
100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 14
Bài 62 – Miêu tả tranh bằng câu đầy đủ.
Các bước dạy trẻ:
Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý, cho trẻ xem một bức tranh và nói với trẻ: “Nói cho mẹ nghe về bức tranh”. Gợi ý cho trẻ tả về bức tranh đó bằng câu hoàn chỉnh (ví dụ: “Cô gái đang đọc sách”). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ và càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng, khen những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.
- Giáo cụ: Các bức tranh chỉ hành động.
- Điều kiện trước tiên: Trẻ nhận biết được đồ vật, người thân, hành động, giới tính và có khả năng nhắc lại các cụm từ.
- Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách mô tả cho trẻ:
- Gợi ý bổ trợ: Bạn có thể dùng các bức tranh ảnh về người thân trong gia đình đang làm một công việc nào đó và dạy trẻ cách mô tả các bức tranh này bằng câu đầy đủ (ví dụ: “Bố đang làm vườn”).
Bài 63 – Miêu tả các đặc tính của đồ vật
(trong và ngoài tầm quan sát)
Các bước dạy trẻ:
1. Trong tầm quan sát của trẻ: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ , đưa cho trẻ một đồ vật và nói với trẻ: “Hãy nói cho mẹ nghe về đồ vật này”. Gợi ý cho trẻ nhận biết được đồ vật và nói được ba đặc tính của đồ vật ấy ( ví dụ: “Đây là xe cứu hoả, màu đỏ- trắng, trên xe có một chú lính cứu hoả và một cái thang”). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ và càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng chỉ khen và thưởng cho trẻ những câu trả lời đúng mà không cần gợi ý.
2. Ngoài tầm quan sát của trẻ: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và nói với trẻ: “Hãy nói cho mẹ nghe về……. (bạn nêu tên một đồ vật, quả táo chẳng hạn)”. Gợi ý cho trẻ mô tả đồ vật theo đặc tính, chức năng hay chủng loại (ví dụ: “Táo màu đỏ, ăn được và là một loại quả”). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ và càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng chỉ khen thưởng những câu trả lời đúng mà không cần gợi ý.
- Giáo cụ: Đồ vật.
- Điều kiện trước tiên:
1. Trong tầm quan sát của trẻ: Nhận biết được đồ vật cũng như những đặc tính, chức năng và phân loại của nó, trẻ có thể nhắc lại các cụm từ
2. Ngoài tầm quan sát của trẻ: Mô tả các đồ vật trẻ nhìn thấy, nhận biết được chủng loại, đặc tính, chức năng của đồ vật, nhắc lại các cụm từ.
- Gợi ý cách dạy: Làm mẫu cách mô tả các đồ vật cho trẻ.
- Gợi ý bổ trợ: Điều chỉnh, uốn nắn cách trả lời của trẻ qua từng lần dạy (ví dụ: ban đầu dạy trẻ nói “Chiếc xe màu đỏ ”, lần thứ hai dạy trẻ nói “Chiếc xe màu đỏ và có bốn bánh”, lần thứ ba dạy trẻ nói “Chiếc xe màu đỏ, có bốn bánh và trên xe có một người đang lái xe”).
Bài 64 – Kể lại sự việc đã xảy ra trong quá khứ
(kể lại ngay hoặc sau một khoảng thời gian)
Các bước dạy trẻ:
1. Kể lại sự việc vừa xảy ra: Gợi ý cho trẻ đến một nơi cụ thể nào đó và thực hiện một hành động (ví dụ: “Con hãy vào nhà tắm và rửa tay”). Đi theo trẻ vào trong đó. Sau đó quay trở lại phòng học và hỏi trẻ các câu hỏi về sự việc vừa xảy ra (ví dụ: “Con đã đi đâu?”, “Con đã làm gì?”, “Con đã nhìn thấy ai?”). Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi (ví dụ: “Con vào phòng tắm”, “Con rửa tay”, “Con nhìn thấy bố ”). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ và càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng chỉ khen và thưởng những câu trả lời đúng mà không cần gợi ý.
2. Kể lại sự việc đã xảy ra được một lúc: Đề nghị trẻ đến một nơi cụ thể nào đó và thực hiện một hành động (ví dụ: “Chúng ta hãy cùng vào trong nhà bếp để ăn một chút bánh quy và uống sữa”). Sau đó quay trở lại phòng học và tham gia chơi trò chơi (ví dụ: “chơi đố vui”), sau khi chơi song hãy hỏi trẻ về việc mà trẻ đã làm trước đó (ví dụ: “Trước khi chơi trò chơi, chúng ta đã đi đâu?”, “Chúng ta đã làm gì trong bếp? ”, “Ai cũng ở trong bếp?”). Gợi ý cho trẻ trả lời từng câu hỏi (ví dụ: “Chúng ta vào nhà bếp ”, “Chúng ta ăn bánh qui và uống sữa”, “Minh cũng ở trong bếp”). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ và càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
- Điều kiện trước tiên:
1. Trẻ nhận biết được các phòng, các hành động và sử dụng đúng thì của động từ.
2. Trẻ nhớ lại các sự kiện mà không mất nhiều thời gian. Kể lại một câu chuyên và mô tả những đồ vật không nhìn thấy.
- Gợi ý cách dạy: Làm mẫu các câu trả lời cho trẻ.
- Gợi ý bổ trợ: Cuối cùng, bằng lời nói gợi ý cho trẻ nơi trẻ sẽ đến và có thể cầm tay hướng dẫn cho trẻ tham gia vào hoạt động (ví dụ: đưa trẻ vào trong phòng tắm, hướng dẫn trẻ rửa tay, trở lại phòng học và hỏi trẻ về hoạt động đó). Nên khuyến khích tổ chức các hoạt động, trò chơi vui nhộn để trẻ dễ nhớ lại (ví dụ: cho trẻ chạy vào phòng ngủ và nhảy lên giường). Nên yêu cầu trẻ kể lại các thông tin trong các tình huống tự nhiên trong ngày (ví dụ: khi vừa đi chơi công viên về, hãy hỏi trẻ: “Chúng ta đã đi đâu ? ”, “Chúng ta đã làm gì trong công viên?”, “Con đã nhìn thấy ai trong công viên?”). Nếu trẻ gặp khó khăn trong bài này, hãy dạy trẻ từng câu một (ví dụ: ban đầu dạy trẻ câu hỏi “Con đã đi đâu?”, sau một thời gian dạy trẻ câu hỏi “Con đã làm gì ?”, sau đó một thời gian hỏi trẻ cả hai câu hỏi: “Con đã đi đâu?” và “Con đã làm gì ?”). Có thể tăng số câu hỏi khi con bạn tiến đã bộ.
Bài 65 – Trả lời các câu hỏi về nơi chốn
Các bước dạy trẻ:
Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi trẻ một câu hỏi về nơi chốn / vị trí (ví dụ: “Con thấy cái tủ lạnh ở đâu?”). Gợi ý cho trẻ trả lời câu hỏi đó (ví dụ: “Ở trong bếp”). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những câu trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
- Giáo cụ: MEER 2 (xem danh mục nguồn).
- Điều kiện trước tiên: Trẻ biết được các giới từ, phong cảnh, các chức năng của đồ vật.
- Gợi ý cách dạy: Làm mẫu câu trả lời cho trẻ.
- Gợi ý bổ trợ: Sử dụng các tranh nơi chốn để gợi ý.
Bài 66 – Chức năng của các phòng
Các bước dạy trẻ:
1. Nhận biết phòng theo chức năng: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi: “Con thường …… ( ngủ) ở phòng nào?”. Gợi ý cho trẻ trả lời tên phòng (ví dụ: “Phòng ngủ”). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
2. Nhận biết chức năng của phòng: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi trẻ: “Con thường làm gì trong …… (nhà bếp)?”. Gợi ý cho trẻ trả lời câu hỏi (ví dụ: “Con nấu ăn”). Khen thưởng câu trả lời của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Dần dần khen và thưởng cho trẻ khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
- Điều kiện trước tiên: Trẻ nhận biết được các phòng, chức năng của đồ vật, hành động.
- Gợi ý cách dạy: Làm mẫu câu trả lời chuẩn cho trẻ.
- Gợi ý bổ trợ: Sử dụng tranh ảnh các phòng để gợi ý cho cách thực hiện tốt nhất.
Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:
(1) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
(2) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
(3) Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo
Nguồn: Sưu tầm từ internet