100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 5

Bài 17 – Chỉ vào đồ vật mà trẻ muốn

Các bước dạy trẻ:

(1). Chỉ vào đồ vật đứng một mình: Ngồi lên ghế ngang với trẻ. Giơ 1đồ vật mà trẻ thích lên (đồ ăn hoặc đồ chơi). Hỏi “Con muốn cái gì?”. Hướng dẫn trẻ dùng ngón tay chỉ vào thứ mà trẻ muốn. Ngay lập tức đưa thứ đó cho trẻ. Cho phép trẻ chơi đồ chơi hoặc ăn đồ ăn mà trẻ muốn.

(2). Chỉ vào đồ vật đứng cùng với một vật khác mà trẻ không thích: Ngồi lên ghế ngang với trẻ. Giơ 1 vật mà trẻ thích và 1 vật mà trẻ không thích lên. Hỏi “Con muốn gì?”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đồ vật mà trẻ thích. Ngay lập tức đưa thứ đó cho trẻ.

(3). Chỉ vào đồ vật ở trên bàn: Để 1 vật mà trẻ thích và một vật mà trẻ không thích lên bàn xa tầm tay của trẻ. Hỏi trẻ “Con muốn cái gì?”.  Hướng dẫn trẻ chỉ về phía vật mà trẻ thích. Ngay lập tức đưa thứ đó cho trẻ.

(4). Chỉ vào đồ vật mà không gợi ý bằng lời nói: Để một vài vật mà trẻ thích và một vài vật mà trẻ không thích lên bàn xa tầm tay của trẻ. Đợi một vài giây. Nếu trẻ với về phía vật mà trẻ thích, gợi ý câu trả lời. Ngay lập tức đưa vật đó cho trẻ. Nếu trẻ không với hoặc không chỉ vào vật mà trẻ thích, hãy dỗ trẻ bằng cách làm mẫu nhấc một vật lên rồi sau đó đặt vật đó trở lại trên bàn hoặc cho trẻ đến gần một vật trong 1 vài giây rồi sau đó đặt vật đó trở lại trên bàn .

Trong mỗi bước 1, 2 , 3  và 4: Làm lại từng bước trên và gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn mà không cần nhắc .

  • Giáo cụ : Những vật mà trẻ thích (đồ ăn và đồ chơi và những vật mà trẻ không thích.
  • Điều kiện trước tiên : Ngồi lên ghế.
  • Gợi ý cách dạy : Làm mẫu cách thực hiện chỉ dẫn hoặc hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ .

untitled 1

 

  • Gợi ý bổ trợ : Phải chắc chắn dùng đồ vật mà con bạn thích thực sự. Thay đổi đồ vật trong suốt quá trình dạy để tránh làm cho trẻ chán. Làm mẫu nói tên của vật mà trẻ thích khi trẻ chỉ vào vậy đó. Khuyến khích trẻ thực hành trong các ngữ cảnh tự nhiên .

001

 

 

Bài 18 – Đổi lấy một vật mà trẻ thích

Các bước dạy trẻ :

(1). Nói một từ : Để một vật mà trẻ thích và 1 vật mà trẻ không thích lên bàn xa tầm tay của trẻ . Hỏi trẻ “Con muốn cái gì?”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào vật mà trẻ thích và nói được tên vật đó. (ví dụ: Bánh). Ngay lập tức đưa cái bánh đó cho trẻ.

(2). Nói 2 từ : Để một vật mà trẻ thích và một vật mà trẻ không thích lên bàn xa tầm tay của trẻ. Hỏi trẻ “Con muốn cái gì?”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào vật mà trẻ thích và đòi vật đó bằng lời nói . (ví dụ: “Con muốn lấy cái bánh”). Ngay lập tức đưa cái bánh đó cho trẻ .

(3). Nói 3 từ : Để một vật mà trẻ thích và một vật mà trẻ không thích lên bàn xa tầm tay của trẻ . Hỏi trẻ “Con muốn cái gì?”. Hướng trẻ chỉ  vào những vật mà trẻ thích và đòi vật đó bằng lời nói (ví dụ: “Con muốn lấy cái bánh” ngay lập tức đưa cái bánh đó cho trẻ.

(4). Dùng tên của người lớn: Để một vật mà trẻ thích và một vật mà trẻ không thích lên bàn, xa tầm tay của trẻ. Hỏi trẻ “Con muốn cái gì”?. Kết hợp dùng tên của bạn (ví dụ: Mẹ, con muốn lấy cái bánh). Ngay lập tức đưa cái bánh đó cho trẻ.

*. Trong mỗi bước 1, 2, 3 và 4: Làm lại từng bước và gợi ý ít dần đi cho trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời câu hỏi bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Giáo cụ : Những vật mà trẻ thích và những vật mà trẻ không thích (đồ ăn và đồ chơi).
  • Điều kiện trước tiên:

(1-3) chỉ vào vật mà trẻ thích và nói được tên vật đó.

(4) Đòi một vật bằng câu nói và gọi tên người.

  • Gợi ý cách dạy :   Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ làm đúng chỉ dẫn và nói mẫu cụm từ chỉ sự yêu cầu, đòi hỏi.

untitled 2

 

  • Gợi ý bổ trợ:Khuyến khích trẻ trả lời trong ngữ cảnh tự nhiên. Xếp những đồ vật mà trẻ thích lên giá, lên bàn ở trong bếp, và ngoài tầm mắt. Cuối cùng dạy trẻ tiến về phía bạn, tập trung chú ý vào bạn (ví dụ: đập nhẹ vào vai bạn), và nói 1 câu hoàn chỉnh, tạo sự giao tiếp bằng mắt khi con bạn giao tiếp với bạn!

 002

Bài 19 – Câu trả lời “Có/ Không”

Các bước dạy trẻ:

(1). Đối với những vật trẻ không thích: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Cầm một vật mà trẻ không thích lên (đồ ăn hoặc đồ chơi) và nói “Con có muốn…(tên đồ vật ) không”. Hướng dẫn trẻ lắc đầu nói không hoặc nói “không”. Ngay sau trẻ trả lời như vậy, bỏ vật mà trẻ không thích xuống tầm mắt của trẻ.

(2). Đối với những vật trẻ thích: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Đưa một vật mà trẻ thích hoặc một vật mà trẻ không thích (đồ ăn hoặc đồ chơi) và nói “ Con có muốn…….(tên đồ vật) không?”. Hướng dẫn trẻ gật đầu nói có hoặc nói “có”. Ngay sau khi trẻ trả lời như vậy, đưa cho trẻ vật mà trẻ thích.

(3). Lựa chọn câu trả lời có và không: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Đưa ra một vật mà trẻ không thích hoặc một vật mà trẻ thích và hỏi trẻ “ Con có muốn ……(tên đồ vật) không?”. Hướng dẫn trẻ lắc đầu nói không đối với những vật mà trẻ không thích hoặc gật đầu với những vật mà trẻ thích. Ngay sau khi trẻ trả lời không, cất vật mà trẻ không thích đi. Ngay sau khi mà trẻ trả lời có, đưa cho trẻ vật mà trẻ thích.

  • Trong mỗi  bước 1,2 và 3: Làm lại từng bước trên và gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
  • Giáo cụ: Những đồ ăn và đồ vật mà trẻ thích và không thích.
  •  Điều kiện trước tiên:

Bắt chước lắc đầu và gật đầu hoặc bắt chước nói “không” và “có”.

  • Gợi ý cách dạy:  Làm mẫu lắc đầu hoặc làm mẫu nói “có”, “không”.

 

untitled 3

  • Gợi ý bổ trợ: Chắc chắn dùng những vật mà trẻ thực sự thích và không thích. Dùng những đồ ăn đáng sợ như (gia vị, nước mắm, mù tạc) mà con bạn không thích để làm vật không thích.

003

 

 

Bài 20 – Nói tên người thân

Các bước dạy trẻ:

(1). Nói tên người thân trong ảnh: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ, tạo sự tập trung chú ý. Đưa ra 1 bức ảnh của người thân trong gia đình và nói  “Đây là ai?” Nhắc trẻ nói tên của người trong ảnh và khen và thưởng cho trẻ.

(2). Nói tên người thực: Cùng  với 1 người thân ở trong phòng, ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và chỉ vào người thân đó. Hỏi trẻ “Đây là ai?”. Nhắc  trẻ nói tên người thân đó rồi khen và thưởng cho trẻ.

Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn gợi ý cho trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Điều kiện trước tiên: Nhận biết người thân trong ảnh và trong thực tế; nói tên đồ vật.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu nói tên của người thân.

untitled 4

  • Gợi ý bổ trợ: Ban đầu dạy trẻ những người thân trông khác nhau, ví dụ : bố mẹ và anh chị em ruột của trẻ

004

 

Bài 21 – Trẻ lựa chọn

Các bước dạy trẻ:

Ngồi lên ghế ngang với trẻ. Giơ 2 vật mà trẻ thích lên trước mặt trẻ. Hỏi trẻ “Con muốn cái ….… hay cái ……. ?”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào vật mà trẻ thích nhất và nói tên vật đó. Ngay lập tức, đưa vật mà trẻ vừa lựa chọn cho trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo lời chỉ dẫn hoặc trả lời mà không cần nhắc.

  • Điều kiện trước tiên: Chỉ vào vật mà trẻ muốn; đòi lấy được vật mà trẻ muốn bằng  lời nói;  nói tên đồ vật đó.
  • Gợi ý cách dạy: Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào vật mà mình muốn nói mẫu gọi tên đồ vật đó.

untitled 5

Gợi ý bổ trợ: Để dễ phân biệt, nên bắt đầu bằng 1 vật mà trẻ thích và 1 vật mà trẻ không thích.thay đổi câu hỏi của bạn (ví dụ: “Con muốn lấy cái nào”). Nếu con bạn vẫn chưa biết nói, bạn có thể dạy trẻ cách trả lời không cần nói (ví dụ : Chỉ nhắc trẻ chỉ  vào vật mà trẻ thích). Cuối cùng dạy trẻ lựa chọn vật mà trẻ muốn mà vật đó không ở trong tầm mắt trẻ. Phải chắc chắn thay đổi yêu cầu trong đó bạn đưa ra sự lựa chọn sao cho trẻ không chỉ chọn vật mà bạn nói  sau cùng trong câu hỏi lựa chọn đó (ví dụ: Nếu bạn nói “Con muốn ăn cái bánh hay quả táo”, bạn cũng có thể đổi thành “Con muốn ăn cái bánh hay quả táo?”).

005

 

Gii thích cách đánh giá kh năng tiếp thu ca tr: Đánh d“+” vào ô s:

(1)   Nếu tr tr li thc hin đúng mà không cn nhc.

(2)   Nếu tr tr li thc hin đúng do s h tr và nhc nh c cô giáo.

(3)   Nếu tr không tr li / thc hin được k c có s h tr và nhc nh ca cô giáo

Nguồn: Sưu tầm từ internet

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply