi theo đây? Làm sao mình có thể nói với cô gái đáng tội nghiệp đang trong tình trạng bị tang chế bối rối này biết rằng không có cách nào giống như cô nghĩ ra như vậy.”
Đức Phật đã từng bị đặt trong trạng huống này một lần, và ngài đã trả lời như thế nào? Môt ngày nọ một thanh niên đến hỏi đức Phật: “Kính bạch Tôn giả, cha con vừa chết. Xin đến cầu nguyện cho ông. Vực hồn ông lên để ông có thể lên thiên đàng. Các thầy đạo Bà la môn có làm những nghi thức như vậy nhưng ngài là Phật có nhiều quyền năng hơn họ. Nếu ngài chịu làm thì chắc chắn linh hồn cha con sẽ bay thẳng lên thiên đàng.”
Đức Phật trả lời: “Được rồi. Con đi đến chợ mua dùm ta hai chậu đất nung và ít bơ.” Chàng thanh niên mừng rỡ vì đức Phật đã chịu làm bùa phép để cứu linh hồn cha mình. Anh lật đật xuống phố mua những vật được yêu cầu. Rồi đức Phật chỉ dẫn: “Bỏ bơ vào một chậu và bỏ đá vào chậu kia. Xong ném cả hai chậu xuống nước.” Chàng thanh niên làm theo, và cả hai chậu đều chìm xuồng đáy hồ. Rồi đức Phật nói tiếp: “Bây giờ lấy một cây gậy và chọc vào hai chậu ở đáy hồ.” Chàng thanh niên làm theo. Hai cái chậu bị vỡ và chất bơ vì nhẹ nên nổi lên mặt nước trong khi đá nặng nên vẫn nằm dưới đáy hồ.
Đức Phật lúc đó nói: “Giờ lẹ lên, đi mời hết các thầy tu đi. Nói với họ đến đây tụng sao cho bơ chìm xuống đáy và đá nổi lên trên.” Chàng thanh niên nhìn đức Phật sửng sốt. Anh nói: “Kính bạch Tôn giả, bộ ngài dỡn sao. Dĩ nhiên không ai tin bơ nhẹ thì chìm mà đá nặng lại nổi. Điều đó trái ngược với luật tạo hóa.”
Đức Phật cười và đáp: “Vậy con không thấy sao, nếu cha con sống một cuộc đời tốt lành, thì các việc làm của ông sẽ nhẹ như bơ, do đó bất kể tình huống nào cha con cũng sẽ thăng lên thiên đàng. Không ai có thể ngăn cản được điều đó, ngay cả chính ta. Vì không ai có thể cưỡng lại luật nghiệp báo. Nhưng nếu cha con sống một cuộc đời xấu xa, thì cũng như những hòn đá nặng kia, ông sẽ chìm xuống địa ngục. Không có số lượng cầu nguyện nào của mọi giáo sĩ quyền năng trên thế gian này có thể làm ngược điều đó.”
Chàng thanh niên bấy giờ đã hiểu. Anh ta sửa đổi cái quan niệm sai lầm của mình và không còn đi xin xỏ một việc không thể được. Câu chuyện ví von của đức Phật đã làm sáng tỏ một điều: Không ai có thể cứu chúng ta, nhất là sau khi chúng ta đã chết. Theo luật nghiệp, chúng ta là sở hữu chủ của mọi việc làm của chúng ta, là người thừa kế mọi việc làm của chúng ta. Hành động của chúng ta là vật sở hữu thật sự của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa và quyến thuộc thật sự của chúng ta. Chúng là nơi sinh trưởng chúng ta. Khi chết chúng ta không đem theo đuợc một xu con nào hay một của cải vật chất gì. Ngay cả một trong những người thân yêu nhất của chúng ta cũng không thể đi theo. Cũng như chúng ta đã đến một mình do nghiệp của mình, chúng ta phải ra đi một mình. Nếu chúng ta hiểu rõ luật nghiệp thì chúng ta sẽ cảm nhận được tầm quan trọng phải sống một cuộc đời cao đẹp khi chúng ta còn sống. Vì nếu chờ đến khi chết thì quá trễ, không có gì có thể thay đổi được nữa.
Tái sinh xảy ra tức khắc
Dù sao thì có một vai trò mà một vị thầy tu có thể đóng trong việc tụng kinh đám ma. Đó là cách trợ duyên của Phật giáo. Việc trợ duyên xảy ra như thế nào? Trước khi giải thích điều này trước tiên chúng ta cần phải hiểu chuyện gì xảy ra khi một người từ trần. Theo đức Phật, việc đầu thai tái sinh xảy ra ngay tức khắc sau khi chết, vì ý thức có cái đặc tính sinh tử liên tục không ngừng. Giữa lúc chết và lúc tái sinh không có một khoảng cách nào *. Chúng ta vừa chết là đi đầu thai ngay, hoặc là trong cõi người, cõi thú, cõi ma đói, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục, hoặc cõi trời.
Phật giáo Tây tạng tin rằng có một giai đoạn chuyển tiếp 49 ngày giữa lúc chết và lúcđầu thai; điều này đi ngược với Phật giáo nguyên thủy, vốn cho rằng việc tái sinh là tức thời ngay sau khi chết.
Người ta đi đầu thai tùy theo nghiệp của mình. Nếu sống một cuộc đời tốt lành thì nói chung sẽ đượcđầu thai tốt. Tâm thức lúc chết phải ở một trạng thái lành để được đầu thai tốt. Người tốt có thể đầu thai làm người hoặc thánh ở một trong những cõi trời. Đức Phật với tuệ nhãn có thể thấy được nhiều cõi khác nhau, và biết được con người khi chết đi đầu thai lập tức tùy theo nghiệp mỗi người. Đức Phật và nhiều vị sư thời của ngài có thể nhớ lại những kiếp trước của mình.
Nếu một người sống một cuộc đời độc ác, thì việc đầu thai xấu khó tránh khỏi – vào một trong bốn cõi đau khổ là địa ngục, ma đói, súc sinh, hoặc ngạ quỷ. Nhưng dù bị đầu thai vào bất cứ cõi nào, không ai ở đó vĩnh viễn. Lúc cuối đời, cái chết lại đến và lại đi đầu thai kiếp khác. Do đó không ai ở cõi địa ngục hoặc ma quỷ muôn đời. Luôn luôn có hy vọng là mình có thể vươn lên, mặc dù điều này có thể vô cùng lâu. Cho nên tốt hơn là không nên để mình lọt vào các cõi đau khổ đó, vì đã lọt vàođó rồi không ai biết phải ở đó đến bao giờ. Có thể cảm thấy như thiên thu!
Cũng vậy, sự hiện hữu ở cõi trời không phải vĩnh cữu. Vào lúc cuối đời ở đó, có người tái sinh ở cõi thấp hơn. Chỉ có bậc A La Hán không còn muốn tái sinh, không còn một chút tham sân si, mới không đầu thai nữa. Lúc chết bậc A La Hán sẽ không còn phải đến một trong 31 cõi sống. Ngài sẽ không còn ở trong vòng luân hồi sinh tử. Ngài đạt đến Diệt thọ tưởng, sự diệt khổ. Nhưng cho tới khi trở thành A La Hán thì ai cũng phải tiếp tục tái sinh.
Trợ công đức bằng cách nào
Nếu muốn trợ công đức được mỹ mãn, người nhận đức phải biết rõ điều đó. Người đó phải hiện diện và có khả năng chấp nhận công đức người khác làm dùm cho mình. Nếu chấp nhận, thì sự chấp nhận hoặc lòng hoan hỉ là một tâm lành. Nói cách khác người đó tự tạo nghiệp tốt cho mình bằng cách hoan hỉ đón nhận công đức người khác làm vì mình. Do đó không phải là chúng ta chuyển trao công đức mình cho người đó, vì chuyện đó không thể nào có được. Sự thật là người đó tự hoan hỉ và sự hoan hỉ đó là một điều phước làm giảm sự đau khổ và tăng niềm hạnh phúc cho người đó.
Nếu sau khi chết đi đầu thai vào cõi người hay cõi súc sinh, người chết không còn đó nữa nên sẽ không biết việc gì xảy ra, – chẳng hạn như chỉ là một bào thai trong bụng mẹ. Trong trường hợp đóngười đó không thể hoan hỉ và chia xẻ công đức đó.
Nếu người đó tái sinh vào tầng địa ngục, người đó cũng không thể biết chuyện gì xảy ra trên thế giới vì người đó đang chịu khổ ở địa ngục. Nếu được tái sinh vào cõi trời, người đó cũng không còn liên hệ gì với thế giới này, vì đang quá sung sướng và bận tìm hiểu cõi mới nên không để ý gì đến trần gian nữa. Thời gian là tương đối và một ngày trên thiên đàng được biết là tương đương 100 năm ở trần thế! Cho nên khi bậc thánh kịp nhìn xuống trần gian thì chúng ta đã chết hết rồi! Hơn nữa, chúng ta không biết chắc bậc thánh sẽ đương nhiên có thiên nhãn để nhớ lại kiếp trước, mặc dù trong kinh có ghi một số trường hợp các bậc thánh nhớ mình đã làm gì trong kiếp trước để được lên cõi trời.
Cho nên trong kinh Tirokutta, đức Phật nói với một đạo sĩ Bà la môn rằng chỉ có ngạ quỷ
mới có thể dự vào việc trợ công đức. Các ngạ quỷ này, mặc dù ở cõi riêng của mình, vẫn có thể nhìn thấy cõi người. Nếu họ biết được các hành động phước đức người khác làm vì họ và cảm thấy hoan hì, thì họ sẽ được phước do sự hoan hỉ đó. Dĩ nhiên không ai muốn người thân của mình tái sinh vào cõi ngạ quỷ. Ai cũng muốn nghĩ người thân của mình được tái sinh vào cõi người hay cõi trời.
Rồi vị đạo sĩ Bà la môn hỏi đức Phật chuyện gì sẽ xảy ra nếu người chết đã được tái sinh vào cõi tốt.Đức Phật trả lời rằng việc người khác làm điều thiện dùm cho người chết vẫn là điều tốt, vì trong cõi ta bà vô thủy này chắc chắn sẽ có những thân bằng quyến thuộc trong những kiếp trước bị tái sinh vào cõi ngạ quỷ. Và vì kiếp ngạ quỷ kéo dài rất lâu nên họ có thể vẫn còn lẩn quẩn. Do đó chúng ta chia xẻ công đức với những người thân nhân đó và với mọi sinh linh. Cạnh đó, đức Phật cũng vạch rõ rằng người nào làm công đức dùm cho người khác cũng sẽ được phước đức.
Trợ công đức là một truyền thống Phật giáo. Người Phật tử làm việc thiện chẳng hạn như dâng quả và cúng dường cho các nhà sư, bảo trợ việc ấn hành kinh sách và đóng góp cho các công tác từ thiện, chẳng hạn như viện dưỡng lão, nhà thương thí và trại người tàn tật. Rồi người Phật tử mời người quá cố và mọi sinh linh hoan hỉ chia xẻ công đức đó. Đây là một phước tốt, và người làm phước không “mất” đi chút phước đức nào mà còn hưởng thêm phước nhờ chia xẻ công đức đó, vì hành động chia xẻ bản thân nó cũng là một phước đức. Do vậy người sống làm việc thiện hai lần – trước là làm phước và sau là chia xẻ công đức đó.
Sự hiện diện của chư tăng để tụng kinh Phật và giảng pháp cho tang quyến trong lúc tang chế cũng là một sự hỗ trợ tinh thần lớn lao. Chư tăng có thể nhắc nhở với tang quyến lời dạy của đức Phật về lẽ vô thường, khổ và vô ngã. Chư tăng có thể khuyên tang quyến chấp nhận sự khổ với trí tuệ và càng kiên trì hơn để tiến đến Niết bàn, nơi chấm dứt mọi sự khổ.
Nếu chúng ta hiểu và chấp nhận ý niệm của Phật giáo rằng tái sinh là tức thời, thì chúng ta sẽ hiểu rằng điều quan trọng là phải làm việc thiện trong lúc còn sống. Khi làm việc thiện chúng ta tạo nghiệp tốt. Nghiệp là vật thừa kế thật sự của chúng ta, bởi chỉ những điều thiện đó hoặc nghiệp là có thể theo chúng ta. Sau khi chết, việc đốt vàng mã, tiền giấy, xe nhà giấy v.v…không giúp ích gì cho người chết. Việc đó là trái với luận lý của nghiệp. Hơn nữa, chúng ta có thể tự nhận ra rằng – làm sao những vật đốt ở đây lại có thể thành hình ở một thế giới khác, hoặc ở bất cứ đâu khác. Cái gì đốt thì cháy hết. Theo quan niệm nghiệp thì việc cúng cơm cho người chết cũng là vô nghĩa. Khi đã tái sinh thì sinh linh mới sẽ sống bằng thực phẩm thích hợp của cõi mới. Cho nên chúng ta thấy đức Phật không hề yêu cầu chúng ta cúng cơm cho người chết hoặc đốt vàng mã v.v…
Rõ ràng là những nghi thức đám tang đã được truyền từ đời này qua đời khác mà không ai nghĩ tới căn bản và ý nghĩa của những nghi thức đó. Điều mà đức Phật dạy, như đã giải thích trước đây, là làm phước dùm cho người chết và chia xẻ công đức đó bằng cách niệm rằng: Cầu xin người quá cố hoan hỉ và chia xẻ công đức này.
Đám tang Phật giáo là một đám tang đơn giản
Con đường Phật giáo rất là có ý nghĩa và giản dị. Nếu chúng ta thấu hiểu con đường Phật giáo, thì một đám tang Phật giáo là một đám tang rất giản dị không có những nghi thức dị đoan, không có sợ hãi, lo lắng hoặc hoang mang. Không cần phải đốt cái này cái nọ, thực hiện những nghi lễ kỳ quái và kiêng cử đủ chuyện, tất cả những chuyện vô nghĩa và làm hoang mang tang quyến, vốn thường làm theo chỉ vì lo sợ, vì áp lực xã hội hoặc vì thiếu hiểu biết. Chúng ta không cần phải mời thầy cúng và làm lễ với tiền công rất lớn, hoặc mướn ban nhạc cho dù là chơi nhạc trang nghiêm.
Là Phật tử, chúng ta chỉ nên mời chư tăng đến tụng kinh không quá dài dòng. Tốt nhất là nếu tụng kinh tiếng Phạn mà có thầy thông dịch kinh ra ngôn ngữ mà mọi người tham dự tang lễ đều hiểu đểsuy nghiệm về lời kinh đã tụng, về lời dạy của đức Phật về bản chất của sinh và tử. Đặc biệt quan trọng là lời nguyện giữ năm giới – lập lại theo vị sư. Việc tuân hành ngũ giới là việc tu tập căn bản của người Phật tử. Sau khi nguyện ngũ giới, nhà sư có thể giảng pháp nhằm tạo niềm an ủi, thoải mái và sức mạnh cho tang quyến.
Theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, chư tăng không nhận tiền thù lao. Chư tăng đến tụng là do tâm từ bi, để hỗ trợ tinh thần cho Phật tử trong lúc cần thiết. Do đó chư tăng sẽ không nhận tiền thù lao vì điều này đi ngược với tinh thần đạo pháp. Tuy nhiên, Phật tử đôi khi dâng phong bì cúng dường chư tăng để mua vật cần thiết như áo cà sa hay thuốc men. Nếu có lòng dâng hiến như vậy, thì số tiền này chỉ là tượng trưng thôi. Thật ra chư tăng không được chờ đợi người ta đưa phong bì, và nếu có đưa là hoàn toàn do ý nguyện của tang gia. Số tiền nhỏ nhoi đó là tiền cúng dường chứ không phải tiền công. Thường thì tiền công đám tang rất lớn do nhà quàn quy định trước khi làm tang lễ đình đám. Đó không phải là việc làm của một nhà sư.
Tang quyến dĩ nhiên có thể cúng dường thực phẩm cho chư tăng tại chùa. Những người khá giả hơn có thể đóng góp vào việc in kinh sách biếu không. Họ cũng có thể đóng góp cho các hội từ thiện, cho người nghèo khổ, và các công đức khác. Thay vì đặt vòng hoa, thân bằng quyến thuộc nên cúng dường vào những cơ quan từ thiện. Những công đức này có thể được san sẻ với người quá cố. Tất cả những việc đó sẽ làm đám tang có ý nghĩa hơn – loại bỏ mọi lễ nghi khó hiểu và phí phạm.
Chúng ta có thể học từ những người khác
Người chết nên đem thiêu hoặc chôn ngay – trong cùng ngày hoặc vào ngày hôm sau. Về mặt này tôi nghĩ các gia đình người Hoa có thể học vài điều từ một đám tang Hồi giáo, mà tôi được biết là rất giản dị, thực tế và ít tốn kém. Một người bạn Hồi giáo của tôi nói rằng người Hồi giáo chôn người chết ngay hôm từ trần, hoặc trễ nhất là ngày hôm sau. Cho nên nếu một người Hồi giáo chết lúc 2 giờ chiều thì có thể được chôn trước khi mặt trời lặn ngày hôm đó. Nếu người đó chết vào buổi xế chiều hoặc vào buổi tối thì sẽ được chôn ngày hôm sau.
Đám tang rất ít tốn kém vì bạn tôi nói Hồi giáo không khuyến khích phô trương mà khuyến khích đơn giản và tiết kiệm. Anh ấy nói rằng một đám tang Hồi giáo chỉ tốn 500 đồng kể cả quan tài, rất ít so với một đám tang người Hoa vốn có thể tốn đến 30,000 đồng hoặc hơn! Thủ tục đám tang của Hồi giáo cũng tương đối đơn giản và có ý nghĩa. Một đám tang Thiên chúa giáo cũng đơn giản, ít tốn kém và có ý nghĩa, và thường chôn trong vòng 48 giờ.
Tôi tin rằng ở đời chúng ta không bao giờ ngừng học hỏi. Luôn luôn có cách hay hơn, có ý nghĩa hơnđể làm bất cứ việc gì. Nếu chúng ta có đầu óc cởi mở không thành kiến chúng ta có thể học lẫn nhau.Đức Phật dạy chúng ta trong kinh Kalama rằng chúng ta nên luôn luôn suy nghĩ và tự tìm hiểu cho mình. Nếu chúng ta tìm thấy thủ tục gì hay ho và có ý nghĩa hơn thì chúng ta nên theo; nếu chúng ta thấy điều gì xấu hoặc dở, chúng ta không nên theo, và nếu chúng ta đã lỡ theo thì chúng ta phải mạnh dạn và sáng suốt đủ để bỏ. Đức Phật nói chúng ta không nên mù quáng theo bất cứ điều gì nếu chưa tìm hiểu và nghi vấn trước. Đức Phật khuyến khích chúng ta nghi vấn và điều tra. Ngay cả lời đức Phật cũng phải điều tra và chỉ nên theo một khi đã thấy là đúng. Đức Phật không muốn chúng ta có lòng tin mù quáng mà là lòng tin dựa vào kiến thức có kinh nghiệm trực tiếp.
Do đó, nếu chúng ta tìm thấy những thủ tục tốt và đơn giản nơi các tôn giáo hoặc truyền thống khác, chúng ta có thể thích ứng và làm theo, miễn là những thủ tục này không đi ngược lại tín ngưỡng của chúng ta. Về mặt này, chúng ta có thể học hỏi các tôn giáo khác về việc làm đám tang nhanh gọn và ít tốn kém. Chúng ta cũng nên gạt bỏ mọi thủ tục dị đoan không có tính cách Phật giáo. Về chuyện dịđoan, tôi biết có rất nhiều trong nghi thức tang lễ người Hoa, và tôi đã thấy tận mắt khi đi tụng kinhđám tang. Tôi không biết phải làm thế nào và đành chứng kiến trong im lặng. Không ai có thể làm gì hơn, vì truyền thống là điều khó sửa đổi nhất, ai muốn thay đổi thường bị chống đối và kể cả lên án quyết liệt.
Có những lúc tôi do dự không muốn đi tụng kinh đám tang vì tôi không biết sự có mặt của tôi ở đóphục vụ cho mục đích gì. Nhưng thường thì tôi nhận lời và cố hết sức giảng một bài pháp và giải thích rõ lập trường của đạo Phật. Tôi nghĩ đã đến lúc những Phật tử người Hoa xét lại các tục lệ đám tang truyền thống Trung Hoa và giản dị hóa cho đúng với trí tuệ Phật giáo. Tôi có thể bị chỉ trích vì quanđiểm này nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta không lên tiếng nói thì có hại cho cộng đồng Phật giáo.
Nếu tôi được phép gợi ý về một đám tang Phật giáo đơn giản, tôi sẽ đề nghị đem thiêu trong cùng ngày nếu có thể được, còn nếu không thì thiêu ngày hôm sau. Tuy nhiên một số người có thể cần giữ người chết thêm vài ngày để thân bằng quyến thuộc ở xa có thể đến viếng thăm một lần cuối, hoặc vì những lý do riêng tư. Cho nên quyết định về việc này là một quyết định riêng tư của tang quyến. Tôiđề nghị thiêu thay vì chôn bởi nhiều lý do thực tiễn, chẳng hạn như thiếu đất, dân đông, và tiết kiệm phí tổn đám tang, dùng tiền đó làm nhiều việc có ý nghĩa hơn như giúp từ thiện chẳng hạn.
Người chết cần được người nhà tắm, lau sạch và mặc đồ thay vì để người ngoài làm. Đây sẽ rất có ý nghĩa vì thân xác của người thân chúng ta, và điều tối thiểu chúng ta có thể làm được là chăm sóc một cách dịu dàng với tình thương yêu và lòng kính trọng. Người chết nên mặc quần áo không cần sang hay trịnh trọng, nhưng là bộ đồ mà người ấy thích mặc lúc còn sống. Người chết đàn ông thì do thân nhân phái nam tắm rửa mặc đồ, còn người chết đàn bà thì thân nhân phái nữ làm. Chúng ta không nên sợ một xác chết, nhất là thân xác của người thân chúng ta.
Cũng không có lý do gì phải mang nữ trang cho người chết. Có một lần, khi đang tụng kinh đám tang, tôi thấy người nhà quàn mang cho người chết các chiếc nhẫn và bông tai làm riêng cho những người quá cố. Điều này càng trớ trêu và vô nghĩa, vì khi đi đầu thai kiếp khác người chết không mang theo được gì ngoài tổng số những điều thiện và ác mà người đó đã làm suốt cuộc đời.
Khi di chuyển người chết, như khiêng từ giường và đặt vào quan tài, người nhà cũng có thể đứng ra làm. Và mọi người phải luôn luôn nhẹ nhàng và tôn kính khi di chuyển người chết. Cái tục lệ quay lưng lại không nhìn người chết khi xác được đặt vào quan tài, hoặc khi quan tài được đặt vào xe tang, đối với tôi là một điều kỳ lạ. Người chết là người thân của chúng ta và chúng ta lẽ ra phải dịu dàng đặt xác vào quan tài hoặc quan sát với lòng tôn kính khi người khác làm dùm chúng ta. Đối với tôi quay lưng lại người chết là một biểu hiện thiếu tôn trọng! Tôi không thể không nghĩ rằng nếu tôi là người chết tôi sẽ bị tự ái tổn thương nếu bị đối xử như vậy.
Tục lệ quay lưng lại chỉ là một dị đoan. Tại sao chúng ta sợ bị xui xẻo nếu chúng ta không tuân theo những điều cấm kỵ như vậy? Là Phật tử chúng ta nên tin tưởng vào nghiệp của mình, vốn là nơi ẩn náu và hỗ trợ thực sự của chúng ta. Làm lành thì được lành, làm ác thì bị ác. Chúng ta nên sợ những hành động xấu, như phạm giới, vì những điều xấu sẽ mang lại sự khổ, chứ không phải những dị đoan cấm kỵ không cơ sở kia.
Quan tài cũng không cần phải đắt tiền. Quan tài nên đặt giữa nhà với ít hoa trang trí đàng hoàng chung quanh và hình của người chết. Có thể chưng vài câu pháp, câu kinh, câu giảng của đạo Phật ởđó để mọi người suy nghiệm. Không nên nhận vòng hoa, thay vào đó yêu cầu phúng điếu đuợc gửi vào tổ chức từ thiện do tang quyến đề nghị. Số tiền tiết kiệm được do làm tang lễ đơn giản và có ý nghĩa như vậy cũng có thể được chuyển đến từ thiện.
Trước quan tài người chết ta không cần cúng cơm, vì như đã giải thích, người chết không thể tham gia được. Đốt vàng mã, tiền giấy v.v… đều vô nghĩa và hoàn toàn không nên. Thắp nhang đèn cũng không cần thiết. Thật vậy, những tục lệ dị đoan và kiêng cử thường xảy ra trong các đám người Hoa nên bỏ hết đi, nếu ta nhớ lời đức Phật dạy rằng một Phật tử thuần thành có năm đặc tính: “Người đócó lòng tin; người đó giữ kỷ luật về đạo đức; người đó không tin điềm dị đoan; người đó dựa vào nghiệp chứ không phải vào điềm; người đó không đi tìm thầy dạy tâm linh ngoài nơi này (tức là ngoài Phật pháp) và người đó phải biểu hiện danh dự ở nơi này trước hết (tức là người đó tôn trọng Phật pháp và không nên đi theo những thủ tục ngược lại đạo Phật.)”
Mặc áo tang cũng là không cần thiết. Đức Phật không muốn chúng ta tiếc thương than khóc mà phải chấp nhận cái thực tế chia lìa chết chóc với trí tuệ và thanh tịnh. Sự thương tiếc là một tâm trạng không lành mà phải chế ngự bằng tỉnh giác và suy tư trí tuệ. Cho nên các bậc A na hàm và A la hán (vốn đã đạt quả thứ ba và thứ tư của cõi thánh) không có khả năng tiếc thương than khóc. Khi đức Phật nhập diệt, những bậc đã đắc quả A na hàm và A la hán không khóc. Vì hiểu rõ tính chất vô thường, các ngài không than khóc cho dù đức Phật nhập diệt trước mắt mình.
Đức Phật cũng không than khóc khi hai môn đệ chính của ngài là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên viên tịch cách nhau hai tuần, trước ngày Phật nhập diệt sáu tháng. Đức Phật nhận xét: “Này các Tỳ kheo, Như Lai vi diệu cho nên khi hai đệ tử qua đời Như Lai không than van thương tiếc.” Và đức Phật nói tiếp: “Vì cái gì sinh ra, lớn lên, thì phải chịu tan biến, làm sao lại cho rằng không được ra đi? Thật vậy,điều đó là không thể được. Do đó, này các Tỳ kheo, các ông hãy xem chính mình là hải đảo của mình, chính mình là nơi nương tựa của mình, không nên nương tựa bên ngoài. Hãy xem đạo pháp là hải đảo của các ông, đạo pháp như chỗ nương tựa, không nên nương tựa bên ngoài.”
Ta không đè nén tiếc thương, nhưng nhìn nhận tiếc thương và phân tán nó qua tỉnh giác và thông hiểu
Vậy thì nếu chúng ta nhớ lời Phật dạy, chúng ta có thể giữ bình thản trước sự tiếc thương. Ở đây chúng ta nên nhấn mạnh chúng ta không nói rằng cần phải đè nén sự thương tiếc bằng sức mạnh, làm ngơ hoặc chối từ nó. Không, việc đó cũng là một phương thức không đúng.
Phương thức chúng ta là nhìn nhận và quan sát tâm trạng buồn đau của mình. Qua tỉnh giác và tư duyđúng đắn, chúng ta có thể kềm chế sự tiếc thương và trở nên thanh tịnh. Tỉnh giác và thông hiểu là con đường trung đạo tốt nhất – nó không áp chế cũng không thổi bùng những cảm xúc tiêu cực và hủy hoại. Tỉnh giác là nhìn nhận và quan sát, từ đó sự thông cảm, chấp nhận, dung hòa và trí tuệ có thể trổi lên. Chúng ta không từ bỏ hoặc đè nén cảm xúc của chúng ta. Chúng ta nhìn nhận và quan sát chúng.
Trong sự nhìn nhận và quan sát đó, chúng ta có thể chịu đựng được sự xáo trộn và mâu thuẫn diễn ra trong đầu chúng ta. Chúng ta có thể tư duy đúng đắn về tính chất vô thường, khổ và vô ngã. Chúng ta có thể học từ kho hiểu biết của người xưa, và chấp nhận sự thương tiếc của mình. Nói cách khác, sự hiểu biết có thể nảy sinh. Chúng ta hiểu và chấp nhận nỗi buồn đau của chúng ta. Và nỗi buồn đauđó sẽ không làm chủ tâm thức ta và làm choáng ngợp chúng ta. Đây là ý chúng ta muốn nói khi chúng ta cho rằng sự áp dụng tỉnh giác nhẹ nhàng dẫn đến sự thông hiểu và điềm tĩnh.
Với cách đó, chúng ta sẽ không kêu gào thảm thiết. Chúng ta có thể quan sát những cảm xúc tiếc thương trong chúng ta, và có thể kềm chế tự nhiên, để chúng ta không phải biểu lộ quá đáng bên ngoài. Ta sẽ chỉ có thanh tịnh, chấp nhận và thông hiểu. Ngay cả nếu chúng ta mất kiểm soát và khóc lên, chúng ta cũng khóc trong sự tự chế. Rồi chúng ta cũng sẽ tự kiểm soát lại được và lắng dịu xuống. Tỉnh giác sẽ đến giúp chúng ta giải quyết cơn thương tiếc. Chúng ta sẽ hiểu thực tế của đau khổ, sự thực mà đức Phật và các bậc thầy thông thái đã dạy, và chúng ta có thể mỉm cười trở lại.
Quay lại chủ đề thương tiếc, chúng ta có thể thấy là theo quan điểm trí tuệ và không đau buồn, việc mặc áo tang cũng không cần thiết. Điều đó không có nghĩa chúng ta không hiếu thảo, hay chúng ta ít thương người thân yêu, nếu chúng ta không mặc đồ tang. Không, chúng ta vẫn thương kính người thân yêu nhưng thấy không có lý gì để biểu lộ bề ngoài lòng thương tiếc đó. Lòng tôn kính và thương tiếc là rất riêng tư. Chúng ta cảm thấy trong tim mà không cần phải phô trương ra ngoài.
Thay vì chú trọng vào những hình thức thương tiếc bề ngoài, ta nên nhìn lòng hiếu thảo qua những hành động đối với ông bà cha mẹ khi họ còn sống. Hành động sẽ tự biểu hiện. Thật là bất hạnh nếu một số người nghĩ rằng làm tang lễ đình đám và mặc đồ tang có thể đền bù cho hành động thương yêu săn sóc mà mình đã không làm khi người thân còn sống.
Tuy nhiên, trong nghi thức trang nghiêm của đám tang, chúng ta có thể mặc những bộ đồ “trang trọng”. Chúng ta có thể chọn đồ sậm, trắng, hoặc màu giản dị mà mình có sẵn. Đối với tôi như thế cũng đủ, mặc dù nếu người chết là một Phật tử hoan hỉ và dễ thông cảm thì cũng không hẳn muốn chúng ta mặc đồ tang thương tiếc, ngược lại muốn chúng ta hoan hỉ rằng người thân mình đã sống một cuộc đời thiện và được tái sinh tới một cõi tốt đẹp hơn. Do thế một người trước khi chết có thể nói rõ mình không muốn thương khóc và tục lệ dị đoan mà chỉ muốn một tang lễ giản dị. Người đócó thể ủy quyền cho một người có tinh thần trách nhiệm để thực hành ý nguyện của mình. Người đócũng có thể viết ra và ký trước mặt nhân chứng để mọi người đều biết và làm theo ý mình.
Không khí chung trong nhà và suốt buổi tang lễ nên thanh tịnh và hiểu biết. Những hoạt động không phù hợp như nhậu nhẹt cờ bạc nhất định phải cấm. Mọi người phải tôn kính và xử sự trang nghiêm. Những câu kinh Phật có ý nghĩa thỉnh thoảng nên đọc lên để tang gia và mọi người cùng chiêm nghiệm. Một người có thể đứng ra dẫn đầu việc niệm kinh. Nếu ai cũng hiểu đạo pháp thì ai cũng có thể kềm chế sự đau buồn. Những người cứng rắn chịu đựng được thì nên an ủi những người thương cảm. Nếu được vậy trong suốt tang lễ sẽ có một không khí bình yên và hiểu biết. Và những người có mặt ở đó càng cảm thấy cương quyết và thúc đẩy hơn trong việc tìm đạo, và sống với tình thương yêu và từ tâm hơn.
Một lễ tưởng niệm có thể diễn ra ngay trong nhà. Những người lớn tuổi trong gia đình có thể dẫn đầu buổi tưởng niệm này, trong đó cuộc đời và những việc thiện của người quá cố có thể được kể ra. Con cái có thể kể lại lòng tốt và thương yêu của cha mẹ *, và nguyện sống một cuộc đời gương mẫuđể tưởng nhớ cha mẹ mình.
Về mặt này các bậc cha mẹ nên nhớ là hành động sống lâu hơn đời người. Một cuộc đời tốt đẹp là di sản hay nhất mà cha mẹ có thể để lại cho con cái, một di sản vừa làm gương vừa đem lại phẩm giá cho con cái. Hương thơm của một cuộc đời hành thiện gương mẫu sẽ còn mãi mặc dù người chết đã lâu rồi.
Cũng nên mời một nhà sư đến để giảng một bài pháp thích hợp. Cũng có thể tổ chức một thời ngồi thiền trong nhà. Điều này sẽ là một hành động tốt và một biểu hiệu kính trọng đối với người quá cố. Nếu người quá cố là một thiền sinh thuần thành thì chắc hẳn sẽ rất hoan hỉ nếu biết mọi người ngồi thiền chung quanh quan tài của mình. Nếu người chết đã được tái sinh nơi cõi trời và có thể thấyđược cảnh này, tôi tin chắc rằng người đó rất vui sướng. Riêng tôi sẽ rất vui sướng nếu nhìn xuống thấy mọi người ngồi thiền chung quanh quan tài của tôi. Tôi sẽ vô cùng hài lòng. Và nếu có thể được tôi sẽ xuống ngồi thiền vui vẻ với mọi người, nhưng dĩ nhiên bạn nên tha lỗi tôi: tôi biết tôi đang tưởng tượng quá đáng.
Vào ngày hỏa thiêu, chúng ta lại có thể chia xẻ những việc thiện đã làm. Chúng ta có thể công bố danh sách những tổ chức từ thiện được nhận tiền cúng dường. Ở lò thiêu, trước khi đẩy quan tài vào lò chúng ta cũng có thể có một lễ tưởng niệm có ý nghĩa. Những câu kinh Phật có ý nghĩa có thểđược đọc lên, về lẽ vô thường của cuộc đời, về cái chết không thể tránh khỏi, và về sự cần thiết phải sống một cuộc đời tốt, phải hành thiền và phục vụ đồng bào. Nếu bài điếu văn được viết trước vàđọc to cho mọi người nghe thì càng giúp cảm hóa người nghe hơn. Hay nhất là một vị sư làm lễ tưởng niệm này, nhưng nếu không được thì một người lớn tuổi trong gia đình cũng có thể đứng ra làm được.
Sau khi hỏa thiêu, chúng ta nên làm gì với tro cốt người chết? Tôi nghe nói thông thường theo Phật giáo Miến điện thì tro người chết để lại cho nhân viên lò thiêu dọn dẹp. Thân nhân không đến nhận tro vì người ta tin rằng khi vừa chết người thân họ đã tái sinh tức thì, và cái thân xác để lại chỉ là cái vỏ trống không. Tuy nhiên người Hoa ở Mã lai thì gửi hũ tro ở các chùa hoặc tháp có trả phí tổn kháđắt. Quan điểm riêng của tôi là giữ tro không có lý gì cả vì chuyện đó chẳng phục vụ cho mục đích gì, vì không cần phải cúng lễ gì trước hũ tro cả. Vì theo đạo pháp chúng ta đã biết tro chỉ là phần tử vật chất vô tri vô giác trong khi tâm thức đã được tái sinh trong một cơ thể khác ở một cõi nào đó. Dođó tôi đồng ý với Phật giáo Miến điện là thiêu xong thì để tro lại luôn. Nếu chúng ta muốn nhớ và vinh danh người chết chúng ta nên sống một cuộc đời tốt đẹp và làm điều thiện để tưởng nhớ người đó. Trong ngày giỗ cũng vậy, chúng ta có thể đi cúng chùa hoặc cho từ thiện.
Tất cả những đề nghị về tang lễ mà tôi nêu ra trên đây đều có ý nghĩa và quan trọng hơn những tục lệ hiện tại. Nhưng dĩ nhiên người đọc có quyền quyết định theo ý mình. Đây chỉ là những cảm nghĩ của tôi, cách nhìn của tôi. Tôi hiểu người khác có thể cảm nghĩ khác hẳn. Họ có thể không đồng ý với tôi và họ có toàn quyền như vậy. Vì tôi luôn luôn tin rằng không ai có quyền áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Chúng ta có đầu óc riêng và phải được quyền suy nghĩ và quyết định cho chính mình.
Vì vậy cho nên tôi phải làm thật sáng tỏ nơi đây rằng tôi không áp đặt quan điểm của tôi lên ai. Tôi chỉ diễn đạt và chia xẻ quan điểm của tôi mà thôi, và tôi để mỗi người quyết định cho chính mình là họ có tin theo hay không. Mỗi người phải tự do làm theo ý mình. Hơn nữa, khi quyết định về tang lễ sau khi người thân chết, gia đình phải bàn tán và đồng tình. Do đó tốt hơn hết là trước khi chết chúng ta nên nói rõ mình muốn tang lễ như thế nào. Và nên viết ra giấy trắng mực đen, ký tên và có người chứng. Lúc đó thì sẽ không còn tranh cãi sau khi người thân chết. Gia quyến cần tôn trọng và làm theo ý nguyện đó.
Dĩ nhiên những sự gợi ý của tôi không phải là đầy đủ, không bao hàm mọi chi tiết và khía cạnh của một đám tang. Đây chỉ là một cái khung gợi ý sơ sài, để gợi thêm suy nghĩ. Có thể có những cách khác nữa. Do đó có lẽ tốt hơn cả là một nhóm tín đồ Phật giáo có uy tín và đồng quan điểm cùng ngồi xuống và phác họa một tang lễ Phật giáo bao trùm mọi khía cạnh và chi tiết, và giải đáp mọi thắc mắc có thể nêu lên. Trước hết, cần phải xem xét lại các thủ tục đám tang hiện tại. Các tục lệ đó là gì? Có nghĩa gì? Chúng ta có biết và hiểu rõ những điều mà chúng ta làm theo hay không? Tại sao chúng ta thi hành những tục lệ đó? Các tục lệ đó có hợp lý không? Có phù hợp với Phật pháp không? Hayđó chỉ là những tục lệ mê tín hay những tục lệ không đi đôi với pháp của đức Phật dạy?
Theo cái nhìn của tôi, nhiều tục lệ hiện tại ở các nhà người Hoa theo đạo Phật không thể đi đôi với Phật pháp. Có vẻ như là nhiều người theo các nghi thức tang lễ mà không hiểu ý nghĩa của các nghi lễđó là gì. Trong đám tang, họ đều thật bối rối và khổ đau. Họ chỉ làm theo những gì người khác bảo bởi vì đó là truyền thống và họ không thể nào đi ngược lại vì sẽ bị chỉ trích và buộc là bất hiếu v.v…Do đó không có một sự tham gia có ý nghĩa nào. Đối với tôi, mọi việc thật là thảm hại. Tất cả chỉ là sự thiếu hiểu biết và buông xuôi.
Như vậy một nhóm tín đồ Phật giáo có uy tín xem xét lại các tục lệ nghi thức này và có thể đề ra những thủ tục khác có ý nghĩa hơn và phù hợp với Phật pháp. Chi tiết về tang lễ với nhiều phương thức tùy trường hợp cần được đề ra sau khi nhóm này nghiên cứu kỹ càng tình trạng hiện tại ở địa phương. Sau đó có thể xuất bản một cuốn sách với mọi chi tiết về tang lễ với những lựa chọn tùy ý tang chủ. Một dự án như vậy rất là hữu ích cho cộng đồng Phật giáo vốn rất bối rối không biết thế nào là một tang lễ Phật giáo đúng đắn.
Về phần tôi
Về tang lễ của chính tôi, tôi đã suy nghĩ kỹ về việc tôi muốn giải quyết thân xác tôi như thế nào sau khi chết. Thân xác sau khi chết thật ra chẳng có gì khác hơn là một thây ma, sẽ trở về với đất cát. Vậy tôi có thể làm một việc thiện cuối cùng với thân xác đó, đó là hiến tặng nó cho bệnh viện. Bác sĩ có thể mổ lấy con ngươi từ mắt tôi để cho người mù được sáng mắt. Hãy tưởng tượng niềm vui sướng của người mù được thấy trở lại, và món quà đó quý giá như thế nào đối với người mù đó. Và tưởng tượng tôi cũng sẽ sung sướng như thế nào nếu biết được tôi đã cho người đó món quà của thị giác. Món quà đó chẳng phải là hy sinh gì của tôi, vì thân xác không còn xử dụng gì nữa sau khi chết. Cho nên tôi nên làm một việc thiện cuối cùng trước khi nó tan rã.
Nếu có thể được thì các bác sĩ cũng nên mổ lấy tim, thận, phổi, gan, và bất kỳ cơ quan nào của tôi sau khi chết để ghép cho người khác. Và cái gì còn lại thì cũng giúp ích cho sinh viên y khoa. Họ có thể thực tập mổ xẻ xác tôi, và khi xong rồi họ thanh toán như thế nào cũng được. Có thể nó trở thành phân bón nuôi một cây con trở thành một cây to có hoa đẹp và bóng mát. Với cách đó thì cũng không ai phải lo làm tang lễ gọi là đàng hoàng cho tôi. Mọi người cứ việc để xác tôi ở bệnh viện đểhọ làm gì tùy ý. Như vậy mọi việc đều dễ dàng cho mọi người. Không ai phải bận tâm nữa, không ai phải phiền toái không cần thiết vì tôi.
Và nếu có ai đó muốn tôi được một tang lễ đàng hoàng và đến thăm viếng một lần cuối, tôi sẽ nói: Xin đừng bận tâm về chuyện đó. Tôi không phải là người cần đám tang. Nhưng nếu bạn thật sự muốn nhớ đến tôi, thì đi làm một việc thiện đi. Làm bất cứ một việc thiện nào để tưởng đến tôi. Sống một cuộc đời tốt lành. Hãy quan tâm và chia xẻ với mọi người. Hãy tha thứ và thương yêu. Hãy rộng rãi và bao dung. Hãy tử tế và dịu dàng. Đó là tất cả những gì tôi yêu cầu. Việc đó sẽ làm tôi rất vui sướng – biết được rằng tôi đã truyền bá được lời nhắn nhủ tốt lành và có được ảnh hưởng tốt với người khác.
Nguồn: http://www.budsas.org
Chúng ta là đấng cứu rỗi của chính chúng ta