
100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 11
Bài 47 – Trả lời các câu hỏi về đồ vật và tranh ảnh
Các bước dạy trẻ:
1. Với đồ vật: Bạn ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Cho trẻ xem một số đồ vật và hỏi trẻ về một số đồ vật đó (xem ví dụ trong bảng). Gợi ý cho trẻ trả lời các câu hỏi (xem ví dụ trong bảng). Khen và thưởng cho trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần khen và thưởng cho trẻ mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng chỉ khen và thưởng cho trẻ những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.
2. Với tranh ảnh: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Cho trẻ xem một bức ảnh của một người thân đang làm việc tại một địa điểm cụ thể nào đó (ví dụ: bố đang nấu ăn ở trong bếp). Hãy hỏi trẻ về bức ảnh đó (xem ví dụ trong bảng). Gợi ý cho trẻ trả lời câu hỏi. Khen và thưởng cho trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng cho trẻ những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý. Dạy trẻ những câu hỏi phân biệt về một đồ vật hoặc một bức tranh riêng lẻ. Lúc đầu dạy trẻ phân biệt hai câu hỏi về cùng một đồ vật hoặc một bức tranh, sau đó đồng thời với mỗi bức tranh đặt thêm một câu hỏi .
- Giáo cụ: Đồ vật và một số bức ảnh người trong gia đình đang làm việc tại một địa điểm nào đó.
- Điều kiện trước tiên:
(1) Đồ vật: Xác định đồ vật, màu sắc, chức năng, chủng loại và vị trí của đồ vật.
(2) Tranh ảnh: Nhận biết người thân trong gia đình, các hoạt động, nơi chốn, cảm xúc.
- Gợi ý cách dạy: Trả lời mẫu cho trẻ.
- Gợi ý bổ trợ: Nếu con bạn gặp khó khăn trong khi học bài này, hãy cố gắng sắp xếp câu hỏi theo thứ tự đặt sẵn và sau đó dần dần hỏi trẻ một cách ngẫu nhiên. Lưu ý là con bạn không nhất thiết phải đáp ứng đủ các điều kiện ở trên để có thể trả lời nhiều câu hỏi về đồ vật hay tranh ảnh (ví dụ: Nếu con bạn đã biết tên đồ vật và màu sắc, hãy dạy con bạn trả lời các câu hỏi : “Cái gì đây?” và “Cái đó màu gì?”).
Bài 48 – Trả lời Có/Không (với đồ vật)
Các bước dạy trẻ:
1. Trả lời “có”: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Cho trẻ xem một đồ vật và hỏi “Đây có phải là …… (tên đồ vật) hay không” (ví dụ: “Đây có phải là chiếc xe hơi không?”). Gợi ý cho trẻ trả lời “Có”. Khen và thưởng câu trả lời của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần khen và thưởng cho trẻ những lần trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
2. Trả lời “không”: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý cho trẻ xem một đồ vật và hỏi trẻ “Đây có phải là …… (tên đồ vật khác) hay không ?” (“Đây có phải quả táo không?”). Hướng dẫn cho trẻ trả lời “Không, đó là …… (tên một đồ vật khác)”, (ví dụ: “Không. Đó là chiếc ô tô”). Khen và thưởng cho trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng những lần trẻ làm đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
3. Trả lời ngẫu nhiên “có” và “không”: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ xem một đồ vật và hỏi trẻ “Đây có phải là…… (tên một đồ vật khác) hay không?” hoặc “Đây có phải là …… (tên đồ vật đó) hay không?”. Gợi ý trẻ trả lời “có” hoặc “Không, đó là ……”. Khen và thưởng cho trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng cho trẻ những khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
- Giáo cụ: Đồ vật
- Điều kiện trước tiên: Trả lời “có”/ “không” với những đồ vật mà trẻ thích hoặc không thích, nhận biết (dán nhãn) đồ vật, bắt chước lại lời nói, nhận biết được những đồ vật giống và khác nhau.
- Gợi ý cách dạy: Trả lời mẫu cho trẻ.
- Gợi ý bổ trợ: Cuối cùng hãy dạy con cách trả lời “có” hoặc “không” với câu hỏi về hành động (ví dụ: “Cô gái này đang vỗ tay phải không?”) và những câu hỏi mang kiến thức chung (ví dụ: “Vào mùa hè có tuyết không?”).
Bài 49 – Chức năng của các bộ phận cơ thể
Các bước dạy trẻ:
1. Biết tên bộ phận cơ thể theo chức năng: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi “Con …… (một chức năng nào đó, ví dụ: ăn) bằng gì?”. Gợi ý cho trẻ chỉ đúng và nói tên bộ phận cơ thể. Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
2. Nhận biết chức năng các bộ phận cơ thể: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi: “Con thường làm gì với …… (với tên bộ phận nào đó, ví dụ : tay) của mình ?”. Hướng dẫn trẻ nói được chức năng của bộ phận đó. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
- Điều kiện trước tiên: Xác định và nói được tên các bộ phận của cơ thể, nhận biết đồ vật qua chức năng của chúng.
- Gợi ý cách dạy: Trả lời mẫu cho trẻ.
- Gợi ý bổ trợ: Gần đây bạn đã đánh giá và khen thưởng sự tiến bộ của con bạn chưa? Có thể đã đến lúc cần có sự khen thưởng mới mẻ và thú vị hơn.
Bài 50 – Nhận biết cảm xúc
Các bước dạy trẻ:
1. Nhận biết cảm xúc qua tranh ảnh: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý, giơ ra trước mặt trẻ một bức ảnh một người đang biểu hiện cảm xúc và hỏi: “Cô ấy/ anh ấy đang cảm thấy như thế nào?”. Gợi ý cho trẻ nói được cảm xúc của người đó. Khen và thưởng câu trả lời của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần khen và thưởng cho trẻ mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lơi đúng mà không cần gợi ý.
2. Nhận biết cảm xúc qua người khác: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và hỏi “Mẹ đang cảm thấy như thế nào?”. Gợi ý cho trẻ nói được cảm xúc và khen thưởng cho trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng những lần trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng , chỉ khen và thưởng cho trẻ những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.
3. Tự nhận biết cảm xúc bản thân: Trong một ngữ cảnh cụ thể, khi mà trẻ đang biểu hiện cảm xúc (ví dụ: khi mà trẻ đang cười, hoặc đang khóc vì đau): “Con cảm thấy như thế nào?”. Gợi ý cho trẻ nói được cảm xúc và khen và thưởng cho trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng mỗi khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ những khi trẻ trả lời đúng mà không cần phải gợi ý.
- Giáo cụ: Các tranh ảnh người đang biểu hiện cảm xúc, hoặc các thẻ biểu thị cảm xúc.
- Điều kiện trước tiên: Xác định được cảm xúc trong ảnh, đồ vật, hành động và người thân.
- Gợi ý cách dạy: Làm mẫu nhận biết cảm xúc để trẻ theo dõi.
Gợi ý bổ trợ: Sử dụng các tranh ảnh biểu hiện cảm xúc trong những tình huống tương đương (ví dụ: Cảm xúc vui – bức ảnh một cậu bé đang cười vì được tặng quà).
Bài 51 – Tập hợp và gọi tên đồ vật theo từng loại
Các bước dạy trẻ:
1. Biết phân loại đồ vật: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Đưa cho trẻ xem một đồ vật loại bất kỳ và yêu cầu trẻ gọi tên được bức tranh ấy (ví dụ: “Cái gì đây?”, “Con mèo”). Bạn tiếp tục hỏi trẻ “… (tên của đồ vật đó, ví dụ: mèo) thuộc loại gì?”. Gợi ý cho trẻ trả lời đúng chủng loại của vật đó (ví dụ: “Mèo là động vật”). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ trả lời đúng mà ít gợi ý nhất. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng cho trẻ nhưng khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý .
2. Gọi tên đồ vật theo chủng loại:
(a). Trong tầm nhìn của trẻ: Đặt lên bàn ngay trước mặt trẻ những thẻ biểu thị loại đồ vật. Hãy nói với trẻ: “Con hãy nói tên …… (một loại đồ vật nào đó, ví dụ: thức ăn)”. Gợi ý cho trẻ gọi tên đúng đồ vật thuộc loại đó (ví dụ: bánh nhân thịt). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng chỉ khen và thưởng những khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý .
(b). Ngoài tầm nhìn của trẻ: Ngồi trên ghế ngang bằng với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và nói: “Con hãy nói tên …… (một loại đồ vật nào đó , ví dụ: động vật)”. Gợi ý cho trẻ gọi đúng tên đồ vật thuộc loại đó (ví dụ: con hổ). Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng cho trẻ với những lần phải gợi ý thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen và thưởng cho trẻ những khi trẻ thực hiện đúng mà không cần nhắc .
- Giáo cụ: Các thẻ phân loại đồ vật (xem danh mục nguồn).
- Điều kiện trước tiên: Trẻ phân biệt được đồ vật, màu sắc, các con số, chữ cái, hình dạng và biết đối chiếu các loại đồ vật.
- Gợi ý cách dạy: Trả lời mẫu cho trẻ.
- Gợi ý bổ trợ: Xem xét việc đồng thời dạy con bạn đánh dấu các loại đồ vật và dạy bước 1 (ví dụ: hỏi trẻ “Con gì đây?” trẻ trả lời “Con mèo”; “Con mèo thuộc loại gì?”; trẻ trả lời “Mèo là động vật”; “Con giỏi lắm. Hãy chọn tranh con mèo”).
Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:
(1) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
(2) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
(3) Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo
Nguồn: Sưu tầm từ internet