Bệnh về da của người có hội chứng Down

Trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh có hội chứng Down thường có da bàn tay và bàn chân xanh lúc mới sinh và kéo dài vài ngày sau đó, do việc tuần hoàn của máu ở bàn chân và bàn tay bị giảm thiểu. Tình trạng này vô hại, ngoài ra trẻ sơ sinh còn có thể có da lốm đốm hơi xanh, do mao quản của da đáp ứng lại với sự mát lạnh của môi trường bên ngoài. Đây là tình trạng thông thường cho tất cả trẻ sơ sinh, tuy nhiên nơi trẻ có hội chứng Down thì nó kéo dài lâu đến vài tháng.

Bệnh kinh niên về da

  • Trẻ có hội chứng Down có thể có da khô, nhám. Thường khi ở những trẻ khác tình trạng này lá do thiếu sinh tố A, nhưng đó không phải là nguyên do hay gặp nơi trẻ có hội chứng Down. Cách đối phó tốt nhất là dung xad phòng loại không làm khô da, khi tắm thì thêm dầu vào nước tắm, và thoa kem làm mướt da (moisturizers).
  • Chứng khác là khóe miệng và môi có lằn nứt nẻ, da đổ, có vẩy. Thường là do hơi ẩm tụ lại ở khóe miệng, nhưng cũng có thể hóa nặng hơn do nhiễm trùng hay nấm Candida. Cách trị là thoa kem có chất steroid nhẹ và chữa nhiễm trùng nếu có.
  • Da có vẩy đỏ, ngứa. Thường thấy nhất ở má, sau tai, sau đầu gối và lòng cùi chỏ. Trị bằng cách thoa kem có steroids và uống antihistamines. Chứng này hay thấy nhất trong những năm đầu của trẻ.
  • Chứng khác cũng là tình trạng tương tự như trên nhưng thường là da nhờn, có vẩy, thấy trên da dầu và long mày. Cách thường làm là dung xà phòng trị gầu, xà phòng có hợp chất tar hay salicylates. Đôi khi dùng thuốc trừ nấm (antifungal) cũng có ích.
  • Da dầy, nơi người có hội chứng Down thấy ở lòng bàn tay và gót chân. Chỉ nên có trị liệu nếu người ta thấy khó chịu, và dung kem có salicyclic acid hay đá bọt (pumice stone). Da dầy ở chân có thể làm giảm bớt bằng việc mang giầy vừa chân, thoải mái.
  • Bướu lành trên da, sinh ra từ ống dẫn mồ hôi. Bướu trông giống như rất nhiều đốm đỏ mọc trên da, màu vàng từ đậm tới nhạt. Hay thấy nhất trên mi mắt, cổ và ngực, và xẩy ra cho phái nữ nhiều gấp đôi so với phái nam. Chứng này không cần chữa trị, nhưng có thể dùng tia lasers loại bỏ, hay cắt bỏ bằng những cách khác.
  • Bệnh về mô đàn hồi của da, sinh ra vết thương lồi lên màu đỏ sậm, xếp theo vòng tròn hay đường thẳng. Hay thấy ở lưng và bên hông cổ, nhưng cũng có thể thấy ở cằm, má, cánh tay và đầu gối, xẩy ra cho phái nam gấp bốn lần phái nữ. Vết thương có thể kéo dài hơn 10 năm mới tự động biến mất. Cách trị tốt nhất hiện nay là dung nitrogen lỏng, nhưng chứng này rất hay tái phát.
  • Da mất màu. Có thể xảy ra ở bất cứ chỗ nào trên thân và ở bất cứ tuổi nào. Người có hội chứng Down không thường mắc phải chứng này, nhưng tỷ lệ họ bị thì cao hơn người thường. Nguyên nhân bệnh chưa được biết rõ.

Da nhiễm trùng

  • Chân lông trên da có thể bị sưng hay nhiễm trùng, lộ ra như u nhỏ màu đỏ hay mụn mủ vàng. Đa số nhiễm trùng là do vi trùng staphylococcus, tuy nhiên với người lớn có hội chứng Down cũng thấy là do nấm sinh ra. Nếu là nhiễm trùng thì cách chữa trị thường là dùng thuốc kháng sinh, gội đầu bằng xà phòng có kháng sinh. Nếu do nấm thì dung thuốc trừ nấm itraconazole.
  • Ghẻ. Ta không biết tại sao nhưng thiếu niên và người lớn có hội chứng Down thường bị ghẻ và bị nặng hơn người khác. Ghẻ làm ngứa và nếu gãu nhiều thì có thể bị nhiễm trùng. Cách trị ghẻ thường là thoa kem permethrin, chỉ một lần là đủ.

Hói đầu, rụng tóc

  • Chứng hói tóc sinh ra không phải do nhiễm trùng hay dùng thuốc, mà được xem là do chính cơ thể gây ra, tạo ra kháng thể tấn công chân tóc. Người có hội chứng Down bị chứng này cao hơn người bình thường, tỉ lệ bệnh cho người có hội chứng Down là 5%-9%, còn tỷ lệ cho người bình thường là 1%-2%.

Chứng này rất khó đoán trước, người ta có thể hói tóc rồi mọc tóc lại, nhiều lần như vậy trong đời. Tóc có thể mọc lại trọn vẹn hay chỉ một phần, hay không mọc lại. Đại đa số người thì tóc mọc lại ít nhiều trong vòng một năm, tuy nhiên một số nhỏ người bị hói tóc luôn, trường hợp khác là hói tóc và lông toàn thân.

Hiện nay không có thuốc chữa chứng hói tóc, cách trị là nhắm vào việc cho tóc mọc lại nhưng không thể ngăn việc hói tóc lan ra. Người ta chích corticosteroids vào chỗ hói tóc cho người lớn và thiếu niên, mục đích là ngăn phản ứng tự miễn nhiễm sinh ra rụng tóc. Cách này không dùng được cho trẻ nhỏ vì nó sinh ra đau đớn.

Tóc mọc lại trong khoảng 4-8 tuần, và mỗi 6-8 tuần chích thuốc trở lại cho tới nhiều nhất là 6 tháng. Thoa kem steroids tỏ ra không công hiệu.

Bác sỹ Len Leshin

(Trích từ Newsletter của Hội về Down syndrome, NSW, Autumn 2002 – Bản dịch của Hội cha mẹ với con khuyết tật Úc)

 

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply