
Dạy múa và dạy cách biểu hiện cho trẻ đặc biệt
I. Mục đích và nội dung
Mục đích của việc học múa/ biểu hiện là để cho từng người học tiếp xúc một cách đầy đủ với sự hấp dẫn (đặc tính) và niềm vui của các điệu múa, đồng thời cũng tìm hiểu sâu hơn về sự thú vị của các động tác khiêu vũ. Người hướng dẫn sẽ đưa ra nội dung (bài tập) dựa vào các mục đích nêu trên. Sự hấp dẫn và niềm vui của các điệu múa (đặc tính của việc học múa/ biểu hiện) sẽ là niềm say mê thể hiện thông qua cơ thể và các cử động trên cơ thể của chính mình, là niềm vui được trải nghiệm sự hòa hợp của mình và bạn cùng chơi. Đó là sự hấp dẫn của tư duy “Mọi người khác nhau là bình thường. Đích đến tự do”. Điều này không hề thay đổi cho dù người học có phải là người khuyết tật hay không. Các bài tập mà người hướng dẫn đưa ra sẽ dẫn đường cho trẻ đi đến “đích đến tự do” này. Nghĩa là bài tập cần phải bao quát được nội dung cho từng đối tượng học.
Đối tượng học nội dung này không chỉ giới hạn là học sinh ở các trường chuyên biệt mà dành cho cả học sinh hội nhập, hòa nhập và cả học sinh phổ thông ở trường bình thường. Bao gồm cả các đối tượng học sinh như: khiếm thị (mù, lòa), khiếm thính (điếc, nghe khó), chậm phát triển trí tuệ, tật tứ chi, suy nhược cơ thể, khiếm khuyết ngôn ngữ, khiếm khuyết về thể hiện tình cảm,… hay LD (học khó), ADHD (tăng động giảm chú ý), tự kỷ chức năng cao,… đều có thể học. Đối với tất cả các loại khuyết tật nêu trên, nội dung của môn học này cũng không khác mấy với nội dung của chương trình giáo dục thông thường là nâng cao kỹ năng dựa trên cá tính của từng học sinh. Tuy nhiên, các em sẽ được tiếp xúc với các đặc tính của môn khiêu vũ/ biểu hiện này vì nó gần gũi với sinh hoạt của bản thân các em. Thông qua môn này, các em sẽ trãi nghiệm được niềm vui là mình đã thể hiện được ước mơ, hy vọng của bản thân, phát hiện và ngạc nhiên với những việc mình có thể làm được. Những điều này sẽ là nền tảng để học sinh phát huy năng lực bản thân một cách thiết thực.
II. Phương pháp dạy học
Các học sinh đều có các vấn đề của riêng mình. Vị trí của môn khiêu vũ/biểu hiện trong giáo dục chuyên biệt là hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề đó trong khi cùng các em vui sống với chính vấn đề của bản thân. Qúa trình nhìn thấu các vấn đề của trẻ sẽ trải qua các giai đoạn: “nhìn thấy”, “chấp nhận” và “đồng cảm”. Việc hỗ trợ cũng sẽ là “cho thấy” tư thế đã “chấp nhận” và “đồng cảm” với trẻ. Người hướng dẫn hay người hỗ trợ hướng dẫn đều phải đặt mình vào trong chu trình học tập của trẻ như trên.
Hướng dẫn không có nghĩa là rèn luyện và hỗ trợ học sinh nắm bắt nội dung (bài tập) đã chỉ định, cũng không phải là cho học sinh bắt chước ý tưởng của người dạy. Nội dung (bài tập)mà người hướng dẫn đưa ra chỉ là gợi ý và hỗ trợcho học sinh tự phát hiện ra nội dung (vấn đề) của chính mình. Thông qua biểu hiện của học sinh, giáo viên quan sát kỹ xem trẻ đang hướng đến vấn đề gì.
Đây mới chính là sự hỗ trợ của người hướng dẫn. Sự tiếp nhận của người hướng dẫn càng lớn thì khả năng của người học càng được phát huy.
Người hướng dẫn sẽ quan sát và phân biệt xem vấn đề của các em là gì, loại cử động gì, tính chất của cử động đó, các em đang cố gắng cử động bộ phận nào của cơ thể, các em đã phát hiện ra loại cử động nào hay các em đang cố gắng thể hiện hình ảnh gì, …Hay quan sát xem sự thú vị (kỹ năng) mà học sinh đang tìm kiếm đó nằm ở mức độ nào trong kỹ năng khiêu vũ,…
Người học đang ở giai đoạn sơ khởi với đối tượng là cơ thể và các cử động của cơ thể, hay là ở giai đoạn đã phát hiện ra nhiều loại cử động, hay là ở giai đoạn đã phát hiện ra các cử động bản thân mình yêu thích, hay là ở giai đoạn phát hiện ra các cử động yêu thich rôi tập trung vào thể hiện nó lên, …người hướng dẫn phải nhìn ra được rồi phản hồi sự đồng cảm với trẻ. Người hướng dẫn sẽ bắt chước các động tác của trẻ, phản hồi sự đồng cảm của mình bằng từ ngữ với trẻ, lặp đi lặp lại sự thú vị đó và cùng vui với trẻ. Các bạn cùng lớp cũng là những người có thể cùng tiếp nhận và đồng cảm với trẻ. Mọi người sẽ cùng bắt chước nhau, vỗ tay động viên nhau, và cùng nhau vui chơi và chờ cho đến khi có bạn nào đó trong nhóm nảy ra mầm của bài tập tiếp theo. Người hướng dẫn sẽ nắm bắt cái mầm đó để gơi ý cho cả lớp sang nội dung bài tập thú vị kế tiếp.
Người hướng dẫn không nên đưa ra bài tập tiếp theo bởi lý do là đã biết trước sự thú vị của nó hay là để rút ngắn bài tập. Tại vì có thể bài tập tiếp theo của trẻ sew4 có sự thú vị khác hẳn với bài tập hiện tại.
Trong giáo dục chuyên biệt, chúng ta cần phải đặc biệt xem trọng việc đặt học sinh làm trung tâm. Cho dù đó chỉ là những động tác nhỏ hay thể hiện cá tính của trẻ như: “Con thích cái này”, “Con đã phát hiện ra chuyện này”, “Con muốn làm cái này”, …thì dù có hơi khác với nội dung yêu cầu đi nữa, người hướng dẫn cũng nên đưa nó vào phần bài tập tự phát và cho trẻ trải nhiệm cự thú vị khi đạt được nó thông qua việc khiêu vũ/biểu hiện. Trẻ sẽ tràn ngập niềm vuivà sự tự tin được là chính mình trong khi học khiêu vũ/biểu hiện. Sự hướng dẫn này cũng được cho là cần thiết để học kỹ năng tự lập và tham gia hoạt động xã hội.
III. Nội dung dạy học
Có rất nhiều sự thú vị (kỹ năng) để cho trẻ học trong môn khiêu vũ/biểu hiện. Trước tiên, có thể kể đến sự thú vị của các điệu múa dâng trào cảm xúc mà trong đó “trái tim” và “cơ thể” sẽ hòa làm một, không còn có thể phân biệt biểu hiện đến đâu là của “trái tim”, đến đâu là của “cơ thể” nữa.
Vượt qua khoảnh khắc “sáng tạo” và “múa hát”, trẻ sẽ trải nghiệm cảm giác bản tah6n mình đang múa, trẻ nhìn thấy điều đó nên sẽ lại sáng tạo ra điệu múa tiếp theo. Trẻ cũng có thể chia sẻ với bạn. Đây hoàn toàn là kỹ năng sáng tạo ra các điệu múa.
Tiếp theo đó là thông qua cơ thể và các cử động của cơ thể, trẻ phát hiện ra nhiều thứ xung quanh mình, có được “niềm vui gặp gỡ” với nhièu bạn khác, “sự thú vị của việc biểu hiện và pháy huy” khi phát hiện ra chuyện gì đó, có thêm nhiều “niềm vui của sự tìm kiếm”, “sự thú vị khi được đồng cảm”, “sự thú vị khi được múa hát” cùng với các bạn, …cứ như thế kỹ năng của trẻ sẽ ngày càng được tích lũy. Cho dù trẻ có kỹ năng ở giai đoạn nào hay cần hỗ trợ ở mức độ nào đi nữa thì trẻ đều có thể cảm nhận được niềm vui của khiêu vũ/biểu hiện. Người hướng dẫn sẽ tìm khiếm các bài tập sao cho phù hợp với từng giai đoạn kỹ năng của mỗi trẻ rồi nêu ra bài tập cho cả lớp.
Chúng ta thử tưởng tượng quá trình học của trẻ với mục tiêu là “Trải nghiệm sự thú vị của các điệu múa với quả bóng”. Trước tiên, người hướng dẫn sẽ nêu nội dung học (bài tập) là: Cùng nhau chuyền quả bóng cho người bên cạnh. Chúng ta không quy định thời gian. Chúng ta sẽ chờ cho đến khi phát hiện ra cái mầm thú vị của bái tập kế tiếp từ học sinh. Qủa bóng trong trò chơi có màu đẹp, nhẹ, độ nặng vừa phải khi cầm bằng 2 tay, độ mềm dẽo có thể thay đổi được khi thổi căng. Bóng phải an toàn để có bị trúng cũng không đau, có rơi xuống cũng không vỡ và nếu cho xì hơi đi 1 ít thì có thể cầm được. Bài tập này có thể hỗ trợ được rất nhiều cho các đối tượng học sinh co nhiều năng lực khác nhau.
Bắt đầu
Nội dung: “Xếp thành vòng tròn, trao bóng cho người bên cạnh”
Bài tập: Nhận lấy bóng được trao và trao cho người bên cạnh
Niềm vui: Cách nhận và trao bóng của mọi người đều khác nhau. Cách trao và cách nhận đều sẽ thay đổi
Trọng tâm
Nội dung 1: “Trao bóng cho nhau thêm 1 lần nữa”
Nội dung 2: “Trao bóng theo chiều ngược lại”
Bài tập: Bóng đã được nhận sẽ được trao tiếp theo như thế nào
Niềm vui: Ý nghĩ trao bóng sẽ thể hiện qua hành động trao bóng
Nội dung 3: “Trao bóng cho người đối diện trong vòng tròn”
Bài tập: Làm cách nào để đi đến trao bóng cho người đối diện và trao như thế nào
Niềm vui: Các biểu hiện trong 1 thời gian hơi dài khi cầm bóng – di chuyển – trao bóng
Nội dung 4: “Trao bóng cho 1 ai đó ở trong vòng tròn”
Bài tập: Di chuyển như thế nào, trao cho ai, trao như thế nào
Niềm vui: Sáng tạo ra nhiều động tác, có nhiều không gian và đối phương
Kết thúc
Nội dung: Cùng nhau trao quả bóng không khí
Bài tập: Thử làm động tác mà thực tế không có giống y như thực
Niềm vui: Trải nghiệm gián tiếp, các hành động vượt qua mức trải nghiệm gián tiếp
Tùy theo mỗi học sinh, có em sẽ làm được đến phần Trọng tâm, có em làm được rất nhiều ở sau
phần Kết thúc. Hay là ở nội dung “Trao bóng cho người bên cạnh”, tùy theo loại khuyết tật mà cần
có sự đầu tư nhiều hay ít. Đối với người học có khuyết tật thị giác thì việc sờ vào vật giúp họ biết
được bóng chuyền đến nhưng nếu có thêm sự hỗ trợ như cho quả chuông nhỏ vào bóng hay người
hướng dẫn nói bằng lời “bóng đến em rồi đó”, …thì cũng rất tốt. Đối với người học bị khuyết tật tứ
chi thì quả bóng hơi mềm một chút sẽ dễ cầm hơn. Trẻ cử động chậm thì mọi người cùng thong thả chờ đợi.
Bài tập “Trao bóng” này sẽ đồng thời trao đồ vật và “trái tim” “cử động” của người trao cho người bên cạnh. Cả lớp sẽ cùng nhau lặp đi lặp lại việc biểu hiện và tiếp nhận này xoay hết vòng tròn. Người hướng dẫn ký gởi nội dung hướng dẫn vào đồ vật được trao. Đồ vật này cũng có thể thay thế bằng cái khác ngoài quả bóng.
Các em sẽ cùng nhau vui chơi, vỗ tay động viên bạn bên cạnh, chơi trò chơi giả vờ rồi lần lượt tự giới thiệu về mình. Hoặc có thể dùng lõi giấy của cuộn nylon, giấy báo, giấy vệ sinh, bao nylon nhỏ, …để cho mỗi em cầm một cáirồi cho các em trải nghiệm việc trao và nhận theo những động tác đặc trưng của mình. Sau khi mọi người đã trao cho nhau cầm hết các đồ vật thì cho các em bắt chước cách biểu hiện của nhau để vui chơi.
Trong khi thực hiện bài tập “Trao đồ vật”, người hướng dẫn sẽ truyền cho các em niềm vui khi bắt chước điệu bộ của các bạn trong vòng tròn. Khi người hướng dẫn vừa dạy vừa cùng bắt chước làm động tác của các em thì trẻ càng phát huy bản thân và sẽ cung cấp rất nhiều ý tưởng cho cả lớp làm theo. Điệu múa trao qua trao lại này sẽ ngày càng nhiều hơn và mọi người không thể bắt chước được hết cũng là điều thú vị.
IV. Dạy múa trong giáo dục chuyên biệt và cách đánh giá
Có trường hợp người học không thích âm nhạc (mà đây lại là công cụ hỗ trợ cho việc biểu hiện) nên khi phối hợp với nhạc thì người đó lại bị mất đi sự tự do của múa. Hoặc có khi việc hướng dẫn múa bằng lời gặp khó khăn nên người học ngưng không múa nữa. Hoặc cách hướng dẫn cầm tayngười học có khi lại gây ra trở ngại cho việc thể hiện của người học. Tuy nhiên cũng có trường hợp được cầm tay thì người học an tâm hơnnên có thể múa được nhiều hơn. Hay là có người học thích nhìn vào mắtngười đối diện nhưng cũng có người không nhìn vào mắt người đối diện mà chỉ nhìn và cảm nhận điệu múa của người đối diện rồi tự múa. Hoặc có em đưa ra cho các bạn trong lớp những điệu múa vuikhác với bài tập, hay có em bị chậm trong việc phát hiện ra điệu múa hay của bạn, …
Những biểu hiện hiện tại của mỗi học sinh sẽ là sự ngạc nhiêncho các bạn trong lớp. Lớp học vui vẻ đó sẽ giúp các bạn tự tin hơn, chấp nhận nhau và rồi sẽ có bạn thể hiện được những thế mạnh trong động tác khiêu vũ của mình. Lớp học như thế này thì người học nào cũng có thể được gọi là “vũ sư”.