
100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 4
Bài 13 – Chỉ vào tranh ảnh trong sách
Các bước dạy trẻ:
Đưa trẻ xem 1 trang trong quyển sách tranh. Bảo trẻ “Hãy chỉ vào……..(tên của đồ vật)”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng bức tranh và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn bằng cách khác nhau vơi sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng chỉ dẫn mà không cần nhắc .
- Giáo cụ: Sách tranh
- Điều kiện trước tiên: Nhận biết được các đồ vật và các bức tranh.
- Gợi ý cách dạy:
Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ làm theo chỉ dẫn . Bắt đầu với các quyển sách tranh mà có giới hạn số lượng các vật trong mỗi bức tranh.
- Gợi ý bổ trợ : Sắp xếp ảnh của các đồ vật mà con bạn biết trong tập album ảnh để chỉ vào. Cố gắng dạy trong ngữ cảnh tự nhiên, không gượng ép (ví dụ: dạy trong lúc xem sách trước khi đi ngủ)
Bài 14 – Chức năng của đồ vật
Các bước dạy trẻ:
(1). Nhận biết đồ vật qua chức năng:
Để đồ vật hoặc bức tranh lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ: ví dụ “Con quét nhà bằng cái gì?” (nhận biết được cái chổi qua chức năng quét nhà). Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng đồ vật hoặc bức tranh. Khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn mà không cần nhắc.
(2). Nói tên đồ vật qua chức năng: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và hỏi trẻ :ví dụ “Con tô màu bằng cái gì?”. Nhắc trẻ gọi tên đồ vật “bút chì màu” hoặc “Con tô màu bằng bút chì màu’’.
(3). Nói được chức năng của đồ vật: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Hỏi trẻ “Con làm gì với……..(tên đồ vật)”? Ví dụ “Con làm gì bằng chiếc bút chì này?”. Khen và thưởng cho trẻ.
Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ trả lời câu hỏi của bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ trả lời đúng mà không cần nhắc.
- Giáo cụ : Đồ vật.
- Điều kiện trước tiên:
(1) Làm theo các chỉ dẫn từng bước một;nhận biết đồ vật & làm theo chỉ dẫn với động từ chỉ hành động.
(2 và 3) Nhận biết đồ vật qua chức năng và gọi tên đồ vật & nói được chức năng đó.
- Gợi ý bổ trợ: Chỉ dùng các đồ vật mà con bạn đã biết được trong bài nhận biết đồ vật/ tranh ảnh (ví dụ: phải tin chắc là con bạn đã biết cái búa trước khi bạn dạy trẻ chức năng của cái búa).
Bài 15 – Vật sở hữu (dễ nhớ và có ý nghĩa)
Các bước dạy trẻ:
(1). Nhận biết vật sở hữu: Với một người thân trong gia đình đứng gần trẻ, bảo trẻ chỉ vào bộ phận cơ thể hoặc quần áo của một người nào đó. Ví dụ “Hãy chỉ vào áo của mẹ”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng bộ phận của cơ thể hoặc quần áo và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ.
(2). Gọi tên vật sở hữu: Chỉ vào bộ phận của cơ thể hoặc quần áo của người thân và hỏi trẻ (ví dụ: “Đây là áo của ai?”) Hướng dẫn trẻ nói được tên người và vật sở hữu “áo của mẹ”. Khen và thưởng cho trẻ.
Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn bằng cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng, chỉ khen thưởng những lần trẻ đã làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trẻ lời đúng mà không cần cân nhắc.
- Điều kiện trước tiên:
(1). Nhận biết được bộ phận cơ thể hoặc quần áo và từng người thân trong gia đình
(2). Nói được tên của bộ phận cơ thể hoặc quần áo đó và những người thân.
- Gợi ý cách dạy:
(1). Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào đúng bộ phận cơ thể hoặc quần áo.
(2). Làm mẫu câu trả lời.
- Gợi ý bổ trợ: Bắt đầu với những đồ chơi (Ví dụ: “Chỉ vào mũi của con búp bê”, “Chỉ vào mũi con chim”.
Bài 16 – Nhận biết âm thanh của môi trường xung quanh
Các bước dạy trẻ:
(1). Chỉ vào các bức tranh và miêu tả âm thanh: Đặt các bức tranh miêu tả âm thanh lên bàn trước mặt trẻ. Bật băng để trẻ nghe âm thanh. Hỏi trẻ “Con vừa nghe thấy gì?”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng bức tranh miêu tả âm thanh vừa nghe thấy.
(2). Gọi tên âm thanh: Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo làm theo chỉ dẫn của bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất . Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
- Giáo cụ : Những đồ vật có thể tạo âm thanh từ môi trường xung quanh và băng cát – sét.
- Điều kiện trước tiên:
(1). Nhận biết được tranh và hành động trong tranh .
(2). Nói được tên của các vật tạo ra âm thanh trong tranh và các hành động.
- Gợi ý cách dạy :
(1). Làm mẫu câu trả lời hoặc hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ chỉ vào đúng bức tranh.
(2). Làm mẫu câu trả lời đúng .
- Gợi ý bổ trợ : Bắt đầu với những âm thanh mà con bạn có thể đã quen với nó. Có thể thu băng những âm thanh thường xuyên có trong môi trường xung quanh nhà bạn.
Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:
(1) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
(2) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
(3) Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo
Nguồn: Sưu tập từ Internet