100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 8

Bài 32 – Bắt chước tạo các mô hình khối

Các bước dạy trẻ :

Để các hình khối để nhận biết được sắp xếp theo loại lên bàn. Ngồi ngang bàn đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Xây dựng một mô hình khối bằng bộ hình khối của bạn và bảo trẻ “Con hãy dựng hình như thế này”. Hướng dẫn trẻ dựng mô hình khối giống như bạn đang làm bộ hình khối của con bạn. Khen thưởng việc làm của trẻ. Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc làm theo các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng trẻ những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Giáo cụ: Các đồ vật.
  • Điều kiện trước tiên: Làm theo “Các chỉ dẫn từng bước một”; bắt trước những hành động với đồ vật.
  • Gợi ý cách dạy: Hướng dẫn cụ thể tay chân trẻ để trẻ tạo dựng các mô hình khối.

32

 

  • Gợi ý bổ trợ: Trước hết hãy dạy xếp hạng một hình khối . Ví dụ: Để 5 hình khối lên bàn ở bên tay phải của con bạn . Bảo trẻ “Con hãy dựng hình như thế này”. Lấy ra một hình khối từ bộ hình khối của bạn để ra giữa bàn và hướng dẫn trẻ cũng lấy ra một hình khối giống như bộ hình khối của trẻ và đặt nó vào trước hình khối của bạn. Nhắc lại bước làm này cho một hình khối, để hình khối của bạn vào các vị trí khác nhau để xây dựng một mô hình. Khi độ chính xác của con bạn tốt lên, làm lại bước này với 2 hình khối và thêm nữa. Cuối cùng dạy con bạn tạo mô hình khối giống như của bạn mà không cần nhìn bạn làm như thế nào (ví dụ: Bạn tạo mô hình đằng sau một tờ giấy, bỏ tờ giấy ra và con bạn có thể nhìn thấy mô hình đó, và nói “Con hãy dựng mô hình này đi”, hay “Con hãy xếp hình ngôi nhà này đi”).

Bài 33 – Bắt chước các hình vẽ đơn giản

Các bước dạy trẻ:

Để các dụng cụ dùng để vẽ (như giấy và bút chì hoặc bút dấu) lên bàn trước mặt trẻ. Bảo trẻ “Con hãy vẽ một……(hình tròn)”, và đồng thời vẽ một hình tròn đó lên giấy cho trẻ bắt trước. Hướng dẫn trẻ cầm lấy một dụng cụ vẽ và để vẽ hình đó. Khen thưởng việc làm của trẻ. Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời theo các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc .

  • Giáo cụ: Dụng cụ để vẽ và giấy.
  • Điều kiện trước tiên: Bắt trước làm các hành động vận động tinh và các mô hình khối; hoàn thành các hành động vận động tĩnh như đặt những cái đinh ghim nhỏ lên bảng đựng ghim .
  • Gợi ý cách dạy: Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ tập vẽ; dùng cách ra hiệu có thể nhìn thấy được trên giấy như các dấu chấm để nhắc trẻ và ra hiệu cho trẻ chỗ nào nên bắt đầu vẽ .

33

 

  • Gợi ý bổ trợ: Con bạn đã thực hành vẽ trên giá vẽ thuộc cỡ dành cho trẻ em chưa. Nếu con bạn chưa quen cách vẽ (ví dụ: không ấn bút vẽ xuống, tạo nên đường vẽ quá mờ), cố gắng sử dụng dụng cụ vẽ khác nhau như bút dấu màu. Nên vẽ các hình vui nhộn, buồn cười.

Bài 34 – Căn phòng

(dễ nhớ và có ý nghĩa)

 

Các bước dạy trẻ:

(1). Xác định vị trí của phòng: Ngồi hoặc đứng đối diện với trẻ để tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “Đi đến…….(tên của phòng)”. Hướng dẫn trẻ đi đến đúng phòng và khen và thưởng cho trẻ.

(2). Nói tên phòng:Dẫn trẻ đến một căn phòng. Tạo sự tập trung chú ý và nói “Chúng ta đang ở đâu đây?”. Hướng dẫn trẻ trả lời “Ở trong phòng ……(tên của phòng)” và khen và thưởng cho trẻ.

Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời theo các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng trẻ khi trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Điều kiện trước tiên:

(1) Làm được theo các chỉ dẫn; nhận biết tranh và các đồ vật thuộc môi trường xung quanh.

(2) Nói được tên đồ vật và đồ vật thuộc môi trường xung quanh và xác định được vị trí của phòng.

  • Gợi ý cách dạy:

(1) Dẫn trẻ đến phòng cần dạy.

(2) Làm mẫu câu trả lời.

34

 

  • Gợi ý bổ trợ: Nếu con bạn có thể nhắc lại từ và nói tên phòng, dạy bước 2 trong khi bạn đang dạy con bạn bước 1 (ví dụ: sau khi bạn và con bạn bước vào phòng, đưa ra câu hỏi theo bước 2 và khen thưởng câu trả lời). Nhớ trau dồi cho con bạn khả năng tổng hợp hóa nhận thức bằng cách hỏi trẻ “Con đang ở đâu?” trong suốt ngày mà trẻ ở trong phòng xác định nào đó. Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc học các phòng theo ngữ cảnh, đưa ảnh của các phòng đó cho trẻ và dạy trẻ nói tên phòng (tham khảo bài “Địa điểm”).

Bài 35 – Cảm xúc

(dễ nhớ)

Các bước dạy trẻ:

(1). Nhận biết cảm xúc trong tranh: Để tranh/ ảnh của một người đang diễn tả cảm xúc lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Chỉ vào……(cảm xúc)”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng tranh và khen và thưởng cho trẻ.

(2). Diễn tả cảm xúc: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Con hãy làm cho cô xem…….( cảm xúc )”. Hướng dẫn trẻ diễn tả cảm xúc đó và khen và thưởng cho trẻ .

Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc làm theo các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Giáo cụ: Ảnh của người đang diễn tả cảm xúc hoặc tranh có sẵn miêu tả cảm xúc của người .
  • Điều kiện trước tiên: Nhận biết được đồ vật, hành động và người thân.
  • Gợi ý cách dạy:

(1) Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào đúng bức tranh.

(2) Làm mẫu diễn tả cảm xúc.

35

 

  • Gợi ý bổ trợ: Lấy các bức ảnh của các thành viên trong gia đình đang diễn tả cảm xúc.

 

Bài 36 – Nhận biết địa điểm

(dễ nhớ và có ý nghĩa)

Các bước dạy trẻ:

(1). Nhận biết địa điểm: Để các bức tranh chỉ địa điểm lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Chỉ vào…….”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng tranh và khen và thưởng cho trẻ .

(2). Nói tên địa điểm: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Đưa ra một bức tranh chỉ địa điểm và nói “Đây là tranh gì?”. Hướng dẫn trẻ nói được tên địa điểm đó.

Trong mỗi bước 1và 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời theo các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng khi trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Giáo cụ: Các tranh ảnh hoặc các bức ảnh chụp đĩa điểm:
  • Điều kiện trước tiên:

(1) Nhận biết được các bức tranh, các đồ vật thuộc môi trường xung quanh và các căn phòng.

(2) Nói được tên bức tranh, các đồ vật xung quanh và các phòng đó.

  • Gợi ý cách dạy:

(1) Làm mẫu câu trả lời và hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào đúng bức tranh.

(2) Làm mẫu nói tên địa điểm.

36

 

  • Gợi ý bổ trợ: Lấy các bức tranh các địa điểm mà con bạn thường lui tới.

phil

Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:

(1) Nếu tr tr li thc hin đúng mà không cn nhc.

(2) Nếu tr tr li thc hin đúng do s h tr và nhc nh c cô giáo.

(3) Nếu tr không tr li / thc hin được k c có s h tr và nhc nh ca cô giáo

Nguồn: Sưu tầm từ internet

 

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply