100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 2

Bài 4- Bắt chước những hoạt động vận động tinh

001

Các bước dạy trẻ :

Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “làm như thế này” trong khi đồng thời làm mẫu 1 hoạt động vận động chính xác. Nhắc trẻ bắt chước làm những động tác đó tăng cường khả năng bắt chước của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo.

Trẻ thể hiện sự bắt chước khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ bắt chước đúng mà không cần nhắc.

  • Điều kiện trước tiên: Ngồi lên ghế & bắt chước những hoạt động.
  • Gợi ý cách dạy: Hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ bắt chước lại.

untitled 1

  • Gợi ý bổ trợ: Luôn nhớ phát triển những hoạt động vận động tiêu biểu khi dạy bài này. Nhiều trẻ dưới 3 tuổi thường gặp khó khăn bắt chước những hoạt động vận động tinh.

 

Bài 5 – Bắt chước hoạt động vận động bằng miệng

002

Các bước dạy trẻ :

Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “làm như thế này” đồng thời làm mẫu một hoạt động vận động bằng miệng. Nhắc trẻ bắt chước làm những động tác đó và tăng cường khả năng bắt chước của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thể hiện sự bắt chước khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ bắt chước đúng nhất mà không cần nhắc.

  • Điều kiện trước tiên: Ngồi lên ghế, tạo sự giao tiếp bằng mắt; bắt chước những hoạt động vận động thô và chính xác.
  • Gợi ý cách dạy: Hướng dẫn cụ thể bằng tay để đặt mồm của trẻ vào vị trí đúng. Dùng giáo cụ ở mà có thể làm dễ dàng hơn khả năng bắt chước của trẻ (ví dụ: dùng còi hoặc bong bóng xà phòng để thổi, dùng kẹo que để thè lưỡi ra).

untitled 2

  • Gợi ý bổ trợ: Để đạt được mục tiêu của chương trình này. Nếu bạn đang hướng dẫn những hoạt động bắt chước bằng miệng, tốt nhất là nên đi đôi với một âm phát ra đồng thời với hoạt động khi nó bắt đầu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhắc lại một hoạt động, cố gắng sử dụng gương để con bạn nhìn cả sự phản chiếu hoạt động của bạn trong gương khi bạn làm mẫu và dần dần không dùng gương nữa.

 

Bài 6 – Làm theo chỉ dẫn từng bước một

001b

Các bước dạy trẻ:

Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Đưa ra lời chỉ dẫn. Gợi ý trẻ thực hiện lời chỉ dẫn đó và khen thưởng thêm. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thực hiện làm theo chỉ dẫn một cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn mà không cần nhắc.

  • Giáo cụ: Các vật cần thiết cho thực hiện chỉ dẫn.
  • Điều kiện trước tiên: Để thực hiện chỉ dẫn 2”đứng lên”, trẻ phải ngồi trên ghế.
  • Gợi ý cách dạy: Hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ làm theo chỉ dẫn.

untitled 3

 

  • Gợi ý bổ trợ: Lựa chọn những chỉ dẫn mà bạn thấy phù hợp để yêu cầu con bạn làm theo trong ngày. Trong suốt quá trình bài giảng, những chỉ dẫn thích hợp này sẽ mang lại những cơ hội tự nhiên cho việc duy trì và tổng hợp nhận thức của trẻ.

 

Bài 7 – Các bộ phận của cơ thể (dễ nhớ và có ý nghĩa)

001c

Các bước dạy trẻ:

(1). Nhận biết các bộ phận cơ thể: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Hãy chỉ vào………. (bộ phận của cơ thể)”. Nhắc trẻ chỉ vào đúng bộ phận trên cơ thể trẻ và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ.

(2). Đọc tên các bộ phận của cơ thể: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Chỉ vào 1 bộ phận trên cơ thể bạn hỏi trẻ: “Đây là cái gì?”. Nhắc trẻ nói tên bộ phận đó và khen thưởng việc trả lời của trẻ.

  • Trong mỗi bước 1&2: Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thực hiện việc làm theo chỉ dẫn hoặc trả lời bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo lời chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
  • Điều kiện trước tiên: 1. Làm theo chỉ dẫn từng bước một .

2. Nhận biết được bộ phận cơ thể và gọi tên các đồ vật quen thuộc.

  • Gợi ý cách dạy:

(1) Làm mẫu chỉ dẫn hoặc hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để chạm vào các bộ phận cơ thể.

(2) Làm mẫu các câu trả lời đúng.

untitled 4

  • Gợi ý bổ trợ: Trước hết, hãy chọn các bộ phận trên cơ thể mà nó không nằm ở vị trí quá gần nhau (ví dụ: dạy cách phân biệt đầu và chân tốt hơn là phân biệt mũi và mắt).

cropped-dsc_1606

 

Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:

(1) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.

(2) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.

(3) Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo

 

Nguồn: Sưu tầm từ Internet

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply