100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 17

Bài  77 – Dạy trẻ kể lại một câu chuyện

Các bước dạy trẻ:

1. Với đồ chơi hỗ trợ: Cùng ngồi với trẻ trên sàn nhà và yêu cầu trẻ chú ý. Dùng các đồ chơi hỗ trợ  (ví dụ: một số thứ đồ chơi, xe ô tô đồ chơi, ván trượt, các đồ đạc trong nhà của búp bê) và kể cho trẻ nghe một câu chuyện đơn giản (ví dụ: “Có một cô gái đến chơi công viên. Cô ta chơi cầu trượt, sau đó cô ta lên xe và đi về nhà”). Yêu cầu trẻ: “Con hãy kể cho mẹ nghe những gì xảy ra trong câu chuyện”. Gợi ý cho trẻ kể về câu chuyện và dùng các đồ chơi hỗ trợ. Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen và thưởng khi trẻ kể đúng mà ít phải gợi  ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ khi trẻ kể đúng mà không cần gợi ý.

2. Không dùng đồ chơi hỗ trợ: Ngồi trên ghế ngang bằng với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý, sau đó kể cho trẻ nghe một câu chuyện đơn giản (ví dụ: “Ngày xưa có một chú gấu con…”). Nói với trẻ: “Con hãy kể cho mẹ nghe trong câu chuyện đã xảy ra những gì?”. Gợi ý cho trẻ trả lời câu chuyện trên. Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen và thưởng khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

  • Giáo cụ: Một số thứ đồ chơi, đồ đạc trong nhà của búp bê, xe ô tô chơi, một số đồ dùng trong sân chơi của trẻ (ví dụ: ván trượt, thang chơi đu).
  • Điều kiện trước tiên: Trẻ có thể bắt chước những mẫu câu phức tạp, mô tả các bức tranh và nhắc lại lời nói của người khác.
  • Gợi ý cách dạy: Có thể cầm tay trẻ để chỉ dẫn trẻ dùng các đồ chơi hỗ trợ để kể lại câu chuyện.

Kể mẫu câu chuyện cho trẻ nhắc lại.

77

  • Gợi ý bổ trợ: Hãy bắt đầu bằng một câu chuyện thật đơn giản và dễ nhớ đối với trẻ (có thể chỉ dài một câu) và dần dần khi trẻ đã tiếp thu được thì tăng độ khó.

 

BÀI  78 – Mô tả theo chủ đề 

Các bước dạy trẻ:

Ngồi trên ghế ngang bằng với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và nói: “Hãy nói cho mẹ nghe về…… (bạn nêu tên một chủ đề nào đó, xem các ví dụ bên dưới)”. Gợi ý cho trẻ mô tả được ba đặc điểm của chủ đề đó. Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Dần dần  chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không phải gợi ý.

  • Điều kiện trước tiên: Trẻ có thể mô tả được đồ vật trong và ngoài tầm nhìn qua một số đặc điểm của chúng.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách mô tả cho trẻ.

78

  • Gợi ý bổ trợ: Dạy và uốn nắn dần cách thực hiện của trẻ qua từng tiết dạy (ví dụ: Ban đầu dạy đặc điểm đầu tiên, “Đó là một ngày lễ”, sau đó dạy hai đặc điểm, “Đó là ngày lễ, đến vào tháng Giêng”, và cuối cùng dạy cùng lúc 3 đặc điểm, “Đó là ngày lễ, đến vào tháng Giêng, người lớn cho tiền mừng tuổi”).

 

Bài  79 – Dạy trẻ kể chuyện 

(có dùng các đồ chơi hỗ trợ)

 

Các bước dạy trẻ:

1. Kể về một chủ đề cụ thể: Cùng ngồi với trẻ trên sàn nhà. Đặt các đồ chơi hỗ trợ (ví dụ: một số thứ đồ chơi: xe ô tô đồ chơi, ván trượt, các đồ đạc trong nhà của búp bê…) trên sàn nhà ngay trước mặt trẻ. Yêu cầu trẻ kể về một câu chuyện về một chủ đề cụ thể (ví dụ: “Con hãy kể chuyện bạn Nam chơi công viên” ). Gợi ý cho trẻ kể câu chuyện trên dùng các đồ chơi hỗ trợ (ví dụ: có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các đồ chơi hỗ trợ để kể chuyện về bạn Nam đồng thời làm mẫu cách kể chuyện cho trẻ: “Một hôm bạn Nam đạp xe tới công viên. Bạn ấy chơi ván trượt ở công viên. Sau đó bạn ấy lên xe về nhà”). Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen và thưởng khi trẻ trả lời đúng mà gợi ý ở mức thấp nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

2. Không nêu chủ đề cụ thể: Cùng ngồi với trẻ trên sàn nhà. Đặt các đồ chơi hỗ trợ (ví dụ: một số  thứ đồ chơi: xe ô tô đồ chơi, ván trượt, các đồ đạc trong nhà của búp bê) trên sàn nhà ngay trước mặt trẻ. Dùng các đồ chơi đó, bạn hãy kể một câu chuyện ngắn gọn cho trẻ nghe. Sau đó nói với trẻ : “Bây giờ đến lượt con. Hãy kể cho mẹ nghe một câu chuyện”. Gợi ý cho trẻ kể chuyện dùng các đồ chơi hỗ  trợ (ví dụ: có thể hướng dẫn trẻ dùng các đồ chơi hỗ trợ để kể chuyện về bạn Nam đồng thời làm mẫu cách kể chuyện cho trẻ: “Một hôm Minh cảm thấy đói , vì thế bạn ấy đạp xe đến cửa hàng mua bánh và khoai tây chiên. Sau đó bạn ấy lái xe về nhà”). Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà gợi ý ở mức thấp nhất. Cuối cùng, chỉ khen thưởng những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

  • Giáo cụ: Một số thứ đồ chơi, đồ đạc trong nhà của búp bê, xe ô tô đồ chơi, một số đồ dùng trong sân chơi của trẻ (ví dụ: ván trượt, thang chơi đu)
  • Điều kiện trước tiên: Trẻ có thể kể lại câu chuyện, bắt chước những câu khó, mô tả các bức tranh, các đồ vật trong tầm nhìn, nhắc lại các câu nói của người khác .
  • Gợi ý cách dạy: Có thể cầm tay trẻ để chỉ dẫn trẻ dùng các đồ chơi hỗ trợ để kể lại câu chuyện và kể mẫu câu chuyện cho trẻ nhắc lại.

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tự nghĩ ra một câu chuyện, hãy gợi ý cho trẻ một chủ đề nào đó không rõ ràng (ví dụ: “Con hãy kể cho mẹ nghe chuyện về bạn Mai”) hoặc bắt đầu câu chuyện bằng cách kể mẫu câu đầu tiên, sau đó dừng lại để xem trẻ kể tiếp câu chuyện hay không.

79

 

  •  Gợi ý bổ trợ: Đây là một bài rất hay dùng để dạy cho trẻ cùng với bạn của trẻ. Tất cả ngồi trong vòng tròn và lần lượt kể chuyện. Với cách thực hiện thứ hai, để  tránh trường hợp trẻ kể lại câu chuyện của bạn. Hãy yêu cầu trẻ kể một câu chuyện khác (có thể nói: “Con hãy kể câu chuyện khác đi”).

 

Bài 80 – Dạy trẻ kể chuyện 

 (không dùng đồ chơi hỗ trợ)

 

Các bước dạy trẻ:

1. Kể về một chủ đề cụ thể: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Làm cho trẻ chú ý và yêu cầu trẻ kể một câu chuyện về một chủ đề cụ thể (ví dụ: “Con hãy kể chuyện ma”). Gợi ý cho trẻ kể câu chuyện (ví dụ: có thể làm mẫu cách kể chuyện cho trẻ : “Ngày xưa, có một con ma rất to và kinh khủng. Nó có đôi mắt đỏ, và hàm răng màu xanh lè”). Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần, chỉ khen và thưởng khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

2. Không nêu chủ đề cụ thể: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và kể cho trẻ nghe một câu chuyện đơn giản. Sau đó nói với trẻ: “Bây giờ đến lượt con, hãy kể một câu chuyện cho mẹ nghe”. Gợi ý cho trẻ kể câu chuyện. Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Dần dần, chỉ khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

  • Điều kiện trước tiên: Trẻ có thể kể lại câu chuyện, bắt chước những câu khó, mô tả các bức tranh, các đồ vật trẻ không nhìn thấy, nhắc lại câu nói của người khác .
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách kể chuyện để trẻ bắt chước

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tự nghĩ ra một câu chuyện, hãy gợi ý cho trẻ một chủ đề nào đó không rõ ràng (ví dụ: “Con hãy kể cho mẹ nghe câu chuyện về Mai”) hoặc bắt đầu câu chuyện bằng cách kể mẫu câu đầu tiên, sau đó dừng lại để xem trẻ kể tiếp câu chuyện hay không.

80

  •  Gợi ý bổ trợ: Cần uốn nắn, điều chỉnh cách kể chuyện qua từng buổi dạy (ví dụ: ban đầu, khen thưởng cho trẻ lại câu chuyện một câu, sau đó là hai câu, và cứ tiếp tục…). Đây là một bài rất hay để dạy cho trẻ cùng với anh em và bạn bè của trẻ.

Bài  81 – Yêu cầu giải thích khi không hiểu 

 

Các bước dạy trẻ:

Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và đưa ra một yêu cầu khó (ví dụ: bảo trẻ thực hiện một hành động mà bạn biết rõ là trẻ không thực hiện được, như: “Hãy sờ vào cái ống quyển của con”, nói nhanh một chỉ dẫn ba bước cho trẻ hoặc là yêu cầu trẻ thực hiện một việc nào đó nhưng bạn lại nói nhỏ). Gợi ý để trẻ diễn đạt là mình không hiểu và muốn được giải thích rõ hơn (ví dụ: “Con không hiểu. Mẹ hãy chỉ cách làm cho con”) hoặc : “Con không hiểu. Mẹ nói lại xem nào”, hoặc : “Con chẳng nghe thấy gì cả, mẹ nói to lên”. Khen thưởng cách thực hiện của trẻ. Dần dần khen và thưởng cho trẻ mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

  • Điều kiện trước tiên: Trẻ nói được: “Con không biết” khi nghe những câu hỏi đó, nhắc lại được lời nói của người khác.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách thực hiện cho trẻ.

81

  • Gợi ý bổ trợ: Cần nhớ dạy trẻ theo cách tự nhiên và chỉ dẫn thật đơn giản ngắn gọn để trẻ có thể thực hiện được những yêu cầu khó. Bài này dạy cho trẻ biết phân biệt khi nào cần yêu cầu giải thích rõ hơn, khi nào thì không.

 

002

 

Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:

(1)   Nếu tr tr li thc hin đúng mà không cn nhc.

(2)   Nếu tr tr li thc hin đúng do s h tr và nhc nh c cô giáo.

(3)   Nếu tr không tr li / thc hin được k c có s h tr và nhc nh ca cô giáo

Nguồn: Sưu tầm từ internet

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply