100 bài can thiệp hành vi của Catherine Maurice với trẻ khuyết tật – Phần 10

Bài 42 – Phân loại 

(sắp xếp, nhận biết và nói tên)

Các bước dạy trẻ:

(1). Sắp xếp: Để tranh của những đồ vật theo những loại hạng riêng biệt lên bàn trước mặt trẻ. Cầm lên 1 tranh đồ vật từ những loại hạng ở trên bàn và bảo trẻ “Con hãy xếp theo đúng loại”. Hướng dẫn trẻ để đúng tranh vào cột phân loại của nó.

(2). Nhận biết: Để tranh của những đồ vật theo những loại hạng riêng biệt lên bàn trước mặt trẻ. Bảo trẻ “Con hãy chỉ vào…… (loại đồ vật – ví dụ: thức ăn)”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng loại của nó.

(3). Nói tên: Để cột phân loại đồ vật lên bàn trước mặt trẻ. Chỉ vào một trong những cột đó và hỏi trẻ “Đây là những cái gì?”. Hướng dẫn trẻ chỉ đúng loại đồ vật. Khen và thưởng cho trẻ .

Trong mỗi bước 1, 2 và 3: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Giáo cụ: Tranh/ ảnh, đồ vật theo phân loại.
  • Điều kiện trước tiên: Nói được tên đồ vật, màu sắc, chữ số, chữ cái, hình dạng, và sắp xếp những vật không giống nhau.
  • Gợi ý cách dạy:

(1-2). Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ đặt tranh đồ vật vào đúng cột phân loại của nó.

(3). Làm mẫu nói tên các loại đồ vật.

42

  • Gợi ý bổ trợ: Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc sắp xếp tranh theo phân loại, cố gắng sử dụng các đồ vật có 3 kích thước. (Đồ vật có 3 kích thước = đồ vật hình khối, bao gồm chiều dọc, chiều ngang và chiều sâu).

Bài 43 – Đại từ sở hữu

(của tôi và của bạn/ của con và của cô)

 

Các bước dạy trẻ:

(1). Nhận biết đại từ: Ngồi ngang với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Sờ/ chạm tay vào…… (bộ phận cơ thể hoặc quần áo) (của cô/ của con)” (ví dụ “Con hãy sờ vào áo của cô”). Hướng dẫn trẻ sờ đúng vào tay và đúng bộ phận cơ thể hoặc quần áo và khen thưởng việc làm của trẻ.

(2). Nói tên đại từ  – của cô / của con: Ngồi ngang với trẻ. Tạo sự tập trung chu ý và chỉ vào một bộ phận cơ thể (hoặc quần áo) của trẻ hoặc của bạn. Hỏi trẻ, ví dụ “Cái áo này là của ai?”. Hướng dẫn trẻ nói được tên đại từ  sở hữu và tên bộ phận cơ thể/ quần áo (ví dụ:  áo của cô). Khen và thưởng cho trẻ.

Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc làm theo các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Điều kiện trước tiên:

(1). Nhận biết được bộ phận cơ thể hoặc quần áo, người thân, vật sở hữu ( bài 15), và làm theo chỉ dẫn hai bước một.

(2). Nói được tên bộ phận cơ thể hoặc quần áo, người thân hoặc vật sở hữu

  • Gợi ý cách dạy:

(1). Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào đúng bộ phận cơ thể hoặc quần áo.

(2). Làm mẫu câu trả lời đúng.

43

 

  • Gợi ý bổ trợ: Khi trẻ học cách nhận biết đại từ sở hữu, dạy chậm lại trong một vài tuần trước khi dạy trẻ nói tên đại từ sở hữu đó. Cách dạy này có thể giúp cho trẻ giảm bớt sự nhầm lẫn.

 

Bài  44 – Giới từ 

(dễ nhớ và có ý nghĩa)

 

Các bước dạy trẻ:

(1). Dễ nhớ: Ngồi lên ghế ngang với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và đưa một đồ vật cho trẻ. Bảo trẻ “Con để cái này …… (giới từ) …… ( vị trí )”, ví dụ: “Con để cái này lên trên bàn”. Hướng dẫn trẻ để đồ vật vào đúng vị trí và khen thưởng việc làm đó của trẻ.

(2). Có ý nghĩa: Để 1 đồ vật ở một vị trí xác định nào đó cho trẻ nhìn thấy. Hỏi trẻ. Ví dụ “Cái cốc ở đâu?” (cái cốc là đồ vật mà trẻ vừa để lên bàn). Hướng dẫn trẻ nói được vị trí của đồ vật đó (“Nó ở trên bàn”). Khen và thưởng cho trẻ . Dần dần giảm gợi ý cho trẻ và khen thưởng cho trẻ những khi trẻ thực hiện đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.

  • Giáo cụ: Đồ vật và tranh ảnh mô tả giới từ .
  • Điều kiện trước tiên:

(1). Làm theo chỉ dẫn 2 bước một và nhận biết đồ vật thuộc môi trường xung quanh .

(2). Nói được tên đồ vật thuộc môi trường xung quanh và căn phòng; nhắc  lại các cụm từ.

  • Gợi ý cách dạy trẻ :

Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ để đồ vật vào đúng vị trí. Nói mẫu câu trả lời cho bước 2.

44

  • Gợi ý bổ trợ: Nếu con bạn nói được, dạy cách trả lời ở bước 2 trong khi đang dạy cách trả lời ở bước 1 (ví dụ: khi trẻ để cái cốc lên trên bàn (để vào vị trí mà bạn yêu cầu), đưa ra câu hỏi thứ 2, “Cái cốc này ở đâu?” và khen và thưởng cho trẻ). Dùng phương pháp dạy một cách ngẫu nhiên. Ví dụ: Để những vật vào vị trí xác định. Khi trẻ đòi lấy một trong những vật đó, hỏi trẻ ví dụ: “Cái kẹo này ở đâu?” (cái kẹo là vật mà trẻ thích). Hướng dẫn trẻ nói tên vị trí của vật rồi đưa vật đó cho trẻ. Dạy trẻ đặt chính bản thân trẻ vào một vị trí xác định (ví dụ: “Con hãy bò xuống dưới gầm bàn”), hỏi trẻ “Con đang ở đâu?”. Hệ thống hoá câu trả lời của trẻ đối với những bức tranh miêu tả giới từ .

Bài  45 – Các thẻ  tranh

(xếp theo đúng thứ tự và mô tả)

 

Các bước dạy trẻ :

– Xếp theo đúng thứ tự: Đưa cho trẻ một bộ thẻ tranh và yêu cầu “Con hãy xếp các thẻ này theo đúng thứ tự”. Hướng dẫn trẻ xếp các thẻ trên theo đúng thứ tự từ trái sang phải. Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần khen và thưởng cho trẻ mà ít gợi ý nhất. Cuối cùng khen và thưởng cho trẻ những cách làm mà không cần gợi ý.

– Mô tả các thẻ tranh: Đưa cho trẻ một bộ thẻ tranh và yêu cầu trẻ xếp các thẻ đó theo thứ tự. Khi trẻ đã xếp đúng thứ tự các thẻ trên bàn, bạn hãy nói với trẻ “Con hãy nói cho mẹ biết về các hình in trên các thẻ tranh này”. Gợi ý cho trẻ chỉ vào từng hình và mô tả chúng từ trái qua phải ( ví dụ: “cô gái đang rót nước, cô ấy đang uống nước, cô ấy đang để chiếc cốc vào trong chậu”). Khen và thưởng cho trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng mỗi khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng, khen thưởng cho trẻ những câu trả lời đúng mà không cần gợi ý .

  • Giáo cụ: Một bộ thẻ tranh.
  • Điều kiện trước tiên: Mô tả các bức hình bằng các câu đầy đủ.
  • Gợi ý cách dạy: Gợi ý cho trẻ xếp các thẻ tranh đó theo đúng thứ tự hoặc làm mẫu cách thực hiện cho trẻ.

45

 

 

  • Gợi ý bổ trợ: Nếu con bạn có thể nói được thì khi đang dạy thực hiện yêu cầu thứ nhất, hãy dạy trẻ yêu cầu thứ hai (ví dụ: sau khi bạn hướng dẫn con bạn xếp bài theo thứ tự, hãy yêu cầu trẻ mô tả từng hình một). Bắt đầu làm với chuỗi hai lá bài và tiến dần tới chuỗi năm lá bài. Hãy sử dụng các tình huống mà con bạn đã có kinh nghiệm (ví dụ: leo cầu trượt, ngồi trên cầu trượt, trượt xuống…). Hãy chụp ảnh con bạn trong chuỗi hoạt động và sử dụng chúng để dạy cho trẻ.

 

Bài  46 – Nhận  biết và diễn đạt về giới tính 

 

Các bước dạy trẻ:

(1). Nhận biết về giới: Đặt một hoặc một số tranh ảnh con trai hay con gái lên bàn ngay trước mặt trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và nói: “Con hãy chỉ cho mẹ …” (ví dụ: cô gái). Hướng dẫn trẻ chỉ đúng các bức tranh ảnh và khen thưởng lại cách thức thực hiện của trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần khen và thưởng cho trẻ mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng khen và thưởng cho trẻ những cách trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

(2). Nêu đúng tên giới: Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý, đưa ra một bức tranh, ảnh và hỏi trẻ “Đây là cái gì?”. Hướng dẫn trẻ gọi đúng giới tính (ví dụ: đó là con trai). Khen và thưởng cho trẻ. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần chỉ khen và thưởng cho trẻ những khi trẻ trả lời đúng mà ít phải gợi ý nhất. Cuối cùng khen và thưởng lại  cho trẻ những câu trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý.

  • Giáo cụ: Các tranh ảnh nam hay nữ.
  • Điều kiện trước tiên:

(1) Nhận biết các bức tranh ảnh và những người có đặc điểm giống.

(2) Nhận biết giới tính, gọi tên các bức tranh ảnh những người thân trong gia đình.

  • Gợi ý cách dạy:

(1) Có thể cầm tay trẻ để hướng dẫn trẻ đi đúng hình. Gợi ý về vị trí bằng cách đặt các tranh ảnh bạn đang hỏi lại gần con bạn hơn.

(2) Làm mẫu việc dán nhãn cho giới tính để quan sát.

46

 

 

  • Gợi ý bổ trợ: Hãy dùng các tranh, ảnh miêu tả về giới trong tạp chí. Các tranh, ảnh đó phải rõ ràng, dễ hiểu đối với trẻ. Cuối cùng hãy dạy con bạn xác định giới của người thân trong gia đình (ví dụ: “Bố là đàn ông hay đàn bà?” hoặc “Con là nam hay nữ?”).

untitled

 

Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:

(1)   Nếu tr tr li thc hin đúng mà không cn nhc.

(2)   Nếu tr tr li thc hin đúng do s h tr và nhc nh c cô giáo.

(3)   Nếu tr không tr li / thc hin được k c có s h tr và nhc nh ca cô giáo

Nguồn: Sưu tầm từ internet

Print Friendly, PDF & Email

Leave a Reply