100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 3

Bài 8 – Dạy bằng đồ vật (dễ nhớ và có ý nghĩa)

Các bước dạy trẻ:

(1).  Nhận biết đồ vật: Đặt đồ vật lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Hãy đưa cho cô…….. (tên của  đồ vật)”. Nhắc trẻ đưa cho bạn đồ vật đó và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ.

(2).  Gọi tên các đồ vật: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và đưa ra 1 đồ vật. Hỏi trẻ “Đây là  cái gì ?”. Nhắc trẻ nói tên đồ vật đó và khen thưởng việc trả lời của trẻ.

  • Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thực hiện việc làm theo chỉ dẫn hoặc trả lời bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
  • Giáo cụ: Các đồ vật.
  • Điều kiện trước tiên:

(1)  Kết hợp những đồ vật để nhận biết.

(2)  Làm theo 15 chỉ dẫn từng bước một.

(3)  Bắt chước những âm thanh và những từ đơn giản .

  • Gợi ý cách dạy:

(1)   Hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ đưa đồ vật cho  bạn.

(2)   Làm mẫu gọi tên đồ vật

untitled 1

 

  • Gợi ý bổ trợ: Chọn những đồ vật có liên quan đến trẻ. Ví dụ: Nếu trẻ thích những đồ chơi nào đó như con chim Big hoặc Elmo, dùng những đồ chơi này để làm 1 vài đồ vật đầu tiên để dạy. Một vài đồ vật đầu tiên này phải có phát âm khác nhau (ví dụ: không nên dạy từ “cá” và “rá” – là tên của 2 đồ vật đầu tiên vì chúng phát âm gần giống nhau). Nếu gặp trẻ khó khăn trong việc học cách gọi tên, hãy cố gắng dạy trẻ bằng cách sai làm các việc liên quan đế đồ vật “cháu hãy lấy tờ giấy ăn” và “cháu hãy tung bóng đi”). Dần dần dịch chuyển đồ vật gần nhau hơn và thay đổi khẩu hiệu thành “Đưa cho cô tờ giấy ăn và “lấy cho cô quả bóng”.

001

 

 

Bài 9 – Dạy bằng tranh ảnh (dễ nhớ và ý nghĩa)

 

Các bước dạy trẻ:

(1) Nhận biết tranh: Đặt bức tranh lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ  “Hãy chỉ vào…….. (tên của vật trong tranh)”. Nhắc trẻ chỉ vào bức tranh và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ.

(2) Nói tên các bức tranh: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và đưa ra 1 bức tranh cho trẻ nhìn. Hỏi trẻ “đây là cái gì”? Nhắc trẻ nói lên bức tranh đó và khen thưởng câu trả lời đó của trẻ.

Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong những lần dạy tiếp theo. Trẻ thực hiện theo các chỉ dẫn bằng các cách khác nhau và sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ đúng, theo chỉ dẫn hoặc làm đúng mà không cần nhắc.

  • Giáo cụ : Tranh ảnh các đồ vật.
  • Điều kiện trước tiên:

(1)   Kết hợp những bức tranh dễ nhận biết.

(2)   Làm theo 10 – 15 chỉ dẫn từng bước một và có thể nhận biết 10 – 15 đồ vật.

(3)   Gọi tên các đồ vật.

  • Gợi ý cách dạy:

(1)   Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào bức tranh.

(2)   Làm mẫu gọi tên bức tranh.

untitled 2

 

  • Gợi ý bổ trợ: Bắt đầu với những bức tranh đồ vật mà trẻ đã học cách nhận dạng. Những bức tranh đó bề ngoài phải dễ dàng nhận thấy (ví dụ: Bức tranh1 quả táo phải là một quả táo đứng một mình, khác hẳn với một quả táo ở trên cây). Ảnh của đồ vật có liên quan đến trẻ  (như 1 bức ảnh chụp chiếc giường của trẻ hoặc một bức ảnh đôi giầy của trẻ) sẽ giúp trẻ tăng khả năng hệ thống hoá nhận thức.

002002b

 

 

Bài 10 – Nhận biết người thân

 

Các bước dạy trẻ:

(1) Nhận biết người trong tranh ảnh: Đặt bức ảnh lên bàn trước mặt trẻ, tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Hãy chỉ vào…… (tên người trong ảnh) nhắc trẻ chỉ vào đúng bức ảnh và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ.

(2) Nhận biết người thực: Cùng với một người thân ở trong phòng, ngồi lên ghế đối diện với trẻ, tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Con hãy đi đến chỗ……. (tên của người thân đó)”. Nhắc trẻ đi đến chỗ người thân đó. Khen thưởng việc làm của trẻ.

  • Trong mỗi bước 1 và 2: Hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo thực hiện theo chỉ dẫn hoặc trả lời bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
  • Giáo cụ: ảnh của người thân
  • Điều kiện trước tiên:

(1) Kết hợp những bức ảnh dễ nhận biết.

(2) Làm theo 10 chỉ dẫn từng bước một và nhận biết được các đồ vật trong tranh.

  • Gợi ý cách dạy: Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn.

untitled 3

  • Gợi ý bổ trợ: Trước khi dạy trẻ phân biệt 2 bức ảnh của người thân, dùng các bức ảnh của đồ vật như 1 vật làm cắt ngang dòng suy nghĩ của trẻ, bắt đầu với1 ảnh của một người và 2 ảnh hoặc 2 tranh của đồ vật. Dần đưa ảnh của nhiều người khác nhau. Nếu trẻ có khó khăn trong việc nhận dạng người thân, cố gắng dùng ảnh như 1 vật để nhắc trẻ bằng cách giơ ảnh lên khi đưa ra chỉ dẫn “Đi đến chỗ………”.

003

 

 

Bài 11 – Động từ chỉ hành động

 

Các bước dạy trẻ:

(1). Làm theo chỉ dẫn với động từ: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Để giáo cụ cần thiết lên bàn trong tầm với của trẻ. Tạo sự tập trung chú ý của trẻ và bảo trẻ thực hiện hành động mà bạn yêu cầu  “ Hãy đứng lên…..(hành động)”. Hướng dẫn trẻ thực hiện hành động đó và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ.

(2). Nhận biết hành động trong tranh: Đặt tranh lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Chỉ vào……( hành động)”. Nhắc trẻ chỉ vào đúng hành động trong tranh và khen thưởng việc làm theo đúng chỉ dẫn của trẻ.

Trong mỗi bước 1 và 2 : Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thực hiện việc làm theo chỉ dẫn hoặc trả lời bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Giáo cụ: Các đồ vật cần thiết  cho thực hiện hành động .
  • Điều kiện  trước tiên:

(1)   Làm theo 10 chỉ dãn từng bước một.

(2)   Nhận biết các hành động trong tranh

  • Gợi ý cách dạy:

(1). Làm mẫu cụ thể hành động hoặc hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để thực hiện hành động.

(2). Làm mẫu gọi tên hành động.

untitled 4

 

  • Gợi ý bổ trợ: Bắt đầu với những hành động mà con bạn đã được học như trong bài 6. Những chỉ dẫn từng bước một (ví dụ : dạy trẻ “Hãy làm cho cô xem đứng lên” nếu đã học “đứng lên’.

004

 

Bài 12 – Các đồ vật ở môi trường xung quanh

Các bước dạy trẻ:    

(1). Nhận biết đồ vật xung quanh: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Chỉ vào…… (đồ vật môi trường xung quanh)”. Hướng dẫn trẻ tiến lại gần và chỉ vào đồ vật đó. Khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn  của trẻ.

(2). Nói tên đồ vật ở môi trường xung quanh: Dắt trẻ đến bên đồ vật xung quanh. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ chỉ vào đồ vật đó. Hỏi trẻ “ Đây là cái gì?” Nhắc trẻ nói tên đồ vật đó . Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ.

  • Trong mỗi bước 1 và 2:  Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thực hiện việc làm theo chỉ dẫn hoặc trả lời bạn bằng cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc .
  • Điều kiện trước tiên:

(1) Làm theo các chỉ dẫn từng bước một ở bài 6 và nhận biết đồ vật.

(2) Gọi tên đồ vật.

  • Gợi ý cách dạy:

(1) Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ làm theo chỉ dẫn.

(2) Làm mẫu gọi tên đồ vật.

untitled 5

 

  • Gợi ý bổ trợ: Để đạt được kĩ năng giúp trẻ, nên bắt đầu dạy trẻ khi để đứng gần với đồ vật rồi sau đó đứng cách xa dần.

down-syndrome-child-girl

 

Gii thích cách đánh giá kh năng tiếp thu ca tr: Đánh du “+” vào ô s:

(1)   Nếu tr tr li thc hin đúng mà không cn nhc.

(2)   Nếu tr tr li thc hin đúng do s h tr và nhc nh c cô giáo.

(3)   Nếu tr không tr li / thc hin được k c có s h tr và nhc nh ca cô giáo

 

Nguồn: Sưu tập từ internet

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply