Âm nhạc đối với trẻ khuyết tật

Trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn khuyết tật sống trong bầu không khí âm thanh. Tất cả những đứa trẻ dù là thế nào đều tắm mình trong âm nhạc, trong vũ điệu. Chúng nghe các âm thanh, những tiếng ồn đi kèm thường xuyên với các cảm giác thân thể, với niềm thích thú được động đậy.

pic_downsyndrome

Lợi ích của âm nhạc

Kinh nghiệm về âm thanh được ghi nhận rất sớm trong cuộc sống tâm lý của trẻ. Từ khi trong bụng mẹ, các âm thanh, âm nhạc tham gia vào sự phát triển của trẻ nhờ vào mối quan hệ sớm được thiết lập giữa bà mẹ và đứa trẻ.

Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, cách thức mà người ta hướng đến đứa trẻ là âm nhạc. Các giọng nói, sự phong phú về độ lớn của các giọng nói, thời lượng đặc hiệu tạo ra những đường cong về ngữ điệu đi kèm với vận động của toàn bộ cơ thể thu hút sự chú ý của trẻ và khuyến khích trẻ thay đổi và hướng trẻ vào thể giới của giao tiếp lời. Điều này làm thuận lợi cho việc lý giải các cảm xúc và cấu trúc của vũ trụ tình cảm.

Những lời nói dành cho trẻ thể hiện một nội dung nào đó và giúp trẻ có thể được nuôi dưỡng từ “chút ít âm nhạc” bên trong trẻ, giúp trẻ tăng gấp đôi thông điệp ngôn ngữ và thiết lập sự giao tiếp. Peretz viết rằng: “Những âm thanh chỉ tạo thành các giai điệu và đó là tình cảm con người: tình yêu, nỗi tức giận, sự trả thù, nỗi nhớ nhung, lòng căm thù, tất cả những gì mà con người cảm nhận và con người có thể đặt nó vào trong giai điệu”.

Ngay từ khi đứa con còn thơ bé, các bà mẹ hát cho con của họ nghe, điều này đôi khi khó khăn đối với những bà mẹ có đứa con mắc khuyết tật “hát muốn nói lên nỗi vui mừng’’. Nhưng họ được bảo đảm về các khả năng giao tiếp của con cái họ, họ bỏ mặc đi niềm sung sướng này. Chúng ta có thể nhận ra rằng trẻ cũng cảm nhận và bộc lộ niềm vui sướng của mình qua các thái độ của trẻ như thư giãn cơ thể, mỉm cười, lắc lư.

Các trẻ khuyết tật rất nhạy cảm và âm nhạc là một lĩnh vực rất được nói đến với các trẻ này. Các cháu có thể được kiến tạo, được an ủi, được bộc lộ và như thế trở nên sáng tạo. Các trẻ khuyết tật có quyền được sáng tạo và âm nhạc là một trong những công cụ sáng tạo của chúng, là một trong những hình thức của xung năng sáng tạo, đôi khi rất khó nhìn thấy nhưng luôn luôn sống động.

Không những chúng ta, những nhà chuyên môn và những nhà chăm sóc, các bố mẹ phải là những người kèm cặp để trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ.

Trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn khuyết tật sống trong bầu không khí âm thanh. Tất cả những đứa trẻ dù là thế nào đều tắm mình trong âm nhạc, trong vũ điệu. Chúng nghe các âm thanh, những tiếng ồn đi kèm thường xuyên với các cảm giác thân thể, với niềm thích thú được động đậy. Như vậy, không thể không khởi xướng chúng, làm cho trẻ ý thức được rằng chúng có thể trở thành tác giả, nhà đạo diễn, nhà soạn nhạc, soạn bài hát và các vũ điệu.

Âm nhạc hàn gắn vết thương từ thể chất tới tâm hồn…

Nhằm đạt được những điều này các nhân viên của cơ sở chăm sóc trẻ đã sáng lập ra các tiểu ban làm thuận lợi cho tất cả các hình thức thể hiện nhằm phát triển việc lắng nghe các âm thanh, nghe nhạc cũng như sự lặp lại các âm thanh, các nhịp điệu, các giai điệu và tạo điều kiện cho mỗi trẻ thể hiện nghệ thuật của mình.

Mục tiêu là:

– Dạy trẻ cảm nhận và bộc lộ qua một đồ vật phát âm thanh, chìm vào việc lắng nghe chính bản thân trẻ, nghe người khác, chơi với người khác.

– Học các đoạn nhịp điệu.

– Sáng tạo các giai điệu, các nhịp điệu và diễn lại chúng, lưu ý đến việc người khác diễn chúng như thế nào.

– Làm việc về giọng nói.

– Thể hiện lại một đoạn nhạc.

– Hiểu âm nhạc.

– Học lời hát.

– Nhớ các âm thanh, các lời hát.

Để toàn bộ cơ thể chìm vào trong việc nắm bắt các cảm giác của chính trẻ, tình cảm của trẻ, trí tưởng tượng của trẻ và cảm xúc của trẻ. Tiểu ban này lập ra theo yêu cầu của trẻ. Nó được xây dựng nhằm theo đuổi mục đích đã đề xuất. Các nhân viên được đào tạo cùng với mong muốn được phát triển tiểu ban này và không bao giờ quên rằng các giây phút được chia sẻ với nhau là các giây phút của niềm sung sướng và nỗi vui chung.

Nhiều dụng cụ gõ được chế ra cùng với các vật liệu phong phú. Giọng nói của chúng tôi cũng được sử dụng để dạy các bài hát quen thuộc hoặc sáng tác những  bài hát. Chúng tôi kết hợp giọng của mình với các công cụ tạo nhịp điệu thôi thúc.

Các công cụ của chúng tôi cũng đi kèm với những điệu nhảy hiện đại, nhạc dân tộc, nhạc châu Phi…

Mục tiêu cuối cùng là để phát động trẻ, các nhà chuyên môn, các nhân viên của cơ sở tổ chức một buổi biểu diễn vào cuối năm nhân dịp kết thúc công việc của học kỳ.

Công chúng tham dự bao gồm các bố mẹ, ông bà, anh chị em của trẻ và các nhà chuyên môn của các cơ sở khác và các bạn bè. Toàn thể họ tạo ra một bầu không khí rất ấm cúng. Tiểu ban của chúng tôi cũng mở cửa cho những người bên ngoài cơ sở, từ nhiều năm nay, chúng tôi cấp kinh phí cho Télehon và chúng tôi có kế hoạch thực hiện một đĩa CD về âm nhạc.

Chúng tôi mong muốn tiểu ban này ngày càng phát triển với sự hỗ trợ của các kỹ thuật mới để cải thiện các mối quan hệ với trẻ và thanh thiếu niên, kèm cặp họ và trợ giúp họ trong việc tìm kiếm một cách sáng tạo nhằm phát triển tốt hơn khả năng của họ về diễn đạt và về giao tiếp.

TS Văn Thị Kim Cúc

Nguồn: cuutrotreemtantat.com.vn

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply