100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 16

Bài  72 – Trả lời các câu hỏi về một câu chuyện

Các bước dạy trẻ:

1. Quan sát tranh ảnh: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Cho trẻ xem một bức tranh/ ảnh về một người đang thực hiện một hành động tại một nơi nào đó (ví dụ: cho trẻ xem một bức ảnh của một người anh em đang bơi ở biển), đồng thời kể cho em nghe một câu chuyện đơn giản về nhân vật đó (ví dụ: “Ngày xưa, một hôm Bally đi bơi ở bãi biển”). Hỏi trẻ các câu hỏi về câu chuyện đó (ví dụ: “Ai đi bơi?”, “Bally đã đi đâu?”, “Bally đã làm gì ở biển?”). Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi (ví dụ: “Billy…… đến bãi biển …… anh ấy đi bơi”). Khen và thưởng cho trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần, khen thưởng cách trả lời của trẻ mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

2. Kể chuyện bằng lời: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Kể cho trẻ nghe một câu chuyện đơn giản (ví dụ: Một hôm mẹ đến cửa hàng và mua một ít kem) và hỏi trẻ một số câu hỏi về câu chuyện đó (ví dụ: “Ai đã đến cửa hàng?, mẹ đã đi đâu?, mẹ đã mua gì ở cửa hàng?” ). Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi (ví dụ: “mẹ, đến cửa hàng, mua kem”). Khen thưởng câu trả lời đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà ít  phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng mỗi khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý .

3. Đọc chuyện cho trẻ nghe: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Đọc cho trẻ nghe một câu chuyện trong cuốn chuyện đọc dành cho trẻ và hỏi một số câu hỏi về câu chuyện ấy. Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi ấy. Khen thưởng câu trả lời của trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen thưởng những câu trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

4. Kể chuyện bằng lời ở mức độ khó hơn: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ, kể cho trẻ nghe một câu chuyện dài bốn câu (ví dụ: “Một hôm có một cậu bé tên Minh đến công viên. ở đó cậu ta thấy một quả bóng màu đỏ. Cậu bé mang quả bóng đó về nhà khoe với mẹ. Sau bữa tối cậu bé chơi với quả bóng đó rồi đi ngủ”) và hỏi trẻ một số câu hỏi về câu chuyện ấy. Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi ấy. Khen thưởng câu trả lời của trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần, chỉ khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

  • Giáo cụ: Các tranh ảnh người thân trong gia đình đang làm việc ở một nơi nào đó và một số cuốn chuyện dành cho trẻ nhỏ.
  • Điều kiện trước tiên: Phân biệt được các câu hỏi về đồ vật và tranh ảnh, có khả năng nhớ lại các sự việc.

72

  • Gợi ý bổ trợ: Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài, hãy dạy từng câu hỏi cho trẻ, sau đó hỏi trẻ ngẫu nhiên từng câu hỏi hoặc giảm độ phức tạp của câu chuyện (ví dụ: “Mẹ đến cửa hàng”, “Ai đến cửa hàng?”).

Bài  73 – Trả lời các câu hỏi về một chủ đề bất kỳ 

Các bước dạy trẻ:

Ngồi trên ghế ngang bằng với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi trẻ một câu hỏi về một chủ đề bất kì (xem ví dụ bên dưới). Gợi ý trẻ trả lời từng câu hỏi đó (xem các vị dụ bên dưới). Khen thưởng câu trả lời của trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

  • Điều kiện trước tiên: Trẻ biết phân biệt câu hỏi về đồ vật, tranh ảnh, trả lời được các câu hỏi về lý do tại sao, các câu hỏi về nơi chồn và thời gian.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách làm đúng cho trẻ.

73

  • Gợi ý bổ trợ: Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài, hãy trình bày từng câu hỏi theo thứ tự nhất đình đồng thời dần dần nêu các câu hỏi đó một cách ngẫu nhiên.

 

 Bài  74 – Dạy trẻ thực hiện các yêu cầu theo chỉ dẫn 

 

Các bước dạy trẻ:

1. Dạy trẻ hỏi: Khi có thêm một người khác ngồi gần trẻ, bạn hãy chỉ dẫn cho trẻ lại gần và hỏi người đó một câu hỏi (ví dụ: “Con hãy hỏi Minh xem bạn ấy bao nhiêu tuổi?”). Gợi ý cho trẻ lại gần người đó và nêu câu hỏi (ví dụ: “Minh, cậu bao nhiêu tuổi?”). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

2. Dạy trẻ nói cho người khác nghe: Khi có thêm một người khác cùng ngồi ở gần trẻ, bạn hãy chỉ dẫn cho trẻ lại gần và nói với người đó một thông tin nào đó (ví dụ: “Con hãy nói cho Bill biết tuổi của con”). Gợi ý cho trẻ lại gần người đó và nói cho người đó biết thông tin (ví dụ: “Mình 6 tuổi”). Khen và thưởng cho trẻ đông thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen và thưởng khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý..

3. Dạy trẻ hỏi và nói một cách ngẫu nhiên: có thể chỉ dẫn cho trẻ theo phần 1 và 2. Gợi ý cho trẻ trả lời đúng câu hỏi . Khen và thưởng cho trẻ. Dần dần chỉ khen và thưởng khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả  lời đúng mà không cần gợi ý.

  • Điều kiện trước tiên: Trẻ có thể trao đổi thông tin, sử dụng được các đại từ một cách chính xác, trả lời các câu hỏi xã hội một cách đầy đủ, làm theo chỉ dẫn phức tạp từ một khoảng cách nào đó.
  • Gợi ý cách dạy: Có thể chỉ cho trẻ cách lại gần đối tượng, làm mẫu các câu hỏi hay các câu kể để trẻ nhắc lại. Có thể cho trẻ thêm thời gian để trẻ thực hiện nhiệm vụ.

74

  • Gợi ý bổ trợ: Hãy cùng cho các bạn của trẻ tham gia vào bài học này và dạy trẻ phản ứng liên quan đến hoạt động chơi của trẻ (ví dụ: “Con hãy hỏi Minh xem bạn ấy đang làm gì”, và “Hãy kể với Minh về những gì con đang làm”). Cần có thêm một người khác ngồi bên cạnh để bạn có thể làm mẫu cách thực hiện một cách đúng và nhanh nhất.

 

 Bài  75 – Dạy trẻ tìm đồ vật khi được gợi ý về nơi dấu 

 

Các bước dạy trẻ:

Đặt nhiều đồ vật khác nhau ở một số nơi xung quanh nhà (ví dụ: đặt một quả bóng xung quanh dường trong phòng ngủ, đặt một chiếc giày của trẻ dưới gầm bàn tròng phòng ăn). Sau đó bạn ngồi trên ghế ngang bằng với trẻ và yêu cầu trẻ chú ý. Bạn yêu cầu trẻ đi tìm các đồ vật đó và gợi ý cho trẻ nơi bạn giấu chúng (ví dụ: “Con hãy đi tìm chiếc giầy. Nó ở trong phòng ăn, ngay dưới gầm bàn”). Gợi ý cho trẻ để trẻ tìm thấy đồ vật đó. Khen và thưởng cho trẻ để trẻ đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ. Dần dần chỉ khen và thưởng cho trẻ khi tre làm đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng khi trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

  • Điều kiện trước tiên: Trẻ có thể tìm được đồ vật khuất tầm nhìn, xác định được phòng, làm theo cách chỉ dẫn, làm theo các chỉ dẫn về nơi chốn và các chỉ dẫn bài trước.
  • Gợi ý cách dạy: Trước hết nên gợi ý cho trẻ về nơi chốn (ví dụ: “Nó ở trong phòng ăn”) và sau đó khi đã ở trong phòng ăn rồi, hãy gợi ý thêm cho trẻ ( ví dụ : “Nó ở dưới gầm bàn”). Dần dần, đưa ra các gợi ý cho trẻ cùng một lúc.

75

  • Gợi ý bổ trợ: Hãy bắt đầu bằng những chỉ dẫn đơn giản (ví dụ: “Con hãy tìm quả bóng ở dưới gầm bàn”). Sau đó dần dần tăng độ khó của lời chỉ dẫn (ví dụ: “Con hãy tìm quả bóng. Nó ở trong phòng của con, dưới gầm dường, trong một chiếc hộp màu đỏ).

 

 Bài  76 – Dạy trẻ phân biệt khi nào nên hỏi, khi nào nên nói 

 

Các bước dạy trẻ:

Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và đưa ra một câu không rõ nghĩa (ví dụ: “Hôm qua mẹ đã đi đến một nơi để xem phim”) hoặc nói với trẻ một câu để trẻ có thể trao đổi (ví dụ: “Mẹ thích ăn khoai tây chiên”). Gợi ý cho trẻ hỏi một câu hỏi liên quan đến một câu nói trước của bạn (ví dụ: “Mẹ đã đi đâu?”) hoặc trao đổi thông tin: (ví dụ: “Con thích ăn bánh quy”). Khen và thưởng cho trẻ, nếu trẻ hỏi bạn hãy trả lời câu hỏi đó (ví dụ: “Mẹ đi đến rạp chiếu phim”), đồng thời giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần khen và thưởng cho trẻ mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

  • Điều kiện trước tiên: Trẻ có thể trao đổi các thông tin xã hội và đặt các câu hỏi khi nghe một câu nói không rõ nghĩa.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu câu hỏi hoặc câu nói không cho trẻ. Bạn có thể cho trẻ thêm thời gian bằng cách làm mẫu cách thực hiện ngay sau khi nói với trẻ  một câu nói chưa rõ nghĩa hoặc sau khi bạn đã cung cấp thông tin cho trẻ. Giảm dần gợi ý cho trẻ.

76

  • Gợi ý bổ trợ: Trên đây là các ví dụ dạy trẻ. Gợi ý cho trẻ những cách thực hiện phù hợp với khả năng của chúng. Nên nói với trẻ bằng ngữ điệu thật tự nhiên.

1027196_710121555561123

Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:

(1)   Nếu tr tr li thc hin đúng mà không cn nhc.

(2)   Nếu tr tr li thc hin đúng do s h tr và nhc nh c cô giáo.

(3)   Nếu tr không tr li / thc hin được k c có s h tr và nhc nh ca cô giáo

Nguồn: Sưu tầm từ internet

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply