100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 20

Bài 92 – Hoàn thành câu một cách lôgíc

Các bước dạy trẻ:

Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và cho trẻ xem một bức tranh ảnh có liên quan đến các ví dụ bên dưới. Nói một câu chưa hoàn chỉnh (ví dụ: “Tay của bạn ấy bẩn. Bạn ấy phải……”). Gợi ý cho trẻ hoàn thành nốt câu đó (ví dụ “Bạn ấy phải rửa tay”). Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

  • Giáo cụ: Các bức tranh ảnh.
  • Điều kiện trước tiên: Trẻ biết mô tả các sự kiện bất thường, trả lời các câu hỏi về nguyên nhân và giả định.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách thực hiện cho trẻ.

001

 

  • Gợi ý bổ trợ: Nên sử dụng cuốn MEER1 để biết thêm các ví dụ.

 

Bài  93 – Mô tả các đặc điểm bất thường trong tranh

Các bước dạy trẻ:

Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và cho trẻ xem một bức tranh trong đó có một số không đúng (ví dụ một bức tranh có một chiếc ô tô có bánh hình vuông. Hỏi trẻ “Bức tranh này có gì không đúng?”). Gợi ý cho trẻ trả lời đúng câu hỏi (ví dụ: “Bánh xe hình vuông”).  Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng, chỉ khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

  • Giáo cụ: Các tranh ảnh trong đó có một số đặc điểm không đúng với thực tế.
  • Điều kiện trước tiên: Trẻ biết mô tả tranh, nói được sự giống và khác nhau giữa các đồ vật, trả lời các câu hỏi về nguyên nhân.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách mô tả để trẻ làm theo.

002

  • Gợi ý bổ trợ: Khi dạy nên thay đổi cách dạy (ví dụ có thể hỏi  “Có điều gì ngốc nghếch trong bức tranh này?”). Cuối cùng dạy con bạn nói những gì nên có trong những bức tranh  đó (ví dụ: “Những chiếc xe phải có bánh hình tròn”) có thể thực hiện những hành động nào đó để trẻ quan sát (ví dụ: “Xem sách ngược, viết bằng cái thìa”) và dạy trẻ mô tả những điều bất thường trong những hành động đó.



Bài 94 – Đoán trước sự việc 

Các bước dạy trẻ:

1. Khi xem tranh ảnh: Cho trẻ xem một bức ảnh trong đó có thể đoán trước một sự việc sẽ xảy ra (ví dụ: một bức ảnh cậu bé đang rót nước). Hỏi trẻ một trong các câu hỏi sau “Con nghĩ (bạn ấy) sắp sửa làm gì?”, hoặc “Con thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong bức tranh này?”. Gợi ý cho trẻ trả lời đúng những gì sẽ xảy ra tiếp theo (ví dụ: “Bạn ấy sẽ uống nước”) khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

2. Khi nghe kể chuyện: Kể cho trẻ nghe một câu chuyện trong đó có thể đoán trước một sự việc sẽ xảy ra (ví dụ: “Một hôm Nam cảm thấy đói bụng, bạn ấy quyết định lấy bánh để ăn. khi vào bếp để lấy bánh, bạn ấy phát hiện không còn chiếc bánh nào). Hãy hỏi trẻ “Con nghĩ (Nam) sẽ làm gì?” hoặc “Con thử đoán điều gì sẽ xảy ra?”. Gợi ý cho trẻ trả lời đúng những gì sẽ xảy ra tiếp theo (ví dụ : “Bạn ấy sẽ đến hiệu bánh để mua” hoặc “Bạn ấy sẽ làm thứ khác để ăn”.  Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng, chỉ khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

  • Giáo cụ: Các tranh ảnh trong đó có thể đoán trước một sự việc sẽ xảy ra (xem danh mục nguồn, ví dụ: Thì của động từ).
  • Điều kiện trước tiên: Trẻ biết mô tả các sự kiện bất thường,trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, kể chuyện, nhắc lại các sự việc, biết hoàn câu một cách lôgíc.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách thực hiện để trẻ làm theo.

003

Gợi ý bổ trợ: Khi dạy,nên sử dụng các bức tranh ảnh mà trong đó có thể đoán trước sẽ có một sự việc sẽ xảy ra.

 

Bài  95 – Giải thích sự việc

Các bước dạy trẻ:

Ngồi trên ghế ngang hàng với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và cho trẻ xem một bức tranh/ ảnh trên đó mô tả một sự việc hoặc phong cảnh (ví dụ: ảnh trong nhà bếp, ảnh một người đang làm bánh, ảnh một bãi biển). Hãy hỏi trẻ câu hỏi về một trong các bức tranh/ ảnh đó (ví dụ: cho trẻ xem bức tranh về mùa đông, hỏi trẻ: “Đây là mùa gì?”). Sau khi trẻ trả lời “Mùa đông”, hãy hỏi tiếp: “Sao con biết… … (đây là mùa đông)?”. Gợi ý cho trẻ giải thích (ví dụ: “Bởi vì con nhìn thấy tuyết rơi”). Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng chỉ khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

  • Giáo cụ: Các tranh ảnh mô tả phong cảnh hoặc một sự việc nào đó (xem danh mục nguồn).
  • Điều kiện trước tiên: Trẻ biết mô tả tranh, nói được sự giống và khác nhau giữa các đồ vật, trả lời các câu hỏi về nguyên nhân.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách thực hiện (giải thích sự việc) để trẻ làm theo.

004

  • Gợi ý bổ trợ: Nên khái quát hóa cách thực hiện trong các tình huống tự nhiên. (ví dụ: Khi trẻ đang quan sát một trẻ khác đang ôm một quả bóng, hãy hỏi: “Bạn ấy sắp làm gì?” “Bạn ấy sắp đá bóng” “Sao con biết?” “Vì bạn ấy sắp đá bóng”.

Bài  96 – Nhận biết đồ vật qua tính chất và chủng loại

Các bước dạy trẻ:

1. Tính chất: Đặt lên bàn trước mặt trẻ một số đồ vật khác nhau về tính chất. Yêu cầu trẻ lấy một thứ mà không thuộc một tính chất nào đó (ví dụ: “Lấy cho mẹ một đồ vật không phải màu vàng”, “Lấy cho mẹ một đồ vật không nhỏ” hoặc “Lấy cho mẹ một đồ vật không mịn”…). Gợi ý trẻ lấy đúng đồ vật mà bạn yêu cầu. Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Có thể dạy ngẫu nhiên cho trẻ bằng cách yêu cầu trẻ lấy cho bạn một vật thuộc một tính chất nào đó (ví dụ: “Lấy cho mẹ một thứ màu vàng”). Cuối cùng, chỉ khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

2. Chủng loại: Đặt lên bàn trước mặt trẻ một số đồ vật khác nhau về chủng loại. Yêu cầu trẻ lấy một thứ mà không thuộc một chủng loại nào đó (ví dụ: “Lấy cho mẹ một thứ không phải là thức ăn”, “Lấy cho mẹ một thứ không phải là con vật” hoặc “Lấy cho mẹ một thứ không phải là hoa quả”…).  Gợi ý cho trẻ lấy đúng đồ vật mà bạn yêu cầu. Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ, càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Có thể dạy ngẫu nhiên cho trẻ bằng cách yêu cầu trẻ lấy cho bạn một vật thuộc một chủng loại nào đó (ví dụ: “Lấy cho mẹ một thứ là thức ăn”). Cuối cùng chỉ khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

  • Giáo cụ: Các đồ vật theo từng chủng loại và các đồ vật giống nhau về tính chất.
  • Điều kiện trước tiên: Trẻ biết xác định đồ vật được miêu tả, trả lời các câu hỏi có/ không về đồ vật, nhận biết được các đồ vật giống và khác nhau, trả lời các câu hỏi lựa chọn, xác định được các đồ vật dựa vào chủng loại hoặc tính chất của chúng.
  • Gợi ý cách dạy: Có thể hướng dẫn bằng cách chỉ hoặc cầm tay trẻ để gợi ý cho trẻ đưa đúng đồ vật theo yêu cầu.

005

  • Gợi ý bổ trợ: Nên bắt đầu thật đơn giản. Ví dụ, ban đầu bạn đặt bốn vật lên bàn, trong đó ba vật giống nhau (ba quả bóng và một chiếc cốc chẳng hạn). Yêu cầu trẻ: “Lấy cho mẹ một thứ mà không phải là quả bóng”. Có thể thay đổi cách yêu cầu bằng cách đặt câu hỏi lựa chọn (ví dụ: “Thứ nào không phải là quả bóng?”).

 

200

 

Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:

(1)   Nếu tr tr li thc hin đúng mà không cn nhc.

(2)   Nếu tr tr li thc hin đúng do s h tr và nhc nh c cô giáo.

(3)   Nếu tr không tr li / thc hin được k c có s h tr và nhc nh ca cô giáo

Nguồn: Sưu tầm từ internet

 

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply