
100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 6
Bài 22 – Những câu hỏi xã hội
Các bước dạy trẻ:
Ngồi lên ghế ngang với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và hỏi 1 câu hỏi xã hội. Hướng dẫn trẻ trả lời câu hỏi đó và thưởng cho trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời mà không cần nhắc.
- Điều kiện trước tiên: Làm theo chỉ dẫn từng bước một và bắt chước nói các từ.
- Gợi ý cách dạy: Đợi một chút rồi hãy nhắc trẻ. Làm mẫu ngay câu trả lời đúng rồi ngừng làm mẫu trong khoảng 2 giây cho lần dạy sau.
- Gợi ý bổ trợ: Trước hết thực hành câu hỏi bằng sự bắt chước bằng lời nói để đảm bảo phát âm đầy đủ, rõ ràng.
Bài 23 – Hành động
(Nói tên hành động qua tranh, bằng cách khác và tự nói)
Các bước dạy trẻ:
(1). Nói câu hành động trong tranh: Ngồi lên ngang với trẻ.Tạo sự tập trung chú ý và đưa một bức tranh của một người đang làm hành động.Hỏi trẻ “Cô ấy / ông ấy họ đang làm gì?’’.Hướng dẫn trẻ nói tên hành động đó.Khen và thưởng cho trẻ.
(2). Nói tên hành động bằng cách khác: Ngồi lên ghế ngang với trẻ.Tạo sự tập trung chú ý và làm một hành động.Hỏi trẻ “Cô đang làm gì đây?”.Hướng dẫn trẻ nói tên hành động đó. Khen và thưởng cho trẻ.
(3). Tự mình nói tên hành động: Hướng dẫn trẻ làm 1 hành động(hướng dẫn chân tay trẻ làm hành động đó hoặc làm mẫu hành động để trẻ bắt chước).Hỏi trẻ “Con đang gì vậy?’’.Hướng dẫn trẻ nói tênhành động đó.Khen và thưởng cho trẻ.
- Trong mỗi bước 1, 2 và 3: Bạn gợi trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo.Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất.Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
- Giáo cụ : Đồ vật để làm hành động và tranh chỉ hành động.
- Điều kiện cho trước: Làm theo chỉ dẫn hành động và nói tên hành động trong tranh.
- Gợi ý cách dạy: Làm mẫu và nói tên hành động.
- Gợi bổ trợ: Lấy của người trong gia đình đang làm hành động. Chắc chắn nâng cao khả năng tổng quát hoá của trẻ bằng cách bảo trẻ nói tên hành động bằng cách khác và tự trẻ nói tên hành động trong ngữ cảnh tự nhiên.
Bài 24- Xếp vật này vào chỗ của vật kia giống với nó hoặc tương xứng với nó
Các bước dạy trẻ:
Để vài vật lên bàn trước mặt trẻ. Đưa cho trẻ 1 vật giống hoặc tương xứng với 1 trong những vật để trên bàn. Bảo trẻ “Con hãy xếp vật này vào chỗ của vật giống nó/ tương xứng với nó”. Hướng dẫn trẻ đặt vật đó lên trên hoặc đứng đằng trước mặt của vật giống nó hoặc tương xứng với nó. Khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
- Giáo cụ: Những đồ vật và những bức tranh giống hệt nhau, chữ cái, vật được tô mầu, con số và các hình dạng.
- Điều kiện cho trước: Ngồi lên ghế.
- Gợi ý cách dạy :
(1) Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ thực hiện chỉ dẫn.
(2) Dùng cách gợi ý vị trí của vật bằng các đồ vật lên bàn gần trẻ hơn.
- Gợi ý bổ trợ: Trước hết hãy chọn những vật mà nó có thể lắp vào các vật khác hoặc nằm lên trên vật kia (ví dụ: cái cốc, thìa hoặc đĩa). Bạn nên chọn ít nhất 3 đồ vật để trên bàn và thay đổi vị trí của các đồ vật đó để làm tăng khả năng phân biệt của trẻ.
Bài 25 – Màu sắc
(dễ nhớ và có ý nghĩa)
Các bước dạy trẻ:
(1). Nhận biết màu sắc: Để những vật có màu sắc lên trên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Chỉ vào……(tên của màu sắc)”. Ví dụ: “Con hãy chỉ vào mầu đỏ nào”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng màu sắc và khen thưởng việc thực hiện của trẻ.
(2). Nói tên màu sắc: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và giơ một vật có màu sắc lên, hỏi trẻ: “Đây là màu gì?”. Hướng dẫn trẻ nói lên màu sắc đó và khen thưởng trẻ.
Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của các bạn hoặc làm theo các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
- Giáo cụ: Giấy tô màu hoặc đồ vật có màu sắc.
- Điều kiện trước tiên:
(1) Nhận biết tranh.
(2) Nói được tên đồ vật và tranh.
- Gợi ý cách dạy:
(1) Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ và đúng màu sắc. Dùng cách gợi ý vị trí của vật bằng cách để đồ vật có màu sắc mà bạn đang hỏi để gần trẻ hơn.
(2) Làm mẫu nói tên màu sắc.
- Gợi ý bổ trợ: Cố gắng tình cờ dạy trẻ kỹ năng để nhận biết màu sắc có ý nghĩa. Xếp những vật mà trẻ thích có màu sắc khác nhau lên trước mặt trẻ nhưng đừng để cho trẻ với được. Khi trẻ đòi lấy 1 vật nào đó, hỏi trẻ vật đó màu gì trước khi đưa vật đó cho trẻ. Ví dụ: để 1 cái ô tô màu vàng, 1 quả bóng màu xanh da trời và 1 cái kẹo màu xanh lá cây lên bàn. Nếu trẻ đòi lấy cái kẹo màu xanh lá cây, giơ nó lên và hỏi “Cái kẹo này màu gì?”. Hướng dẫn trẻ trả lời và đưa cái kẹo đó cho trẻ.
Bài 26 – Hình dạng
(dễ nhớ và có ý nghĩa)
Các bước dạy trẻ:
(1). Nhận biết hình dạng: Để các hình lên mặt bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Chỉ vào…… (tên của hình đó)”, ví dụ: “Con hãy chỉ hình tròn”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng hình dạng và khen thưởng việc thực hiện của trẻ.
(2). Nói tên hình dạng: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ, tạo sự tập trung chú ý và giơ một hình lên. Hỏi trẻ “Đây là hình gì?”. Hướng dẫn trẻ nói lên được hình đó và khen thưởng trẻ.
Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các hình khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
- Giáo cụ: Các hình.
- Điều kiện trước tiên:
(1) Nhận biết đồ vật và tranh, xếp các hình giống nhau.
(2) Nhận biết các hình, nói được tên đồ vật và tranh.
- Gợi ý cách dạy:
(1) Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào đúng hình. Dùng cách gợi ý vị trí của vật bằng cách để hình mà bạn đang hỏi trẻ gần trẻ hơn.
(2) Làm mẫu nói tên hình đó.
- Gợi ý bổ trợ: Bắt đầu chọn những hình có 3 kích thước khác nhau mà có cùng màu sắc, sau đó giới thiệu những hình có 2 kích thước (ví dụ: các hình bằng đường vẽ ). Cuối cùng dạy trẻ nói lên hình của đồ vật (ví dụ: giơ 1 cái hộp lên và hỏi trẻ “Đây là hình gì?”).
Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:
(1) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
(2) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
(3) Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo
Nguồn: Sưu tầm từ internet